Tổng hợp doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn minh phú – hậu giang (Trang 55)

Do mặt hàng sản xuất là thực phẩm tiêu dùng nên theo thống kê của công ty trong năm thì số lượng sản phẩm tiêu thụ chỉđạt khoảng 90% năng lực sản xuất của mỗi loại sản phẩm, còn 10% còn lại do sản phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng không tiêu thụ được…được xem là hàng tồn kho của công ty.

Doanh thu tiêu thụ của ba loại sản phẩm tôm loại I, II, III, trong năm 2012 được tổng hợp như sau.

Bng 4.1: Tổng hợp doanh thu của 3 loại sản phẩm trong năm 2012 của công ty. ĐVT :Đồng

(Ngun: S liu phòng kế toán năm 2012)

Qua tổng hợp doanh thu trong năm 2012 cho thấy được tổng doanh thu của 3 loại sản phẩm tôm là 720.398.028.600đ. Ở đây chỉ nghiên cứu đến doanh thu của 3 loại sản phẩm là tôm loại I, loại II, loại III, tổng doanh thu Chỉ tiêu Số SP tiêu thụ (gói sp) Giá bán (đ/gói sp) Thành tiền Tôm loại I 989.826 174.500 172.724.637.000 Tôm loại II 1.591.734 162.800 259.134.295.200

Tôm loai III 1.850.796 155.900 288.539.096.400

42

của 3 loại sản phẩm này chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty, ngoài doanh thu của 3 loại sản phẩm mà tác giả nghiên cứu thì doanh thu của công ty còn phát sinh từ nhiều sản phẩm của công ty như sản phẩm chả tôm, thu nhập từđầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán,cho thuê tài chính, doanh thu từ các sản phẩm phụ, doanh thu từ kinh doanh giống thủy sản, thức ăn thủy sản. Ngoài ra còn có doanh thu từ phế phẩm đầu tôm, đuôi, vỏ tôm bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. ngoài ra còn có doanh thu từ lãi ngân hàng…

4.3 PHÂN LOI CHI PHÍ CA CÔNG TY THEO CÁCH NG X

CHI PHÍ

4.3.1 Căn cứứng x ca chi phí

Để phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận thì việc cần thiết đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của chi phí đó. Căn cứứng xử là đặt điểm của một hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó. Trong doanh nghiệp, các loại chi phí khác nhau là do căn cứ ứng xử khác nhau. Để xác định căn cứ ứng xử, kế toán nên chú ý việc xem xét phạm vi của chi phí hoặc nhóm các chi phí khác nhau do khác căn cứứng xử. Sự tương quan giữa chi phí và căn cứ ứng xử càng chặt chẽ, càng hiểu chính xác cách ứng xử của chi phí. Từ đó giúp cho việc tách các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty thành chi phí khả biến và chi phí bất biến được tiến hành một cách thuận lợi.

Do tính phức tạp trong quá trình sản xuất sản phẩm, từ một nguồn nguyên liệu công ty có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau cho nên ở đây ta chủ yếu phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận của các dòng sản phẩm tôm loại I, loại II, loại III, trong năm 2012 của công ty.

Việc chỉ ra những chi phí thường gắn liền với khối lượng hoàn thành như khối lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy sử dụng,… gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh, đó chính là cách ứng xử của chi phí. Và khi phân tích chi phí theo cách ứng xử, thì việc xác định phạm vi phù hợp là rất quan trọng. Phạm vi phù hợp trình bày mức độ hoạt động mà trong đó ứng xử của chi phí là hoàn toàn tuyến tính, vượt qua phạm vi phù hợp cần đánh giá lại chi phí.

Như chi phí NVL, chi phí SXC phát sinh phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất, khoản chi phí này biến động theo sự tăng (giảm) của số lượng sản phẩm sản xuất, còn chi phí BH và chi phí QLDN thì chủ yếu phụ thuộc vào số sản lượng tiêu thụ. Riêng chi phí NCTT phụ thuộc vào số giờ lao động trực tiếp, khi tăng ca sản xuất thì chi phí này cũng tăng theo

43

Vì vậy căn cứứng xửđược chọn cho mỗi loại chi phí cụ thể như sau:

Bng 4.2: Căn cứứng xử của từng loại chi phí. Loại chi phí Căn cứứng xử chi phí Chi phí NVLTT Số lượng sản phẩm sản xuất Chi phí NCTT Số giờ lao động trực tiếp

Chi phí SXC Số lượng SPSX, KWh tiêu thụ, m3 tiêu thụ, số giờ…. Chi phí BH Số lượng sản phẩm tiêu thụ…..

Chi phí QLDN Số lượng sản phẩm tiêu thụ…..

(Ngun: Phòng kế toán năm 2012)

Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử chi phí thì tổng chi phí được chia thành 3 loại

Biến phí (chi phí khả biến) Định phí (chi phí bất biến) Chi phí hỗn hợp

4.3.2 Chi phí nguyên vt liu trc tiếp

Nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất ra sản phẩm là tôm nguyên liệu, loại chi phí này được xếp vào chi phí khả biến sản xuất của công ty và thường chiếm tỷ lệ lớn.

Về nguyên liệu chính là tôm thì công ty trực tiếp thu mua từ các hộ nuôi bên ngoài, do tôm nuôi có nhiều loại kích cỡ khác nhau nên công ty phân loại tôm theo từng cỡ khác nhau với giá khác nhau của từng loại. Công ty phân loại tôm thành các loại 20con/kg, 30con/kg và 40 con/kg, mỗi loại với một mức giá khác nhau, giá mua tôm nguyên liệu đầu vào đã được công ty tính toán đã bao gồm chi phí vận chuyển nguyên liệu từ nơi mua về công ty. Tổng hợp chi phí nguyên liệu chính tôm mua vào theo từng kích cỡ với từng loại giá khác nhau của công ty năm 2012 tại công ty phát sinh như sau.

44

Bng 4.3:Tổng hợp tình hình thu mua NVL chính trong năm 2012. ĐVT:Đồng

(Ngun: S liu phòng kế toán năm 2012)

Qua bảng tổng hợp nguyên liệu tôm mua vào cho thấy ứng với mỗi giá thì tương đương với một lượng mua thích hợp. Loại tôm 40con/kg được công ty mua nhiều chiếm 37% trong tổng giá trị mua, do loại này phù hợp cho việc chế biến ra những sản phẩm tôm đông lạnh dễ tiêu thụ trên thị trường của những nước kinh tế còn thấp, đồng thời với giá tôm mua nguyên liệu tương đối phù hợp cho việc chế biến chả tôm. Còn loại 20con/kg thì đây là loại tôm lớn có giá mua tương đối cao, sản phẩm làm ra chỉ dùng để xuất khẩu ra nhưng nước có nền kinh tế cao nên công ty chỉ thu mua nguyên liệu ở mức này chiếm 27%, thêm vào đó do đa số các hộ nuôi ở Việt Nam còn kém, chất lượng tôm không đồng đều, đa phần tôm chỉđạt năng suất ở mức trung bình, chất lượng ở mức 30con/kg và 40con/kg là nhiều nên công ty thường mua được ở mức này với số lượng nhiều chiếm 35% đối với loại 30con/kg.

Sản phẩm tôm sống nguyên liệu sau khi qua sơ chế sẽ tiến hành tẩm ướp gia vị, xử lý công nghệ sau đó tiến hành đóng gói, ướp lạnh sản phẩm để tiêu thụ với nhiều kích cỡ và trọng lượng khác nhau. Dưới đây là loại sản phẩm được sản xuất và trọng lượng mà tác giả chọn cho nghiên cứu của mình. Công ty sẽ tiến hành phân loại đối với sản phẩm hoàn thành như sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với tôm 20con/kg được phân vào tôm thành phẩm loại I Đối với tôm 30con/kg được phân vào tôm thành phẩm loại II Đối với tôm 40con/kg được phân vào tôm thành phẩm loại III

Công ty sẽ tiến hành đóng gói với trọng lượng mỗi gối là 0,5kg cho tất cả 3 loại tôm.

Chỉ tiêu Số lượng(kg) Đơn giá 1 kg Thành tiền Tôm 20con/kg 646.945 225.000 145.562.669.982 Tôm 30con/kg 1.105.371 170.000 187.912.985.120 Tôm 40con/kg 1.370.960 145.000 198.789.150.547 Tổng cộng - - 532.264.805.649

45

Bng 4.4:Tổng hợp số lượng sản phẩm tôm sản xuất hoàn thành năm 2012. ĐVT:Gói sp Chỉ tiêu Số SP tôm sản xuất (Gói sp) Trọng lượng một gói sp(kg) Tôm 20con/kg 1.099.807 0,5 Tôm 30con/kg 1.768.593 0,5 Tôm 40con/kg 2.056.439 0,5 Tổng cộng 4.924.839 0,5 (Ngun: S liu phòng kế toán năm 2012)

Qua bảng tổng hợp 4.3 trên cho thấy với trọng lượng 0,5kg cho mỗi gói thành phẩm sản xuất ra cho mỗi loại tôm, cho thấy với 646.945kg tôm loại 20con/kg, khi tiến hành đóng gói thì được 1.099.807 gói sản phẩm tôm loại I, còn với 1.105.371kg tôm loại 30con/kg sau khi đóng gói thu được 1.768.593 gói sản phẩm tôm loại II và 2.056.439 gói thành phẩm tôm loại III là số lượng đạt được của 1.370.960 kg tôm loại 40con/kg.

Qua việc tổng hợp giá trị nguyên liệu tôm sống mua vào trong quá trình sản xuất, đồng thời tính toán được số lượng sản phẩm tôm hoàn thành trong năm 2012, thì tổng hợp được chi phí nguyên liệu trực tiếp ứng với số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành như sau.

Bng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu đơn vị cúa các sản phẩm sản xuất hoàn thành năm 2012. ĐVT:Đồng Chỉ tiêu Chi phí NVLTT Số sản phẩm sản xuất (Gói sp) CPNVLTT đơn vị (đ/gói sp) Tôm loại I 145.562.669.982 1.099.807 132.353 Tôm loại II 187.912.985.120 1.768.593 106.250 Tôm loại III 198.789.150.547 2.056.439 96.667 Tổng cộng 532.264.805.649 4.924.839 335.270 (Ngun: S liu phòng kế toán năm 2012) Để thấy rõ hơn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm ta quan sát đồ thị sau.

46 132,353 106,250 96,667 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000

Tôm loại I Tôm loại II Tôm loại III CPNVLTT đơn vị (đ/gói sp)

(Ngun: kho sát, năm 2012)

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện chi phí NVLTT đơn vị năm 2012.

Qua bảng 4.4 và biểu đồ cho thấy chi phí khả biến đơn vị của sản phẩm tôm loại I là lớn nhất so với 2 loại sản phẩm còn lại. Như ta đã biết CP NVL trực tiếp là chi phí khả biến của công ty theo căn cứ ứng xử thì nó thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra. Với chi phí khả biến đơn vị là 132.353đ/một gói sản phẩm, khi số lượng sản xuất nhiều hơn 1 gói sản phẩm, thì tổng chi phí khả biến của loại sản phẩm này sẽ thay đổi. Còn sản phẩm tôm loại II và loại III cũng vậy tổng chi phí khả biến sẽ thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi.

4.3.3 Chi phí nhân công trc tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí khả biến của công ty bao gồm chi phí tiền lương trực tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản trích theo lương.

Bng 4.6 : Bảng tổng hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp sản xuất năm 2012.

ĐVT:Đồng

Chỉ tiêu Số tiền Các khoản trích theo lương Tiền lương NCTTSX 97.731.357.028 22.478.212.116

(Ngun: S liu phòng kế toán năm 2012)

Về tiền lương nhân công trực tiếp thì công ty tính theo số giờ lao động trực tiếp để tạo ra sản phẩm.

47

Căn cứ để tạo ra 1 gói sản phẩm tôm loại I mất 0,5 giờ công, sản phẩm loại II mất 0,7 giờ công, sản phẩm loại III mất 0,8 giờ công.

Bng 4.7:Tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương CNTT sản xuất cho từng loại sản phẩm trong năm 2012. ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Tiền lương CNTT sản xuất Các khoản trích theo lương Tôm loại I 15.654.448.765 3.600.523.216 Tôm loại II 35.243.354.430 8.105.971.519 Tôm loại III 46.833.553.833 10.771.717.382 Tổng cộng 97.731.357.028 22.478.212.116 (Ngun: S liu phòng kế toán năm 2012)

Qua việc tổng hợp tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm cho thấy tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất tôm loại III là cao nhất so với hai loại sản phẩm còn lại, nguyên nhân là do công ty nhập nguyên liệu với số lượng nhiều, do đó để tạo ra 1 gói sản phẩm tôm loại III cần tới 0,8 giờ công lao động, cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành sản phẩm so với hai loại sản phẩm loại I và loại II, nên chi phí tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất cao.

Bng 4.8:Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm tính cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2012. ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Tổng tiền lương và các khoản trích Số sản phẩm SX(gói sp) Tổng số giờ LĐTT(giờ) Chi phí NCTT đơn vị (đ/sp) Tôm loại I 19.254.971.980 1.099.807 549.904 17.508 Tôm loại II 43.349.325.949 1.768.593 1.238.015 24.511 Tôm loại III 57.605.271.215 2.056.439 1.641.151 28.012 Tổng cộng 120.209.569.144 4.924.839 - 70.031 (Ngun: S liu phòng kế toán năm 2012)

48 17,508 24,511 28,012 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000

Tôm loại I Tôm loại II Tôm loại III Chi phí NCTT đơn vị (đ/gói sp)

(Ngun: kho sát, năm 2012)

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện chi phí NCTT sản xuất đơn vị của từng loại sản phẩm năm 2012

Qua bảng phân tích số liệu 4.7 và biểu đồ chi phí nhân công đơn vị trực tiếp sản xuất sản phẩm, cho thấy chi phí nhân công đơn vị của một gói sản phẩm tôm loại III cao hơn hai loại sản phẩm còn lại, 28.012đ/gói sản phẩm tôm loại III, như ta thấy thì sản phẩm loại I có tổng thời gian lao động trực tiếp ít hơn so với sản phẩm II và III, chỉ 549.904 giờ công, do tôm loại I có số lượng mua vào ít và việc sơ chế dể dàng nên tốn ít thời gian hơn, còn tôm loại III do mua với số lượng nhiều, việc sơ chế phức tạp nên có tổng số giờ lao động trực tiếp tới 1.641.151 giờ công, còn tôm loại II có tổng số giờ lao động trực tiếp là 1.238.015 giờ công, nếu thời gian lao động biến đổi thì tổng chi phí tiền lương trực tiếp sản xuất của từng loại sản phẩm cũng thay đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.4 Chi phí sn xut chung.

Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm nhiều loại chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm của công ty, bao gồm các loại chi phí như tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao, điện, nước, điện thoại, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…

Các chi phí sử dụng cho sản xuất chung có tính tương đối phức tạp, theo cách ứng xử chi phí thì các loại chi phí này có thể là chi phí khả biến, bất biến hoặc chi phí hỗn hợp.

Bng 4.9: Tổng hợp chi phí sản xuất chung của công ty trong năm 2012. ĐVT: Đồng

49 Khoản mục chi phí Căn cứứng xử Số tiền BP ĐP CPHH Lương và các khoản trích theo lương của NVPX Số giờ lao động 5.235.494.287 x Chi phí NVL phụ Số lượng SPSX 13.954.737.148 x Chi phí điện Số kwh tiêu thụ 4.994.900.591 x Chi phí nước Số m3 tiêu thụ 1.521.591.624 x Nhiên liệu Số giờ máy chạy 5.786.225.579 x

Khấu hao Số lượng SPSX 19.799.230.895 x Thuê nhà xưởng Số lượng SPSX 5.314.957.154 x

Điện thoại Số giờ gọi 406.824.827 x

(Ngun: S liu phòng kế toán năm 2012)

Du “X” th hin loi ng x chi phí ca tng khon mc.

Qua tổng hợp chi phí SXC của công ty trong năm 2012, thì thấy được các khoản chi phí này nếu căn cứ theo sựứng xử chi phí thì các chi phí được xếp vào chi phí khả biến, bất biến, chi phí hỗn hợp cho từng khoản chi phí.

Chi phí NVL phụ, tiền điện, tiền nước, nhiên liệu là những khoản chi phí trực tiếp tạo ra một gói sản phẩm, những khoản chi phí này sẽ tăng hoặc giảm khi công ty sản xuất ra nhiều hay ít sản phẩm nên đây là những khoản biến phí của công ty, nó biến đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra.

Các khoản chi phí bất biến của công ty bao gồm khấu hao (theo phương pháp khấu hao đường thẳng), lương của nhân viên phân xưởng, thuê nhà xưởng, nếu công ty có sản xuất nhiều hay ít sản phẩm, thì công ty cũng phải gánh chịu toàn bộ các chi phí này trong năm.

Còn chi phí điện thoại do công ty sử dụng điện thoại bàn, dịch vụ của viettel chi phí bao gồm cả phần bất biến là chi phí thuê bao hằng tháng là 25.000đ/tháng, còn phần khả biến là tùy thuộc vào số lần và thời gian gọi. Vì vậy có thể dể dàng tính được phần chi phí bất biến, và khả biến cho loại chi phí này trong năm.

Phần chi phí bất biến = 25.000đ/tháng * 12 tháng = 300.000đ Phần chi phí khả biến = 406.824.827 – 300.000 = 406.524.827đ.

Từ bảng tổng hợp chi phí SXC của công ty năm 2012, thì xác định được chi phí khả biến SXC và chi phí bất biến SXC của mỗi loại sản phẩm như

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn minh phú – hậu giang (Trang 55)