Giá trị chẩn đoán dựa vào các chỉ số huyết động tại tuyến giáp

Một phần của tài liệu Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân Basedow điều trị bằng 131I tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 28)

Khi TG cường chức năng, xuất hiện hệ thống mạch máu tăng sinh cùng với biến đổi vận tốc, lưu lượng dòng chảy của mạch máu đã ảnh hưởng lên các CSHĐ và tr

và bệnh Basedow nói riêng.

Li J, Zhang J và cộng sự vào năm 1994 đã dựa vào vận tốc dòng chảy và sức kháng động mạch giáp trạng trên để phân biệt bệnh nhân Basedow với Hashimoto, bướu TG lan toả lành tính so sánh với nhóm chứng khoẻ mạnh. Kết quả cho thấy: Tốc độ dòng chảy ở bệnh nhân Basedow cao hơn 8 - 10 lần so với nhóm chứng và siêu âm dòng chảy tuyến giáp có chỉ định trong chẩn đoán bệnh Basedow [46].

Vitti P và cộng sự nhận thấy lưu lượng dòng chảy của mạch máu tuyến giáp xác định bằng siêu âm có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh Basedow và phân biệt với viêm TG Hashimoto. Tác giả thấy rằng tăng vận tốc dòng chảy, PSV tại động mạch giáp trạng dưới, tăng MD đặc trưng cho bệnh Basedow chưa điều trị. Dựa vào đặc điểm dòng chảy mạch máu tuyến giáp

[62]. Siêu âm mạch máu TG để xác định CSHĐ có tác dụng định hướng cho việc chÈn đoán chức năng TG, cùng với triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm hoá sinh và hormon, chọc hút TG bằng kim nhỏ sẽ là sự phối hợp đầy đủ để chẩn đoán bệnh TG [27].

Bogazzi F và cộng sự vào năm 1999 đã sử dụng siêu âm Doppler động mạch TG để xác định đặc điểm dòng chảy ở BN Basedow nhiễm độc HMTG chưa điều trị so sánh với bướu độc thể nhân và tăng phóng thích HMTG do

adenom tuyến yên. Kết quả cho thấy 20% BN Basedow có dòng chảy tăng nhẹ, 80% trường hợp tăng rõ rệt. Nếu PSV ở nhóm chứng khoẻ mạnh có giá trị 24,8 6,2cm/s thì ở BN Basedow chỉ số đó là 115 23cm/s. Giá trị PSV ở BN có dòng chảy tăng nhẹ là 11 2,4cm /s so với 14,8 4,2cm/s ở nhóm có dòng chảy tăng rõ rệt. Tuy cũng có nhiễm độc HMTG nhưng ở BN viêm TG bán cấp thì PSV chỉ ở mức bình thường (4 0,8cm/s), còn ở BN viêm TG Hashimoto đã có suy chức năng thì PSV chỉ là 4,3 0,9cm/s. Qua đó thấy rằng dựa vào PSV không chỉ chẩn đoán được chức năng mà còn cho biết được nguyên nhân khác nhau gây cường chức năng TG [28].

hiện bằng siêu âm Doppler mạch máu TG với một số phương pháp khác đã kết luận: Siêu âm Doppler mạch máu là phương pháp thăm dò không chảy máu, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, kinh phí so với tất cả các phương pháp chẩn đoán khác đã áp dụng [23].

Czarkowski M và cộng sự vào năm 2005 đã sử dụng chỉ số dòng chảy động mạch trung bình Q để đánh giá mức độ nhiễm độc hormon TG bằng cách so sánh BN Basedow và nhóm chứng là BN B

thấy: Ở bệnh nhân Basedow có cường giáp thì Q cao hơn so với nhóm chứng (11,52 4,36 so với 8,33 2,02.10-6m/s; p < 0,00003). Chỉ số Q tương quan thuận với nồng độ hormon TG ở BN Basedow với r = 0,5372, p < 0,0001 đối với FT3 và r = 0,4087, p < 0,005 đối với FT4. Q tương quan không có ý nghĩa với tuổi, chỉ số lipid máu [33].

Kurita và cộng sự vào năm 2005 đã sử dụng siêu âm Doppler để xác định dòng chảy vùng TG - thyroid blood flow area (TBFA) nhằm phân biệt bệnh Basedow với viêm TG phá huỷ có cường chức năng và so sánh với phương pháp chẩn đoán dựa vào TRAb và độ tập trung I131 của TG. Kết quả cho thấy: Siêu âm động mạch TG có độ nhạy là 84%, độ đặc hiệu 90%, giá trị

TBFA ở BN Basedow và viêm TG phá huỷ là 7,7% và 8,8%. Giá trị chẩn đoán của các chỉ số siêu âm mạch máu TG so với kháng thể kháng thụ cảm thể TSH (T 95% và độ đặc hiệu 90%, tương đương so với độ tập trung I131

tại TG với độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 90%. Tác giả kết luận siêu âm mạch máu TG là phương pháp hữu ích, kinh tế để chẩn đoán bệnh Basedow với TBFA ≥ 8% so với viêm TG phá huỷ, giá trị hơn so với phương pháp định lượng TRAb và xạ hình tuyến giáp [43].

Yanik và cộng sự vào năm 2005 đã so sánh giá trị các chỉ số siêu âm mạch máu TG với điểm hoạt động của bệnh mắt do Basedow đã nhận thấy: PSV, EDV ở BN có bệnh mắt cao hơn so với BN cũng có bệnh mắt nhưng ở giai đoạn không hoạt động. RI ở BN với điểm hoạt động bệnh mắt thấp có giá trị tương đương nhóm chứng. Tác giả kết luận: Một số chỉ số siêu âm mạch máu TG liên quan và thể hiện mức độ hoạt động bệnh mắt do Basedow [64].

Erdogan MF v

năng TG bình thường. Kết quả cho thấy PSV trung bình ở BN B

Hashimoto cường chức năng. Nhân nóng TG có PSV cao hơn so với nhân lạnh. Siêu âm mạch máu TG có thể thay thế xạ hình TG trong chẩn đoán BN cường giáp [36].

Loy M. và cộng sự vào năm 2007 đã dựa vào các CSHĐ tại TG để xác định chẩn đoán cường chức năng TG do amiodaron và là cơ sở lựa chọn biện pháp điều trị. Kết quả cho thấy trong nhiễm độc HMTG týp 1 có tăng tổng hợp và giải phóng HMTG sẽ biểu hiện tăng vận tốc và lưu lượng dòng máu

trong khi đó BN nhiễm độc hormon giáp do amiodaron có phá huỷ nhu mô tuyến - typ 2 thì vận tốc và lưu lượng dòng máu giảm thấp. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp [47].

Ota H, Amino N và cộng sự vào năm 2007 đã sử dụng TBF để phân biệt nhiễm độc HMTG do bệnh Basedow và viêm TG phá huỷ, so sánh với độ tập trung I131 tại tuyến và định lượng tự kháng thể kháng thụ cảm thể của TSH là TBII. Kết quả cho thấy ở BN Basedow có TBF cao hơn (14,9 6,4%) so với ở BN viêm TG bán cấp có đau (0,9

(0,8 0,5%). BN Basedow có TBF nhiều hơn 4%; BN viêm TG đau lại có TBF ít hơn 4% so với viêm TG bán cấp không đau. Giá trị của TBF tương quan thuận với độ tập trung I131

của TG tại giờ thứ 3 (r = 0,492 ; p < 0,01); và giờ thứ 24 (r = 0,762 ; p < 0,001) ở BN Basedow. Tuy vậy, TBF tương quan không có ý nghĩa với TBII và thể tích TG ở BN Basedow, 15% BN Basedow có TBII (+) trong khi chỉ có 3/28 bệnh nhân viêm tuyến giáp có đau và 1/30 viêm tuyến giáp bán cấp không đau có TBII (+) [51].

Cappelli C và cộng sự vào năm 2008 đã sử dụng siêu âm Doppler mạch máu TG để sàng lọc BN Basedow có cường chức năng so sánh với xạ hình TG đã nhận định: Siêu âm TG tỏ ra hữu hiệu, hiệu quả về kinh tế khi chẩn đoán bệnh Basedow, trong khi xạ hình TG có giá trị chẩn đoán cao hơn chỉ với những BN cường giáp có bướu nhân. Tỉ lệ chẩn đoán nhầm của hai phương pháp là 4,8% và 2,6% trong tổng số 426 BN nghiên cứu [29].

Corona G. và cộng sự vào năm 2008 đã khảo sát mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng, hoá sinh, siêu âm mạch máu TG ở BN Basedow nhận thấy: Các chỉ số hoá sinh, hormon liên quan với MD, PSV. MD tương quan nghịch với nồng độ TSH (r = - 0,373, p < 0,05). Có sự khác biệt giữa PSV ở BN Basedow so với BN bướu nhân TG có nhiễm độc (110 49 cm/s so với

43 9 cm/s ; p < 0,001). Giá trị chẩn đoán dựa vào các CSHĐ tại TG có độ nhạy 87%, độ đặc hiệu 92% [32].

Đặc biệt siêu âm mạch máu TG được sử dụng để chẩn đoán phân biệt cường chức năng do Basedow ở phụ nữ mang thai với nhiễm độ thai nghén hoặc viêm TG nhiễm độc có phá huỷ nhu mô, thay thế cho phương pháp thăm dò bằng phóng xạ. Kết quả cho thấy ở BN Basedow có tăng mật độ mạch máu và tốc độ dòng chảy so với 2 nhóm còn lại, trong khi các chỉ số trên ở BN viêm TG và nhiễm độc thai nghén khác nhau không có ý nghĩa [39].

Hari Kumar K.V và cộng sự vào năm 2009

. Kết quả cho thấy giá trị trung bình PSV ở BN Basedow là 57,6 13,1cm/s cao hơn so với BN cũng có cường chức năng do viêm TG phá huỷ (destructive thyroiditis) (22,4 5,4cm/s, p < 0,05). Tất cả BN cường chức năng tuyến giáp do viêm đều có PSV giảm thấp trong khi đó 32/34 BN Basedow có PSV tăng cao. Giá trị chẩn đoán của chỉ số có độ nhạy 96% và độ đặc hiệu là 95% [38].

Kumar K.V và cộng sự vào năm 2009 đã sử dụng chỉ số dòng chảy TG để xác định giai đoạn hoạt động của bệnh Basedow. Kết quả cho thấy: PSV động mạch giáp trạng dưới ở BN Basedow chưa điều trị cao hơn nhiều so với BN đang điều trị và BN bình giáp với các giá trị tương ứng là 61,5 19,5 ; 42,9 24,7 và 32,2 12,9cm/s, p < 0,05. Mật độ mạch máu nhu mô TG ở BN Basedow cao hơn so với BN bình giáp sau điều trị. Liều lượng carbimazole tương quan với mật độ mạch máu tại tuyến ở BN đang điều trị và đã bình giáp (r = 0,492 và r = 0,564; p < 0,05). Như vậy đặc điểm dòng chảy tuyến giáp là một dấu ấn hữu ích để chẩn đoán bệnh tuỳ thuộc vào giai đoạn liên quan đến điều trị [42].

Các tác giả Nhật Bản sử dụng PSV động mạch giáp trạng trên để phân biệt nhiễm độc HMTG do bệnh Basedow chưa điều trị, đã điều trị với bệnh

viêm TG phá huỷ. Kết quả cho thấy PSV ở BN chưa điều trị có giá trị cao nhất, sau đó là ở BN đã điều trị và sau cùng là BN viêm TG phá huỷ. Chỉ số cut- off của PSV ở BN Basedow so với BN viêm TG là 45cm/s với độ nhạy tối ưu là 83,7%, độ đặc hiệu 92,3%. Như vậy có thể sử dụng PSV để chẩn đoán nhiễm độc HMTG ở BN Basedow [59].

Iared W. và cộng sự vào năm 2010 đã sử dụng siêu âm Doppler mạch máu TG xác định các CSHĐ để chẩn đoán mức độ ác tính của bướu nhân TG đã đưa ra nhận xét: Sự nổi trội của dòng chảy trong nhân liên quan với mức độ ác tính khi chọc hút kim nhỏ chẩn đoán tế bào. Ngược lại nếu không có dòng chảy trong nhân mà nổi trội là dòng chảy ngoại vi sẽ là chỉ điểm ít khả năng ác tính của bướu [41].

Nguyễn Minh Hùng và cộng sự theo dõi trên siêu âm Doppler mạch máu TG 152 BN Basedow đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ 1/2008 đến 9/2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tốc độ dòng chảy đỉnh tâm thu cả giá trị trung bình và trung vị đều tăng khoảng 10 lần so với bình thường và tăng tương quan thuận với tăng nồng độ FT4, T3. Tốc độ dòng chảy cuối tâm trương cao gấp khoảng 5 lần so với bình thường và tăng tương quan thuận với tăng nồng độ T3, tăng tương quan không chặt chẽ với tăng nồng độ FT4 [4].

Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Kim Lương và Hoàng Trung Vinh nghiên cứu 62 đối tượng chia thành 2 nhóm. Nhóm chứng gồm 30 người khỏe mạnh, nhóm nghiên cứu gồm 32 BN Basedow chưa được điều trị, khi so sánh các CSHĐ mạch máu TG ở BN Basedow chưa điều trị mắc bệnh lần đầu với các chỉ số tương ứng ở người bình thường nhận thấy: Các CSHĐ mạch máu TG biến đổi rõ rệt, biểu hiện bằng tăng vận tốc dòng chảy, tăng vận tốc đỉnh tâm thu, và tâm trương, giảm chỉ số đập và chỉ số trở kháng mạch máu. Giữa vận tốc dòng chảy trung bình, tốc độ đỉnh tâm thu, tốc độ đỉnh tâm trương có mối

tương quan thuận có ý nghĩa với trọng lượng TG. Vận tốc dòng chảy trung bình, tốc độ đỉnh tâm thu có mối tương quan nghịch có ý nghĩa với nồng độ TSH [7]. Nhóm tác giả này cũng đã nghiên cứu 94 đối tượng chia thành 3 nhóm, nhóm 1 gồm 32 BN Basedow nữ chưa điều trị, nhóm 2 gồm 32 BN nữ bướu giáp lan tỏa lành tính, nhóm 3 gồm 32 người nữ khỏe mạnh kết quả cho thấy: Giá trị trung bình MBF, PSV, PDV ở nhóm BN Basedow đều cao hơn so với nhóm BN bướu giáp lan tỏa lành tính và nhóm người khỏe mạnh còn các CSHĐ mạch máu TG ở nhóm BN bướu giáp lan tỏa đều tương đương nhau so với nhóm người khỏe mạnh [8].

Một phần của tài liệu Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm Doppler ở bệnh nhân Basedow điều trị bằng 131I tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)