Việc đòi bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu từ tàu sẽ rất khó khăn nếu chúng ta không chuẩn bị hồ sơ đồi bồi thường chặt chẽ và có đủ căn cứ pháp lý. Hiện chúng ra có Thông tư 2262 về khắc phục sự cố tràn dầu, và gần đây nhất có Quy chế 02/2013/QĐ-TTg hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có đề cập đến vấn đề đòi bồi thường. tuy nhiên, như phân tích ở trên, Thông tư 2262 cùng Quy chế còn có nhiều điểm bỏ ngỏ, mặc dù đã xây dưng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu. Bên cạnh đó, sớm ban hành các quy định và hướng dẫn liên quan đến giải quyết tranh chấp, thủ tục tố tụng cũng như: nguyên tắc giải quyết tranh chấp qua thương lượng hòa giải, tòa án, các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ ký quỹ, bảo lãnh, mức quỹ giới hạn, cách tính toán đánh giá đối với thiệt hại, thẩm quyền của Tòa án xử lý trong các trường hợp cụ thể về thiệt hại ô nhiễm dầu. Đây là những vấn đề chưa được điều chỉnh và cần thiết phải điều chỉnh sớm để việc triển khai CLC 92 có kết quả. Ngoài ra, chúng ta chưa thống nhất một cơ quan nào đứng ra làm đại diện cho nguyên đơn tranh kiện đòi bồi thường trong trường hợp thiệt hại xảy ra tại nhiều tỉnh. Do đó, nhằm đảm bảo các thiệt hại được xử lý phù hợp và đền bù thỏa đáng, Việt Nam cần nội luật hóa chi tiết các quy định của Công
ước CLC, công ước Bunker vào pháp luật Quốc gia nhằm hoàn thiện dần các vướng mắc, bất cập tại hệ thống pháp luật của mình.
Ngoài ra, Việt Nam cần sửa đồi, bổ sung các quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005 và bộ luật hàng hải 2005, trong đó đề nghị sửa đổi bồ sung thêm quy định về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với chủ tàu nhằm phù hợp với các quy định của Công ước quốc tế, bổ sung thêm chương mới về bồi thường thiệt hại về ô nhiễm dầu tại Luật bảo vệ môi trường 2005 trong đó cần quy định rõ về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại, cách lượng giá tổn thất và tính toán thiệt hại...
Cuối cùng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm bằng việc sớm nghiên cứu tham gia FC 92. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới theo cơ chế chung quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự chủ tàu và cơ chế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu thông qua việc tham gia CLC 92 và FC 92. Không tham gia FC 92 chúng ta sẽ khó đòi bồi thường thỏa đáng đối với những trường hợp thiệt hại quá mức giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu.