Giá trị của các chỉ số huyết động trong chỉ định, theo dõi điều trị

Một phần của tài liệu Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân Basedow điều trị bằng 131I tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 34)

Baldini M. và cộng sự vào năm 1997 đã dựa vào đặc điểm dòng chảy mạch máu TG - TBF và mật độ mạch máu/cm2 nhu mô tuyến để xác định sự cần thiết điều trị cho BN Basedow. Kết quả cho thấy ở bệnh nhân chưa điều trị có mật độ mạch máu và TBF tăng cao, ở BN bình giáp song vẫn đang dùng thuốc duy trì thì các chỉ số giảm hơn song vẫn tăng so với đã bình giáp ngừng thuốc. Ở BN đã ngừng thuốc nhưng tái phát, CSHĐ cao hơn so với BN bình giáp ổn định. (TBF = 50,6 36,8ml/ phút so với 23,8 17,5; p < 0,0001; mật độ mạch máu là 1,8 0,8 so với 0,8 0,5/cm2

, p = 0,002). Phân tích đa biến để xác định nguy cơ tái phát nhận thấy TRAb có giá trị tiên lượng với RR = 0,82, p = 0,001 và TBF với RR = 1,1; p = 0,02 [26].

Để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh Basedow ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, hormon thì Abbassy A. A và cộng sự vào năm 1997 đã sử dụng siêu âm để quan sát sự biến đổi thể tích TG và mật độ mạch máu trong nhu mô tuyến. Kết quả cho thấy ở BN được dùng carbimazole kết hợp propranolol sau 6 tuần điều trị cũng đều có giảm FT4 và TBII so với những BN chỉ dùng carbimazole đơn thuần song nồng độ TSH chỉ tăng ở nhóm 1. Thể tích TG giảm ở cả hai nhóm, vận tốc dòng chảy trong nhu mô tuyến giảm

ở nhóm 1 nhiều hơn. Như vậy nếu kết hợp thuốc KGTH với propranolol sẽ làm giảm được c¶ thể tích và mật độ mạch máu trong nhu mô TG [20].

Lagalla R và cộng sự vào năm 1998 đã sử dụng siêu âm mạch máu TG để theo dõi đáp ứng của BN Basedow với điều trị và nhận thấy: Sau điều trị PSV động mạch giáp trạng trên giảm từ 150 - 250cm/s xuống 60 - 80 cm/s. Đây cũng là bằng chứng đáp ứng tốt với điều trị [44].

Wang C.Y. và cộng sự vào năm 2001 đã sử dụng RI và PI tại động mạch giáp trạng để chỉ định và đánh giá kết quả điều trị ở BN Basedow. Kết qu¶

cho thấy ở BN chưa điều trị PI/RI là 1,36/0,79 cao hơn so với BN đã điều trị mức kiểm soát tốt là 0,66/0,51, song khác biệt không có ý nghĩa so với BN đã điều trị mức độ kiểm soát kém là 1,24/0,74. Nếu BN đã điều trị liên tục 12 tháng thì chỉ số cut - off của TSH có chỉ định ngừng thuốc là 0,7. Chỉ số cut - off của RI < 0,6. Nếu TSH bình thường cũng có chỉ định ngừng thuốc ở BN điều trị thường xuyên. Tác giả kết luận: Có thể sử dụng RI để chỉ định sử dụng hoặc ngừng thuốc KGTTH ở BN Basedow đang điều trị [63].

Giamanco M và cộng sự vào năm 2002 đã sử dụng siêu âm Doppler mạch máu TG để đối chiếu với kết quả mô bệnh học, nêu chỉ định biện pháp điều trị thích hợp trước phẫu thuật cho BN bướu TG. Trong số 125 BN phẫu thuật cắt gần hoàn toàn hoặc hoàn toàn TG dựa vào siêu âm mạch máu xác định được 118 BN (97,4%) bướu lành tính, 5,6% bướu ác tính. Kết quả mô bệnh học của 118 BN xác định được 115 (97,0%) lành tính, 3 trường hợp âm tính giả. Như vậy siêu âm mạch máu TG cũng cho kết quả chẩn đoán tương đương với mô bệnh học, cần được áp dụng để sàng lọc trước phẫu thuật [37].

Rogula T. và cộng sự năm 2002 đã dựa vào đặc điểm dòng chảy tại mạch máu TG để chỉ định phẫu thuật cho BN Basedow. Sau khi điều trị nội khoa về bình giáp có sử dụng lugol, kết quả cho thấy mật độ mạch máu TG giảm so với nhóm chứng và giảm đáng kể so với trước điều trị. Biến đổi trên đây của dòng chảy tại nhu mô TG là cơ sở cho thời điểm chỉ định phẫu thuật [54].

Shih Ming Huang và cộng sự năm 2003 đã phân tích giá trị của các CSHĐ tại TG trong điều trị phẫu thuật bệnh Basedow. Kết quả cho thấy tốc độ dòng chảy tương quan với trọng lượng TG, mật độ mạch máu tại tuyến và đặc điểm mô bệnh học. TG to ở BN chưa bình giáp có vận tốc dòng chảy và mật độ mạch máu tại TG cao hơn so với BN bình giáp. Vận tốc dòng chảy và mật độ mạch máu liên quan với số lượng máu mất trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp [40].

Chen H. (năm 2007) nhấn mạnh vai trò điều trị nội khoa trước phẫu thuật đối với sự an toàn và số lượng máu mất khi mổ dựa vào các CSHĐ tại TG. Từ kết quả thu được đã nêu nhận xét về sự cần thiết điều trị đúng, đủ thuốc kháng giáp trạng tổng hợp và sử dụng dung dịch lugol 10 giọt/lần, 2 - 3 lần/ngày, trong 10 - 14 ngày trước phẫu thuật sẽ đảm bảo an toàn và giảm số lượng máu mất [31].

Nagasaki và cộng sự vào năm 2007 đánh giá đặc điểm dòng chảy TG để tiên lượng độ nhạy cảm của methimazole ở BN Basedow. Kết quả cho thấy PSV tương quan thuận với nồng độ FT3, FT4, IgE, thể tích TG, từ đó đi đến kết luận: PSV ở BN Basedow chưa điều trị phản ánh mức độ hoạt động của bệnh và nhạy cảm đối với methimazole [50].

Erbil Y. và cộng sự vào năm 2008 đánh giá hiệu quả thuốc KGTH dựa vào mật độ mạch máu TG và khối lượng máu mất trong phẫu thuật. Kết quả cho thấy khối lượng máu mất tương quan với mật độ mật độ mạch máu tại tuyến (r = 0,442), với dòng chảy (r = 0,72), không phụ thuộc vào loại thuốc KGTH được dùng. Tác giả kết luận: Thời gian điều trị trước mổ kéo dài sẽ làm giảm 142 lần khối lượng máu mất trong phẫu thuật TG do giảm mật độ mạch máu và dòng chảy [35].

Nguyễn Thu Hương đã nghiên cứu 128 BN Basedow trước và sau điều trị bằng phương pháp nội khoa. Đánh giá sự biến đổi của các CSHĐ tại động

mạch giáp trạng trên thùy phải cho kết quả như sau: Giá trị trung bình của các CSHĐ sau điều trị đều giảm có ý nghĩa so với trước điều trị nhưng vẫn còn cao hơn so với nhóm chứng, tỉ lệ BN có các CSHĐ trở về bình thường sau điều trị tăng cao so với trước điều trị [6].

Một phần của tài liệu Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân Basedow điều trị bằng 131I tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)