Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của BN Basedow trước và sau

Một phần của tài liệu Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân Basedow điều trị bằng 131I tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 67)

điều trị

Bệnh nhân Basedow giai đoạn nhiễm độc hormon TG thường có các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng và phong phú. Các triệu chứng lâm sàng thể hiện những rối loạn chuyển hóa điều hòa thân nhiệt, rối loạn tình trạng tinh thần - thần kinh - cơ, rối loạn chức năng tim mạch. Có thể nói rất nhiều cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng chức năng liên quan đến tăng nồng độ hormon TG. Chính vì vậy nhiều tác giả cho rằng Basedow là bệnh lý của TG song lại biểu hiện toàn thân và mang tính hệ thống [2], [13]. Những triệu chứng lâm sàng kinh điển gặp với tỉ lệ cao (> 69% các trường hợp) bao gồm mệt mỏi, sút cân > 10% kg thể trọng, cảm giác nóng bức, hồi hộp đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi, khát uống nhiều, run tay đầu ngón biên độ nhỏ, có thể chính các đối tượng nghiên cứu là những người có độ tuổi phù hợp với tuổi hay gặp, do đó có số lượng các triệu chứng lâm sàng phong phú.

Sau điều trị các triệu chứng đã giảm xuống rõ rệt so với trước khi điều trị. Một số trường hợp còn tồn tại các triệu chứng cơ năng thường gặp ở BN Basedow chủ yếu tập trung ở nhóm BN chưa ổn định. Đã xuất hiện thêm một số triệu chứng cơ năng (đi ngoài phân lỏng, da khô, ăn ít, tăng cân, sợ lạnh) ở nhóm BN nhược giáp sau điều trị.

Hồi hộp đánh trống ngực liên quan chặt chẽ với tăng tần số tim nói riêng và tình trạng tăng động nói chung. Nhịp tim nhanh gặp ở hầu hết các BN (85,8%), kết quả nghiên cứu phù hợp với quan sát của một số tác giả [2], [9], [19]. Thái Hồng Quang cho thấy 90% BN Basedow có nhịp tim nhanh. Do đã loại trừ rối loạn nhịp tim trong đó có rung nhĩ khi lựa chọn đối tượng nghiên cứu, do vậy tất cả các BN nghiên cứu đều có nhịp xoang. Tăng cường hoạt động của hệ tim mạch thể hiện tại TG bằng các triệu chứng như tiếng thổi tâm thu khi nghe, sờ thấy rung miu liên quan đến đặc điểm giải phẫu động mạch

TG cũng như độ lớn của tuyến, kéo theo hiện tượng tăng sinh mạch máu và mở các cầu nối động - tĩnh mạch tại TG [9], [30].

Sau điều trị tỉ lệ BN có nhịp tim nhanh > 90 ck/ph đã giảm rõ (trước điều trị là 85,8%, sau điều trị là 16,7%), chủ yếu gặp ở nhóm BN còn cường giáp. Triệu chứng nhịp tim chậm < 60 ck/ph có ở nhóm BN nhược giáp.

Triệu chứng lồi mắt chiếm tỉ lệ cao (66,7%) phù hợp với triệu chứng lâm sàng của bệnh Basedow [13], [19] và phục hồi muộn sau điều trị (47,6%). Theo Lê Nhân Tuấn thì triệu chứng lồi mắt cũng ít thay đổi sau điều trị [17].

Hầu hết các BN Basedow đều có TG to khi thăm khám trong đó độ III, IV chiếm tỉ lệ cao nhất (54,8%). Kết quả khám đánh giá độ lớn của TG cũng tương đối phù hợp với kết quả siêu âm xác định thể tích TG. Có 21,4% trường hợp có thể tích TG < 20cm3

tương ứng với TG bình thường về độ lớn khi thăm khám [16], [17]; 78,6% có tăng thể tích TG trên siêu âm, trong đó mức độ trung bình (20 - 40cm3) chiếm tỉ lệ cao nhất (59,5%). Theo Trần Bá Thoại người Việt Nam có thể tích TG bằng 16 ± 2cm3, người có thể tích TG quá 20cm3 là có bướu giáp. Do đó mức thể tích TG < 20cm3 được coi là bình thường cũng là phù hợp.

Mặc dù 100% BN có TG nhỏ lại sau điều trị xong tỉ lệ BN có TG to trên siêu âm vẫn còn ở mức cao (76,14%), nhưng chỉ còn 2,38% BN có thể tích tuyến giáp > 40cm3

(trước ĐT là 19,1%). Vậy đây là triệu chứng cũng phục hồi muộn sau điều trị.

Trong nghiên cứu đã quan sát thấy 7,1% trường hợp có phù chi dưới, đây cũng là triệu chứng tuy hiếm song có thể gặp ở BN Basedow [13], [19].

Một số chỉ số xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu cũng được quan sát ở BN Basedow. Đa số các chỉ số xét nghiệm ở giới hạn bình thường (> 76%). BN có một số chỉ số xét nghiệm tăng chiếm tỉ lệ thấp và mức tăng thấp. Có thể những biến đổi này là do hậu quả của hormon TG tiết quá nhiều vào máu gây ảnh hưởng tới chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.

Có 45,2% trường hợp tăng SGOT đơn thuần đều không có tiền sử và biểu hiện bệnh gan kết hợp, mức độ tăng đều thấp dưới 2 lần so với chỉ số bình thường chưa được xem là tăng men gan bệnh lý. Đây cũng là những biểu hiện tại gan liên quan đến nhiễm độc hormon TG ở BN Basedow và có thể liên quan đến việc uống thuốc kháng giáp trạng trước khi điều trị bằng 131

I. Theo Nguyễn Danh Thanh thì sau điều trị Basedow bằng 131I không làm ảnh hưởng tới nồng độ máu ngoại vi [14].

Nồng độ Cholesterol có tỉ lệ giảm cao nhất (35,7%) cũng là phù hợp với triệu chứng cận lâm sàng ở BN Basedow.

Sau điều trị tỉ lệ BN có chỉ số xét nghiệm tăng đã giảm rõ song song với giảm mức độ nhiễm độc nồng độ hormon TG lên một số cơ quan trong cơ thể. Nồng độ hormon TG và TSH là những chỉ số có giá trị chẩn đoán quyết định chức năng TG, có thể được coi là tiêu chuẩn vàng trong xác định cường hay suy chức năng TG. Ngày nay để chẩn doán cường chức năng TG nói chung và Basedow nói riêng bắt buộc phải dựa vào nồng độ hormon trong đó biểu hiện tăng T3, T4, FT3, FT4 và giảm TSH. Nếu so sánh giá trị chẩn đoán và tiên lượng giữa hormon TG và TSH thì hầu hết các tác giả đều nhận thấy nồng độ TSH có ý nghĩa cao hơn. Sự biến đổi nồng độ TSH khi có rối loạn chức năng TG xuất hiện sớm hơn trước khi có biến đổi nồng độ hormon TG. Nồng độ TSH là xét nghiệm khởi đầu tốt nhất và là chỉ số, tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán cường hoặc suy giáp dưới lâm sàng [19]. Trong nghiên cứu này tỉ lệ BN tăng T3 là 83,3%, tăng FT4 là 83,3%, TSH giảm là 100%, đây là bằng chứng quan trọng để chẩn đoán và phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng. Tuy nhiên vẫn còn một phần nhỏ có chỉ số nồng độ T3 hoặc FT4 ở giới hạn bình thường (16,7%), có lẽ bởi vì đa số các BN trước khi được điều rị bằng 131I thì đều đã được uống thuốc kháng giáp trạng nên phần nào có ảnh hưởng đến nồng độ hormon, đồng thời với chẩn đoán cường chức năng TG thì tiêu chuẩn bắt buộc là giảm TSH còn nồng độ T3 và/hoặc FT4 có thể

tăng hoặc bình thường [19]. Như vậy dù 16,7% trường hợp có T3 và 16,7% trường hợp có FT4 bình thường song tất cả đều đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán. Tỉ lệ BN có tăng nồng độ T3, FT4 và giảm TSH sau điều trị đã giảm rõ. Sau điều trị đã xuất hiện 11,9% bệnh nhân có giảm T3, 9,5% bệnh nhân có giảm FT4 và 19,01% BN có tăng TSH. Một số trường hợp BN đạt bình giáp sau điều trị có giá trị TSH còn thấp, điều này phù hợp với quan điểm của một số tác giả là sau khi điều trị BN trở về bình giáp khi xét nghiệm T3 và FT4 trở về bình thường còn TSH có thể trở về bình thường hoặc vẫn còn ở giới hạn thấp hơn bình thường [13], [19]. Tuy nhiên không có trường hợp bệnh nhân đạt bình giáp nào có giá trị TSH tăng.

Một phần của tài liệu Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân Basedow điều trị bằng 131I tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)