Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn minh phú – hậu giang (Trang 97)

Trong các trường hợp trên, chúng ta xét trong điều kiện giá bán không đổi thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn. Bây giờ chúng ta xem xét ngược lại, nếu giá bán thay đổi thì lượng sản xuất và tiêu thụở điểm hòa vốn sẽ như thế nào ?

Chúng ta xem xét cả 3 loại sản phẩm thì.

Hiện tại sản phẩm tôm loại I đang tiêu thụ 989.826 gói sản phẩm với đơn giá 174.500đ/gói sp, lượng hòa vốn lúc này là 769.638 gói sản phẩm.

Sản phẩm tôm loại II đang tiêu thụ 1.591.734 gói sản phẩm với giá 162.800đ/ gói sp, lượng hòa vốn của sản phẩm lúc này là 899.529 gói sản phẩm

Còn sản phẩm loại III đang tiêu thụ ở mức 1.850.795 gói sản phẩm với giá 155.900đ/ gói sản phẩm, lượng hòa vốn của sản phẩm lúc này 1.128.552 gói sản phẩm

Giả sử sản phẩm loại I giá bán đơn vị dao động từ 166.500đ/gói sp – 182.500đ/gói sp.

Sản phẩm tôm loại II giá bán 1 sản phẩm dao động từ 154.800đ/gói sp – 170.800đ/gói sp

Còn sản phẩm loại III có giá bán 1 đơn vị sản phẩm bán ra dao động từ 147.900đ/gói sp – 163.900đ/gói sp

Chúng ta xem khi đó các sản phẩm phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm mới đạt được mức hòa vốn khi giá bán có sự thay đổi.

84

Bng 4.44 : Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn của 3 loại sản phẩm tôm trong năm 2012. ĐVT:Đồng Giá bán đơn vị (đ/gói sp) CPBB CPKB Doanh thu Lượng tiêu thụ( gói sp) Chi phí hòa vốn 1sp ĐP BP Tôm loại I 166.500 13.996.639.936 214.791.947.282 228.788.587.219 1.374.106 10.186 156.314 170.500 13.996.639.936 154.227.461.935 168.224.101.872 986.652 14.186 156.314 174.500 13.996.639.936 120.305.222.425 134.301.862.361 769.638 18.186 156.314 178.500 13.996.639.936 98.614.927.207 112.611.567.143 630.877 22.186 156.314 182.500 13.996.639.936 83.551.163.790 97.547.803.727 534.509 26.186 156.314 Tôm loại II 154.800 22.185.986.174 183.910.428.838 206.096.415.012 1.331.372 16.664 138.136 158.800 22.185.986.174 148.310.268.397 170.496.254.571 1.073.654 20.664 138.136 162.800 22.185.986.174 124.257.354.288 146.443.340.462 899.529 24.664 138.136 166.800 22.185.986.174 106.917.505.797 129.103.491.971 774.002 28.664 138.136 170.800 22.185.986.174 93.824.497.495 116.010.483.669 679.218 32.664 138.136 Tôm loại III 147.900 25.693.738.724 231.643.835.415 257.337.574.139 1.739.943 14.767 133.133 151.900 25.693.738.724 182.271.248.339 207.964.987.063 1.369.091 18.767 133.133 155.900 25.693.738.724 150.247.486.168 175.941.224.892 1.128.552 22.767 133.133 159.900 25.693.738.724 127.794.841.319 153.488.580.043 959.904 26.767 133.133 163.900 25.693.738.724 111.180.307.394 136.874.046.118 835.107 30.767 133.133 (Ngun: Tính toán năm 2012)

Sản phẩm tôm loại, khi sản lượng bán ra từ 534.509 - 986.652 gói sản phẩm thì sản phẩm có thể bán với giá tương ứng từ 170.500đ/sp - 182.500đ/gói sp thì cho thấy vẫn đảm bảo được mức hòa vốn khi giá bán có sự thay đổi. Nhìn vào ta thấy, khi có sự giảm dần về giá bán thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên để đạt được mức hòa vốn, còn khi giá tăng lên thì sản lượng tiêu thụ để đạt mức hòa vốn sẽ giảm xuống. Nhìn vào sự thay đổi về giá của sản phẩm tôm loại I ta thấy khi sản phẩm này giảm giá bán xuống chỉ còn 166.500đ/gói sp thì cho thấy để đạt mức hòa vốn với mức giá này thì công ty phải tiêu thụ với số lượng 1.374.106 gói sản phẩm nhiều hơn so với sản lượng

85

tiêu thụ thực tế trong năm của sản phẩm này chỉ 989.826 gói sản phẩm, công ty phải tiêu thụ với số lượng nhiều hơn thực tế như vậy mới đạt được mức hòa vốn, cho thấy loại sản phẩm này nếu gặp điều kiện không tốt khi có sự sụt giảm mạnh về giá thì có thể làm cho sản phẩm này bị lỗ gây ảnh hưởng lợi nhuận cho công ty.

Còn sản phẩm loại II, khi sản lượng bán ra từ 679.218 - 1.331.372 gói sản phẩm với mức giá dao động từ 154.800 - 170.800đ/gói sp thì vẫn đảm bảo hòa vốn, sản phẩm tôm loại III cũng vậy khi khối lượng bán ra từ 835.107 - 1.739.94 gói sp với mức giá dao động từ 147.900 - 163.900đ/gói sp thì vẫn đạt mức hòa vốn, qua việc thay đổi giá của 2 sản phẩm này ta cũng thấy được khi tăng giá thì sản lượng tiêu thụ giảm xuống, còn khi giá giảm xuống thì sản lượng tiêu thụ tăng lên đểđạt mức hòa vốn.

Đồng thời qua việc phân tích này ta còn thấy được rằng khi sản lượng bán ra tăng thì biến phí đơn vị 1 sản phẩm không có sự thay đổi, còn định phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ giảm dần, còn tổng chi phí khả biến sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng sản phẩm bán ra, tổng định phí vẫn cố định dù có sự tăng hay giảm về sản lượng tiêu thụ. Vì vậy cho nên làm cho tổng chi phí thay đổi theo từng mức giá và số lượng sản phẩm bán ra.

Tóm lại, qua việc phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận của 3 loại sản phẩm trong năm 2012 của công ty thủy sản Minh Phú – Hậu Giang, ta thấy rằng các đối với các sản phẩm không đồng nhất về giá bán, nhà quản trị không thể căn cứ vào SDĐP để quyết định tăng doanh thu của sản phẩm, mà còn phải căn cứ vào tỷ lệ SDĐP của sản phẩm đó. Hay nói cách khác, tỷ lệ SDĐP, đòn bẩy kinh doanh, kết cấu hàng bán, cơ cấu chi phí, sản lượng hòa vốn,… của các sản phẩm có quy mô khác nhau ( giá bán khác nhau – không có cơ sở đồng nhất) thì ngoài chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tốđó, còn chịu ảnh hưởng gián tiếp của giá bán của chính sản phẩm đó.

Ngoài ra thì việc tăng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm, hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, dự báo của nhà quản trị đối với sản phẩm đó.

86

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÂP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN

CHO CÔNG TY

5.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CA CÁC DÒNG SN PHM TRONG NĂM 2012.

Trong năm 2012, thị trường xuất, nhập khẩu thủy sản cũng như tiêu thụ ngày càng khả quan hơn, cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước thì các công ty kinh doanh ngành hàng thủy sản nói chung công ty thủy sản Minh Phú nói riêng ngày càng đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, công ty đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy tiêu thụ vì vậy tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2012 đạt được nhiều thuận lợi. Các dòng sản phẩm tôm loại I. II. III đều tăng nhanh về sản lượng tiêu thụ, mang lại nguồn doanh thu tương đối lớn cho công ty.

Nhìn chung, các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả khá cao. Tuy nhiên lợi nhuận mà các mặt hàng này mang lại là chưa tối ưu, tỷ lệ lợi nhuận đạt được chưa tương xứng với tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng doanh thu đạt được.

Qua phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận của các loại sản phẩm tôm loại I, II, III cho thấy được hiệu quả kinh doanh của các mặt hàng như sau.

Sn phm tôm loi I

Dòng sản phẩm tôm loại I cũng mang lại lợi nhuận cho công ty. Tuy sản lượng tiêu thụ ít nhưng do bán với giá cao, nên cũng mang lại lợi nhuận cho công ty nhưng đây không phải là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

Do chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhiều 91,7% trong tổng chi phí nên làm cho số dưđảm phí cũng thấp chỉ 10,4% nên lợi nhuận của dòng sản phẩm này thấp. Đồng thời sản phẩm này có thời gian hòa vốn nhiều 280 ngày, tỷ lệ số dư an toàn thấp 22,24%, tốc độ tăng lợi nhuận cao 4.50, cho nên khi có sự sụt giảm về doanh số thì sản phẩm này sẽ giảm nhanh lợi nhuận, khả năng phát sinh lỗ cao, thời gian hòa vốn nhiều cho thấy để quyết định cho đúng đắn nhà quản trị nên cần có những biện pháp, đẩy mạnh phát triển đầu tư, tính toán chi phí hợp lý để sản phẩm có thể tiếp tục phát triển.

Từđó ta thấy rằng, muốn dòng sản phẩm nào có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty thì với điều kiện thuận lợi như tăng nhanh về sản lượng

87

tiêu thụ, vấn đề đặt ra là giảm các khoản chi phí nhằm làm tăng SDĐP của sản phẩm đó tức là làm tăng lợi nhuận một sản phẩm bán ra sau khi hòa vốn.

Sn phm tôm loi II

Qua phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận của 3 sản phẩm tôm loại I, II, III thì cho thấy mặt hàng tôm loại II tuy có SDĐP nhỏ hơn sản phẩm loại III, nhưng lại có tỷ lệ SDĐP lớn nhất 15,1% trong 3 sản phẩm. Do đó, ở cùng mức sản lượng sau hòa vốn thì đây là sản phẩm có tốc độ tăng lợi nhuận nhiều nhất trong 3 dòng sản phẩm hay nói cách khác đây là sản phẩm rất nhạy cảm với sự biến động tăng giảm của doanh thu, chỉ cần doanh thu tăng một tỷ lệ nhỏ là có thể mang lại nhiều lợi nhuận và ngược lại khi doanh thu giảm thì chịu lỗ nhiều hơn.

Trong 3 dòng sản phẩm thì sản phẩm tôm loại II là có lợi nhuận nhiều nhất, nguyên nhân là do chi phí khả biến tương đối phù hợp làm cho tỷ lệ SDĐP lớn nhất, bên cạnh đó thì công ty có thể thu hồi vốn nhanh ở sản phẩm này với tỷ lệ hòa vốn thấp 56,51% và tính an toàn của dòng sản phẩm này cao có tỷ lệ an toàn 43,49% nên trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì đây là sản phẩm có tính an toàn cao và ít bị rủi ro.

Do đó để lợi nhuận của sản phẩm này mang lại là tốt nhất thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ nhằm tăng doanh thu. Vì chỉ cần tăng tỷ lệ nhỏ về doanh thu có thể mang lại lợi nhuận nhiều cho công ty.

Sn phm tôm loi III

Trong năm 2012 thì dòng sản phẩm tôm loại III là tiêu thụ với sản lượng nhiều nhất 1.850.795 gói sản phẩm, nhưng đây không phải mặt hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty, tuy sản phẩm có số dư đảm phí là lớn nhất nhưng do tỷ lệ số dư đảm phí chỉ 14,6% thấp hơn sản phẩm loại II, nên khi tăng cùng một lượng sau hòa vốn thì lợi nhuận của sản phẩm này thấp hơn so với sản phẩm loại II.

Tuy không mang lại lợi nhuận cao nhất, nhưng với cơ cấu chi phí khá hợp lý cùng với tốc độ tiêu thụ tăng khá nhanh nên công ty có thể nhanh chóng thu hồi vốn cho sản phẩm này với thời gian 220 ngày, tỷ lệ số dư an toàn tương đối cao 39,02%, Vì thế đây cũng được xem là sản phẩm tương đối tốt trong sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận ổn định cho công ty

Từđó cho thấy để tăng lợi nhuận của dòng sản phẩm này thì công ty có biện pháp nâng cao tỷ lệ số dư đảm phí, giảm các chi phí bất biến không cần thiết để mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

88

Qua việc đánh giá tình hình kinh doanh từng mặt hàng ta thấy rằng sản lượng tiêu thụ và cơ cấu chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của từng loại sản phẩm. Vậy ta phải làm gì để tăng doanh thu của từng dòng sản phẩm?, phải có chính sách kiểm soát và tiết kiệm chi phí như thế nào để có hiệu quả?, căn cứ vào tình hình kinh doanh của các mặt hàng chúng ta xem xét lần lượt các giải pháp đề ra trong ngắn hạn như sau.

5.2. ĐỀ XUT MT S GII PHÁP KIM SOÁT VÀ TIT KIM CHI PHÍ NHM NÂNG CAO LI NHUN CHO CÔNG TY

Việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận, giúp chúng ta thấy được phần nào hoạt động kinh doanh của công ty. Trong năm 2012 kết quả kinh doanh được đánh giá là khá khả quan, hầu hết các chỉ tiêu đặt ra đều đạt được, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm tương đối cao và lợi nhuận tăng khá nhiều. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, chất lượng sản phẩm ngày càng cao nên tạo được niềm tin ở nhiều khách hàng.

Tuy nhiên thì vẫn còn những bất cập, gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như quá trình tiêu thụ, nguồn nhân công, nguồn nguyên liệu đầu vào, khâu quản lý,…. Thông qua những vấn đề còn yếu kém đó tôi xin đưa ra một số ý sau nhằm nâng cao hiệu quả cho công ty.

V tình hình tiêu th.

Thì trước hết công ty phải đảm bảo chất lượng của các sản phẩm sản xuất ra đảm bảo về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ,… từ đó tạo được sự tin cậy cho người tiêu dùng trong cũng như ngoài nước, từđó đảm bảo được tình hình tiêu thụ sẽổn định hơn.

Một yếu tố quan trong để mang lại lợi ích cho công ty là yếu tố chi phí, quản lý tốt và phân bổ chi phí hợp lý, phù hợp, tiết kiệm là những yếu tố góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Gim chi phí

Chi phí nguyên vt liu

Để tránh hao hụt khi thu mua nguyên vật liệu công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, như công ty cần lập một bộ phận chuyên làm công tác thông tin dự báo, theo dõi tình hình biến động về giá cả thị trường trong và ngoài nước để nắm bắt thông tin kịp thời, phải kiểm tra số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu. Ngoài ra để tiết kiệm NVL tiêu hao cần cải tiến công tác bảo quản vừa giảm hư hỏng kém phẩm chất vừa giảm chi phí chế biến lại.

89

Do diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng bị thu hẹp, làm giá NVL tăng (giảm) không ổn định. Lúc này, công ty phải có những chính sách nhằm dự đoán tình hình thị trường của nguyên vật liệu như là phải thu thập bảng giá cung cấp NVL của nhiều nơi, so sánh xem nên chọn nhà cung cấp nguyên liệu nào có giá cả hợp lý mà vẫn đảm bảo được chất lượng, hay đầu tư trực tiếp vào vùng nuôi trồng thủy sản,…. Để tránh tình trạng thiếu nguyên liệu khi nguyên liệu tăng quá cao sẽảnh hưởng đến lợi nhuận và chi phí công ty.

Ngoài ra thì công ty đang thực hiện đầu tư vốn, cũng như con giống, thức ăn, kỹ thuật kết hợp với người dân ở các tỉnh nuôi tôm với chất lượng cao, để có nguồn nguyên liệu với giá cảổn định.

Chi phí nhân công

Giảm chi phí nhân công bằng cách tăng năng suất lao động và giảm hao phí lao động . Đối với tăng năng suất lao động tức giảm số giờ công tiêu hao sản xuất, tránh tình trạng tăng ca liên tục vừa làm công nhân mệt mỏi vừa không mang lại hiệu quả. Còn đối với giảm hao phí lao động, ta có thể bố trí lao động thật hợp lý giữa trình độ tay nghề và yêu cầu công việc. Đối với những người có tay nghề cao thì nên bố trí ở khâu đầu và quan trọng để xử lý NVL, tránh tình trạng sản phẩm tạo ra có chất lượng không cao. Bên cạnh đó, công ty nên có chính sách khen thưởng như tăng tiền thưởng … đối với các bộ phận có sáng kiến hay và hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn quy định.

Chi phí sn xut chung

Muốn tiết kiệm khoản chi phí này công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng làm tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Còn đối với chi phí vận chuyển nước ngoài thì công ty cần tiếp tục tìm kiếm những đơn vị vận chuyển có cước phí phù hợp và có uy tín.

Chi phí bán hàng và QLDN

Bên cạnh việc giảm chi phí sản xuất thì việc giảm CPBH và CP QLDN là một vấn đề mà công ty cần xem xét.

Để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường, để tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, thì công ty nhất thiết phải có một bộ phận

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn minh phú – hậu giang (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)