Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm nhiều loại chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm của công ty, bao gồm các loại chi phí như tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao, điện, nước, điện thoại, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…
Các chi phí sử dụng cho sản xuất chung có tính tương đối phức tạp, theo cách ứng xử chi phí thì các loại chi phí này có thể là chi phí khả biến, bất biến hoặc chi phí hỗn hợp.
Bảng 4.9: Tổng hợp chi phí sản xuất chung của công ty trong năm 2012. ĐVT: Đồng
49 Khoản mục chi phí Căn cứứng xử Số tiền BP ĐP CPHH Lương và các khoản trích theo lương của NVPX Số giờ lao động 5.235.494.287 x Chi phí NVL phụ Số lượng SPSX 13.954.737.148 x Chi phí điện Số kwh tiêu thụ 4.994.900.591 x Chi phí nước Số m3 tiêu thụ 1.521.591.624 x Nhiên liệu Số giờ máy chạy 5.786.225.579 x
Khấu hao Số lượng SPSX 19.799.230.895 x Thuê nhà xưởng Số lượng SPSX 5.314.957.154 x
Điện thoại Số giờ gọi 406.824.827 x
(Nguồn: Số liệu phòng kế toán năm 2012)
Dấu “X” thể hiện loại ứng xử chi phí của từng khoản mục.
Qua tổng hợp chi phí SXC của công ty trong năm 2012, thì thấy được các khoản chi phí này nếu căn cứ theo sựứng xử chi phí thì các chi phí được xếp vào chi phí khả biến, bất biến, chi phí hỗn hợp cho từng khoản chi phí.
Chi phí NVL phụ, tiền điện, tiền nước, nhiên liệu là những khoản chi phí trực tiếp tạo ra một gói sản phẩm, những khoản chi phí này sẽ tăng hoặc giảm khi công ty sản xuất ra nhiều hay ít sản phẩm nên đây là những khoản biến phí của công ty, nó biến đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Các khoản chi phí bất biến của công ty bao gồm khấu hao (theo phương pháp khấu hao đường thẳng), lương của nhân viên phân xưởng, thuê nhà xưởng, nếu công ty có sản xuất nhiều hay ít sản phẩm, thì công ty cũng phải gánh chịu toàn bộ các chi phí này trong năm.
Còn chi phí điện thoại do công ty sử dụng điện thoại bàn, dịch vụ của viettel chi phí bao gồm cả phần bất biến là chi phí thuê bao hằng tháng là 25.000đ/tháng, còn phần khả biến là tùy thuộc vào số lần và thời gian gọi. Vì vậy có thể dể dàng tính được phần chi phí bất biến, và khả biến cho loại chi phí này trong năm.
Phần chi phí bất biến = 25.000đ/tháng * 12 tháng = 300.000đ Phần chi phí khả biến = 406.824.827 – 300.000 = 406.524.827đ.
Từ bảng tổng hợp chi phí SXC của công ty năm 2012, thì xác định được chi phí khả biến SXC và chi phí bất biến SXC của mỗi loại sản phẩm như sau.
50
Bảng 4.10: Tổng hợp chi phí khả biến SXC của công ty trong năm 2012 cho từng loại sản phẩm sản xuất.
ĐVT:Đồng
Khoản mục chi phí Tôm loại I Tôm loại II Tôm loại III Chi phí NVL phụ 2.790.947.430 4.884.158.002 6.279.631.717 Chi phí điện 1.115.453.040 1.793.753.303 2.085.694.248 Chi phí nước 334.750.157 426.045.655 760.795.812 Nhiên liệu 578.622.558 2.025.178.953 3.182.424.068 Điện thoại 90.784.460 145.989.943 169.750.424 Tổng cộng 4.910.557.645 9.275.125.854 12.478.296.269 (Nguồn: Số liệu phòng kế toán năm 2012)
Qua tổng hợp chi phí SXC khả biến cho từng loại sản phẩm sản xuất trong năm 2012, cụ thể là sản phẩm tôm loại I, loại II, loại III, thì cho thấy chi phí SXC của tôm loại III là nhiều nhất so với hai loại sản phẩm còn lại 12.478.296.269đ, chi phí SXC của loại sản phẩm này cao là do công ty cần nhiều nguyên liệu phụ, chi phí tiền nước, tiền điện, nhiên liệu… vì công ty thu mua tôm nguyên liệu với số lượng nhiều, sản xuất ra với số lượng sản phẩm nhiều hơn hai loại sản phẩm còn lại nên chi phí SXC khả biến của loại sản phẩm này cao, còn sản phẩm tôm loại I do sản xuất với số lượng ít, nên tổng chi phí khả biến SXC thấp.
Bảng 4.11: Chi phí SXC khả biến đơn vị của từng loại sản phẩm sản xuất
trong năm 2012.
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Tổng CPKB Số SPSX (gói sp) CP đơn vị (đ/gói sp) Tôm loại I 4.910.557.645 1.099.807 4.465
Tôm loại II 9.275.125.854 1.768.593 5.244 Tôm loại III 12.478.296.269 2.056.439 6.068 Tổng cộng 26.663.979.769 4.924.839 15.777
(Nguồn: Số liệu phòng kế toán năm 2012)
Để thấy rõ chi phí đơn vị sản xuất chung của từng sản phẩm ta quan sát đồ thị sau.
51 4,465 5,244 6,068 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000
Tôm loại I Tôm loại II Tôm loại III
CPSXC đơn vị (đ/gói sp)
(Nguồn: khảo sát, năm 2012)
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện chi phí sản xuất chung khả biến đơn vị của từng loại sản phẩm năm 2012
Với căn cứứng xửđược chọn là số sản phẩm sản xuất ra trong năm của ba loại sản phẩm, thì cho thấy được chi phí SXC đơn vị của ba loại sản phẩm, ta thấy chí phí SXC đơn vị của sản phẩm tôm loại III 6.068đ/gói sản phẩm cao hơn hai sản phẩm còn lại, chi phí đơn vị của loại sản phẩm này cao là do chi phí khả biến SXC cao hơn chi phí của hai loại sản phẩm I và II. Tổng chi phí SXC khả biến sẽ thay đổi khi có sự thay đổi về sản lượng sản xuất.
4.3.4.2 Chi phí sản xuất chung bất biến
Với tiêu thức phân bổ theo số lượng sản phẩm sản xuất thì ta có chi phí sản xuất chung bất biến của 3 loại sản phẩm như sau.
Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí SXC bất biến của công ty trong năm 2012 cho từng loại sản phẩm sản xuất.
ĐVT:Đồng
Khoản mục chi phí Tôm loại I Tôm loại II Tôm loại III Tiền lương và các khoản trích ở PX 1.169.182.031 1.880.154.569 2.186.157.687 Khấu hao 4.421.531.898 7.110.238.764 8.267.460.232 Thuê nhà xưởng 1.365.438.775 1.873.827.808 2.075.690.571 Điện thoại 66.996 107.735 125.269 Tổng cộng 6.956.219.700 10.864.328.877 12.529.433.759 (Nguồn: Số liệu phòng kế toán năm 2012)
52
Qua bảng tổng hợp chi phí SXC bất biến trong năm 2012 cho ba loại sản phẩm cho thấy, chi phí SXC của sản phẩm tôm loại III cũng là lớn nhất so với hai sản phẩm loại I và II, do sản xuất ra với số lượng nhiều hơn nên chi phí lương ở bộ phận phân xưởng, khấu hao máy móc, thuê nhà xưởng… chiếm nhiều hơn hai loại sản phẩm còn lại nên chi phí bất biến nhiều hơn.