2.3.5.1. Bước 1: BN được nhập viện khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng bệnh cụ thể trước điều trị theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.3.5.2. Bước 2: Quy trình điều trị 131I [3[, [17]. - Chuẩn bị bệnh nhân:
+ BN phải được giải thích hướng dẫn về các bước của quá trình điều trị, các quy định về vệ sinh an toàn bức xạ.
+ Nhịn ăn trước và sau uống thuốc 131I 4 giờ.
+ Dùng các thuốc chống nôn, chống dị ứng hoặc một số thuốc hỗ trợ như ức chế β giao cảm (Propranolol) nếu nhịp tim nhanh > 100ck/ph, dùng thêm an thần (seduxen) cho những trường hợp kích thích hay mất ngủ.
+ Dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp cho những trường hợp còn nhiễm độc giáp nặng từ 48 giờ sau điều trị đến một tháng.
- Xác định liều điều trị tương ứng chính xác cho từng BN:
+ Xác định liều điều trị theo hoạt độ phóng xạ cho 1gram nhu mô tuyến giáp theo công thức Rubelfeld:
C V
D = --- x 100 T24
Trong đó:
D là tổng liều 131I tính bằng mCi.
V là thể tích tuyến giáp tính bằng ml hoặc gram.
T24 là độ tập trung 131I tại tuyến giáp giờ thứ 24 (%) đo trước khi điều trị. C là liều 131I cho 1g trọng lượng tuyến giáp với khoảng liều lựa chọn từ 70 đến 170µCi/1gram.
Tùy theo giá trị của V và T24 để điều chỉnh liều C cho phù hợp.
+ Chế phẩm: Dung dịch Na 131I được sản xuất tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Ảnh 2.3. Dung dịch Na 131
I
- BN nhận liều 131I bằng đường uống.
- Theo dõi sau điều trị: Sau khi uống 131I bệnh nhân được theo dõi 3 - 5 ngày tại khoa điều trị. Xác định và sử lý các tác dụng không mong muốn (nếu có) và bảo đảm an toàn phóng xạ cho môi trường.
2.3.5.3. Đánh giá sau điều trị
BN được hẹn tái khám sau 3 tháng điều trị.
- Hỏi bệnh và khám lâm sàng phát hiện các triệu chứng liên quan đến biểu hiện nhiễm độc giáp, nhược giáp theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Làm các xét nghiêm và siêu âm TG theo chỉ tiêu nghiên cứu.