Phân tích trong mối quan hệ với giá bán

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn minh phú – hậu giang (Trang 37)

Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong đơn giá bán thay đổi. Trong những phần trên, ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không đổi, cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm đểđạt hòa vốn. Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụởđiểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?

Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến, khi giá thay đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó.

2.1.11 Các giả định khi thc hin phân tích Chi phí – Khi lượng – Li nhun.

Phép phân tích mô hình (C – V – P) chỉ hữu dụng trong điều kiện cụ thể và khi các giảđịnh là đúng. Các điều kiện giả và giảđịnh như sau:

Biến phí và định phí được tính toán chính xác. Chi phí và doanh thu đồng biến.

Năng suất lao động và hiệu quảổn định.

Chi phí và giá ổn định trong một thời kỳ hoạch định.

Doanh thu bán hàng tổng hợp không thay đổi trong một thời kỳ hoạch định.

Khối lượng sản xuất và bán ra tương đối cân bằng.

2.1.12 Hn chế ca mô hình phân tích mi quan h Chi phí – Khi lượng – Li nhun.

Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích này thực hiện được phải đặt trong một số điều kiện giả định, mà những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giảđịnh đó là.

- 24 -

Giá bán không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Đơn giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi

Trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, chi phí có thểđược phân chia một cách chính xác thành biến phí và định phí. Biến phí đơn vị không đổi và tổng định phí không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động.Tuy nhiên việc phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí là rất phức tạp.Vì vậy việc phân tích này mang tính tương đối.

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm bán ra không thay đổi. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản trị luôn muốn tạo ra nhiều lợi nhuận. Vì vậy họ có xu hướng thay đổi kết cấu mặt hàng, nghĩa là thay đổi doanh số từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh số nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ, số lượng sản xuất bằng số lượng tiêu thụ. Trong thực tế điều này khó có thể thực hiện được vì số lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm như: chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, ký kết hợp đồng, công việc vận chuyển, thanh toán.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU. 2.2.1 Phương pháp thu thp s liu 2.2.1 Phương pháp thu thp s liu

Thu thập số liệu thứ cấp: Bảng nhật ký sản xuất kinh doanh, bảng tổng hợp báo cáo số lượng hàng sản xuất và tiêu thụ, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, sổ sản xuất kinh doanh liên quan đến chi phí phát sinh trong năm 2012 tại công ty

Số liệu sơ cấp: Hỏi, trao đổi trực tiếp với kế toán tổng hợp và các phòng ban khác tham quan thực tế quy trình sản xuất sản phẩm đó tại doanh nghiệp.

2.2.2 Phương pháp phân tích s liu

Dùng phương pháp tổng hợp để tổng hợp các khoản chi phí NVL, CP SXC, CPBH, CPQLDN, để được phân tích trong đề tài theo chi phí khả biến và bất biến

Dùng phương pháp thống kê để thống kê số lượng tiêu thụ và doanh thu của các sản phẩm mang lại, sau đó so sánh các khoản chi phí phát sinh, khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận giữa các sản phẩm để thấy được tình hình kinh

- 25 -

doanh của các sản phẩm. Từ đó, sẽ biết được mặt hàng nào sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.

Dùng phương pháp phân tích dữ liệu lịch sử và phương pháp kỹ thuật để xác định mức CP NVL và CP NCTT. Phương pháp phân tích số liệu lịch sử được thực hiện dựa trên giả thuyết chi phí tương lai sẽ tuân thủ theo quy tắc của nó trong quá khứ. Còn phương pháp kỹ thuật thì kế toán phải phối hợp với các nhân viên kỹ thuật phân tích công suất thiết kế máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ,… để xác định các định mức chi phí.

Dùng phương pháp bình phương bé nhất để tách chi phí lương và hoa hồng ở bộ phận bán hàng thành chi phí bất biến và khả biến của từng loại sản phẩm.

Phân tích các chỉ số C – P – V, với giảđịnh số lượng tiêu thụ bằng với số lượng sản xuất trong năm 2012.

Còn việc tách chi phí điện thoại thì căn cứ theo quy định cước phí của nhà mạng.

- 26 -

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MINH PHÚ – HẬU GIANG

3.1 GII THIU KHÁI QUÁT V CÔNG TY TRÁCH NHIM HU HN MINH PHÚ – HU GIANG

3.1.1 Lch s hình thành và phát trin

Tiền thân của Công Ty Cổ Phần tập đoàn thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp tư nhân Minh Phú, được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992.

Giai đoạn 1: Từ năm 1992 đến 2002 là thời kỳ hình thành và tích lũy của doanh nghiệp.

Ngày 14/12/1992, doanh nghiệp tư nhân xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng , ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong tỉnh.

Ngày 01/7/1998, xí nghiệp được đổi tên thành xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú đồng thời vốn điều lệ tăng lên 5 tỷđồng

Ngày 17/4/2000, xí nghiệp tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 43.7 tỷđồng Ngày 10/8/2000, xí nghiệp tăng vốn điều lệ lên 79.6 tỷđồng

Giai đoạn 2: Từ năm 2002 đến tháng 5/2006 đánh dấu bằng việc chuyển đổi từ hình thức công ty tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn và phát triển nhanh về quy mô của doanh nghiệp.

Ngày 21/10/2003, công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng, đồng thời bổ sung thêm chức năng, kinh doanh bất động sản, đầu tư cơ sở hạ tầng, thi công , xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

Giai đoạn 3: Từ tháng 5/2006 đến nay.

Tháng 5/2006, Minh Phú chuyển dần từ mô hình công ty TNHH sang mô hình công ty mẹ - con.

Hiện nay, công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, với các công ty thành viên.

Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quí. Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát.

- 27 -

Công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú.

Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang. Công ty TNHH MTV sản xuất chế phẩm sinh học Minh Phú. Công ty TNHH MTV nuôi tôm sinh thái Minh Phú.

Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Lộc An. Công ty liên kết là Mseafood.

Ngày 27/12/2006, cổ phiếu công ty chính thức được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với 60 triệu cổ phiếu phổ thông mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu

Ngày 05/12/2007, cổ phiếu công ty chính thức hủy niêm yết tại trung tâm giao dich chứng khoán Hà Nội. Bắt đầu giao dich tại sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 26/12/2007 với số lượng cổ phiếu niêm yết 70 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu, giá chào sàn tham chiếu là 72.000đ/cổ phiếu.

Ngày 25/6/2008, góp vốn vào công ty Mseafood 20 triệu USD chiếm 90% vốn điều lệ của công ty Mseafood.

Ngày 08/7/2008, thành lập công ty TNHH một thành viên sản xuất chế phẩm sinh học Minh Phú với vốn điều lệ 4.5 tỷ đông. Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú sở hữu 100%.

Ngày 03/9/2008, Bộ thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định cuối cùng của quá trình xem xét hành chính giai đoạn hai từ ngày 01/02/2006 đến ngày 31/01/2007 cho Minh Phú. Mức thuế suất chóng phá sấp xỉ bằng 0. Minh Phú là một trong bốn công ty thủy sản ở Việt Nam được hưởng thuế suất này, mức thuế trung bình của Việt Nam là 25,76%.

3.1.2 Lĩnh vc hot động sn sn xut kinh doanh

Chế biến, xuất nhập khẩu hàng thủy sản.

Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu. Nhập máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu

Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy sản và máy móc thiết bị, sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản

- 28 -

.1.3 Đặt đim hot động sn xut kinh doanh.

T chc hot động

Minh phú hiện đang hoạt động dưới mô hình mẹ - công ty con, trong đó công ty Minh Phú là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát tại ba công ty chế biến thủy sản Minh Phát, Minh Quí, và Minh Phú –Hậu Giang. Còn bốn công ty con khác có vai trò hỗ trợ hoạt động phát triển giống, nuôi trồng và khâu phân phối.

Sn phm dch v:

Sản phẩm chính của công ty là tôm sú được xuất khẩu dưới dạng tôm tươi, tôm đã qua chế biến và các mặt hàng giá trị gia tăng từ tôm. Doanh thu từ mặt hàng tôm tươi đông lạnh chiếm 2/3 sản lượng xuất khẩu, phần còn lại là các mặt hàng giá trị gia tăng và hàng cao cấp

Th trường tiêu th

Hệ thống khách hàng của công ty đều là các nhà phân phối thực phẩm lớn. Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu quan trọng. Doanh số từ thị trường Mỹ luôn chiếm hơn 1/2 kim ngạch xuất khẩu của công ty .

Năng lc sn xut

Công ty hiện có ba nhà máy chế biến tôm với tổng công suất 19.500 tấn/ năm. Qui trình sản xuất đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính. Quy trình sản xuất của công ty đang dần được khép kín từ con giống, nuôi, chế biến đến thành phẩm. Đến nay, vùng nuôi của công ty đã chủ động được 10% nhu cầu nguyên liệu và Minh Phú cũng đã liên kết khá chặt chẽ với người nuôi thông qua việc hỗ trợ giống, thức ăn… Với hình thức này công ty luôn có nguồn nguyên liệu ổn định tránh những biến động giá cả lớn và có thể kiểm soát tốt chất lượng đầu vào.

Nguyên vt liu

Nguyên vật liệu chính của công ty là tôm nguyên liệu, chiếm khoảng 93.2% trong tổng giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ: hóa chất, muối ăn, dầu DO, bao bì đóng gói…, chiếm 3,2% trong chi phí giá thành.

V thế công ty

Hiện nay công ty là một trong TOP các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất Việt Nam và đứng đầu trong các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Theo báo cáo của tổng cục Hải Quan, Minh Phú là doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu tôm. Từ đầu năm đến nay, công ty đã xuất khẩu được

- 29 -

hơn 6.000 tấn tôm với giá trị đạt khoảng 70 triệu USD, trong đó Mỹ là bạn hàng lớn nhất của công ty với tổng giá trị xuất khẩu đạt 32,15%.

Mt hàng xut khu chính

Mặt hàng xuất khẩu chính là tôm. Năm 2009 Minh Phú tập chung toàn bộ nguồn lực vào sản xuất kinh doanh chính của mình là sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm và chế biến xuất khẩu tôm.

Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều thị trường chuyển sang tiêu thụ mặt hàng tôm cỡ nhỏ, giá bình dân hơn. Do đó, Minh Phú Seafood Corp đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm chân trắng thay vì đầu tư lớn vào mặt hàng tôm sú.

3.1.4 Cơ cu t chc và qun lý ca công ty.

3.1.4.1 B máy qun lý ca công ty.

Hình:3.1: Sơđồ bộ máy công ty Minh Phú – Hậu Giang

Công tác tổ chức bộ máy công ty dựa trên nguyên tắc tuyển chọn, bố trí lao động một cách hợp lý theo từng khâu, từng phòng ban theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:

Ban giám đốc.

PHÒNG GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT P.GIÁM ĐỐC KINH DOANH

PHÒNG TCHC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN BỘ PHẬN KHO PHÒNG BẢO VỆ CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

- 30 -

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm chỉđạo về mọi hoạt động và sản xuất kinh doanh trong công ty.

Phó giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác sản xuất chế biến hằng ngày ở các phân xưởng, nhà máy, theo dõi việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu, vật tư…

Phó giám đốc kinh doanh là người trực tiếp chiu trách nhiệm việc tiêu thụ sản phẩm, xác định giá cả sản phẩm, thực hiện các chiến lược thích hợp để nâng cao chất lượng và mang lại hiệu quả tốt cho công ty về mọi mặt.

Các phòng ban trc thuc.

Các phòng ban trực thuộc của công ty bao gồm phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng bảo vệ, kho. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiêm vụ khác nhau và các phòng ban phải có trách nhiệm báo cáo với cấp trên.

Các phân xưởng sn xut.

Đây là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, bộ phận này phải có trách nhiệm với công việc của mình và chịu sự quản lý của cấp trên.

3.1.4.2 B máy kế toán ca công ty.

Hình 3.2: Sơđồ bộ máy kế toán tại công ty Minh Phú – Hậu Giang

Chc năng nhim v ca tng b phn. KT CPSX GIÁ THÀNH KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN THỦ KHO KẾ TOÁN VT, TSCĐ KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP

- 31 -

Bộ máy kế toán của công ty đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty, giúp cho các nhà quản lý nắm rõ tình hình về nguồn tài sản, tài chính và công tác thông tin kế toán một cách kịp thời chính xác để các nhà quản lý có cơ sởđánh giá và có hướng giải quyết kịp thời đối với lợi ích công ty. Cơ cấu bộ máy kế toán như sau:

Kế toán trưởng: Là người lảnh đạo, tổ chức thực hiện công tác của bộ máy kế toán công ty. Có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở nhân viên trong phòng hoàn thành nhiệm vụ kịp thời và chính xác. Đồng thời có trách nhiệm trực tiếp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty, giám đốc và ký các giấy tờ có liên quan đến phòng tài vụ. Bên canh đó, kế toán trưởng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước công ty và pháp luật về mặt quản lý kinh tế tài chính của công ty.

Kế toán tng hp: Là người có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ kế toán, thu nhập về tất cả các số liệu kế toán, hạch toán vào sổ tổng hợp, tập hợp và lập biểu mẫu kế toán, báo cáo quyết toán tài chính, thay mặt điều hành, quản lý công việc của phòng tài vụ khi kế toán trưởng đi vắng.

Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm ghi chép và hạch toán các loại vốn bằng tiền như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, thanh toán với người mua, lập chứng từ thu chi, kiêm quỹ.

Kế toán vt tư, TSCĐ: Có nhiệm vụ thu mua, xuất nhập nguyên vật

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn minh phú – hậu giang (Trang 37)