Tại sao có hiện tượng chuyển giới?

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu về các người chuyển giới, các vấn đề mà người chuyển giới tại việt nam đang gặp phải và các khuyến nghị về xã hội và pháp lý (Trang 91)

III. nhỮng thách thỨc cỦA ngưỜIchUYỂn gIỚ

2. Tại sao có hiện tượng chuyển giới?

Cho đến giờ vẫn còn nhiều tranh cãi về các nhân tố liên quan đến hành vi chuyển giới/xuyên giới. Có hai trường phái đối ngược chính, một nhấn mạnh yếu tố ‘nature’ [thiên bẩm], và một thì cho là yếu tố ‘nurture’ [nuôi dưỡng]. Ngoài ra rất nhiều nhà nghiên cứu tìm lời giải đáp trong sự kết hợp cả hai yếu tố bẩm sinh và kiến tạo.

Đối với những người nhấn mạnh yếu tố thiên bẩm [nature], không chỉ nói đến sự đa dạng nhiễm sắc thể như là XXY hay đơn thể Y hay các yếu tố khác mà còn xem cả sự ảnh hưởng của hóc- môn và các nhân tố khác đến bào thai. Điều này có thể do vô số nhân tố bao gồm hội chứng thượng thận-sinh dục vốn sản

sinh hiện tượng ‘pseudo hermaphroditism’ [giả ái nam ái nữ] và các đặc điểm tình dục nam có mức độ khác nhau ở các bé gái (Bullough 2000:4-6).

Đối với những người nhấn mạnh yếu tố Kiến tạo, yếu tố xã hội được nhấn mạnh. John Money (1973) khai triển khái niệm bản dạng/căn tính giới [gender identity], theo đó ông muốn hàm chỉ toàn bộ quan niệm của cá nhân về giới tính của chính người đó, bao gồm một căn tính cá nhân cơ bản như là nam hoặc nữ, trai hoặc gái. Ông cũng cho rằng thuật ngữ có thể sử dụng để đưa ra các đánh giá bản thân về mức độ cá nhân hợp với các chuẩn xã hội về tính nam và tính nữ. Giới theo cách đánh giá của người khác thì ông gọi là vai trò giới [gender role]. Hai khái niệm bện chặt với nhau vì rằng hầu hết mọi người thể hiện quan niệm của chính họ thông qua trang phục, hành vi và các hoạt động. Y phục và trang điểm cơ thể là các biểu tượng giới (tính) chính và chúng giúp người ta có thể định dạng ngay giới tính của người khác. Mọi người hầu hết thường ‘chồng khít’ về giới, theo cái nghĩa bản dạng giới và vai trò giới của họ cũng như tất cả các biểu hiện tượng trưng giới của họ ăn khớp nhau và họ không có khuynh hướng tình dục chuyển giới. Thế nhưng có một số ít không theo lối thường, khoảng chừng 10 đến 15% dân số, tùy thuộc cách người ta định nghĩa thế nào là ‘bất tuân khuôn mẫu giới’ [non-normative gender]. Theo đó nam và nữ phải và nên thể hiện ham muốn tình dục hợp lẽ và các đặc tính giới hợp lẽ với giới tính của họ vì rằng bản chất sinh học hay trời cho đã tạo nên thế rồi. Giả định này nếu tìm hiểu kỹ hơn thì có thể thấy là không có giá trị cả trong quá khứ lẫn hiện nay. Đơn thuần coi những người không khớp với các hộp giới tính nam và nữ là những người bất tuân ngụ ý rằng họ vi phạm chuẩn xã hội. Nói cách khác, các cá nhân này không hoàn toàn khít vào nhóm nam hay nữ, hay hành vi của họ không hoàn toàn hợp với các quy định và mong đợi về giới tính của họ trong xã hội mà họ đang sống.

Xem xét tất cả các yếu tố sẵn có và kiến tạo, Bonnie Bullough (1993) phát triển một lý thuyết về sự định hình bản dạng giới và ưa chuộng tình dục. Bà cho rằng có rất nhiều nhân tố liên quan từ gen di truyền đến sự xã hội hóa. Sự phát triển hóc-môn thai kỳ— mà hẳn là ghi dấu khó phai cho các dây thần kinh đến mức kiểu

thức tạo ra căn tính xuyên giới tiếp tục cả sau khi sinh—kích thích bẩm chất di truyền (Bullough and Bullough 1993). Thậm chí nếu không có bẩm chất di truyền, các hóc-môn thai kỳ như trên chỉ ra có thể đánh dấu nhiều đường dây thần kinh. Lý thuyết này cho rằng có những đứa trẻ sinh ra với bản dạng giới hướng đến phía bên kia của chuỗi giới với các mức độ khác nhau. Những đứa trẻ này không sinh ra với một bản dạng đặc thù là đồng tính, ăn vận cải giới, hay chuyển đổi giới tính, nhưng các kiểu thức này được định dạng thông qua xã hội hóa khi chúng lớn lên. Tuy nhiên quá trình xã hội hóa có tác động khác biệt đến trẻ có xu hướng vượt giới hơn là những trẻ thuộc một nhóm đâu đó trên chuỗi giới. Cách giải thích này nhìn nhận nhân tố sinh học nhưng cũng đồng thời nhận ra tầm quan trọng của các biên văn hóa, xã hội học và tâm lý học và những điều này thường không dễ đoán định.

Với sự lớn mạnh của phân tâm học nửa đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu về hiện tượng chuyển giới chủ yếu là các nhà liệu pháp tâm lý và đều mong muốn tìm cách chữa trị cho ai bị loạn giới tính [gender dysphoria]. Có lẽ người tầm cỡ nhất trong số các nhà phân tâm nghiên cứu phát triển một lý thuyết về chuyển giới là Wilhelm Stekel (1930, xem Bullough 2000). Ông đưa ra thuật ngữ ‘paraphilia’ [loạn dục] để miêu tả điều mà những người khác chỉ đơn thuần coi như lệch lạc. Một phần trong cuốn sách của ông bàn về ăn vận cải giới luận đã phân biệt hiện tượng này và thuyết bái vật [fetishism]. Theo quan điểm của ông, ăn vận cải giới là dạng thức cưỡng bức đặc biệt trong đó khao khát của bệnh nhân về bộ phận sinh dục của người khác giới được thể hiện vào trang phục, tạo ra ý niệm người nữ có dương vật [phallic female]. Thậm chí các nhà phân tâm có xu hướng giải thích hành vi chuyển giới hoặc là một dạng đồng tính, hoặc một biến chuyển từ đồng tính do một số sự kiện trong thời thơ ấu tạo ra nỗi lo bị thiến. Theo đó, hành vi ăn vận giả trang khác giới tiếp tục được coi như nỗ lực nhằm vượt lên nỗi sợ bị thiến bằng cách tạo ra và định dạng với người phụ nữ (có) dương vật (Bullough 2000).

Gần với các lý giải phân tâm học, một số nhà nghiên cứu (Saks 1998) quan sát và khai triển hiện tượng chuyển giới/xuyên giới và sự rối loạn bản sắc phân ly (Dissociative Identity Disorder). Theo đó nếu một người có tiền sử bị lạm dụng tình dục, và nếu việc lạm

dụng diễn ra nghiêm trọng lúc nhỏ tuổi, sự phân ly có thể được sử dụng như là một cơ chế phòng vệ để đối phó với sự xâm hại cảm xúc quá mức đó. Thế nhưng, hầu như các khái niệm chuẩn theo trường phái Freud chiếm lĩnh khắp tài liệu nghiên cứu trong một thời gian dài. Thậm chí sau khi đồng tính được loại khỏi danh sách rối loạn tâm thần trong Diagnostic and Statistical Manual, hiện tượng ăn vận cải giới vẫn tiếp tục bị ghép vào, phần vì các

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu về các người chuyển giới, các vấn đề mà người chuyển giới tại việt nam đang gặp phải và các khuyến nghị về xã hội và pháp lý (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)