Giới thiệu một số nghiên cứu trƣớc đây về đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH BINARY LOGISTIC vào PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa có QUAN hệ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 27)

đến rủi ro tín dụng

Hoạt động Ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Khi nào ngân hàng còn hoạt động, khi đó rủi ro còn tồn tại. Vì vậy các nghiên cứu về rủi ro tín dụng có thể nói là đề tài “kinh điển” nhưng luôn là vấn đề nóng bỏng và phức tạp trong từng giai đoạn hoạt động của ngân hàng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế vẫn chưa hồi phục sau khủng hoảng, các DN còn gặp nhiều khó khăn, kinh doanh ngân hàng cũng theo đó mà bị ảnh hưởng.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tác giả xin trình bày một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

2.2.1 Tài liệu nghiên cứu trong nƣớc

(1) Hoàng Tùng (2011),Mô hình định lượng phân tích rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp, Tạp chí khoa học và Đào tạo Ngân hàng.

Với bối cảnh kinh tế năm 2010 là năm khởi đầu các biến động bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu thống kê, trong số 21 chỉ tiêu kinh tế xã hội chỉ có 16 chỉ tiêu đạt kế hoạch và 05 chỉ tiêu không đạt kế hoạch. GDP cả năm đạt 6,7%, GDP bình quân đầu người đạt 1.273 USD, vốn ODA giải ngân cả năm đạt khoảng 3,5 tỉ USD, vốn đầu tư gián tiếp tính đến cuối tháng 11/2010 tăng khoảng 712 triệu USD. Bên cạnh đó trong năm 2010 lạm phát ở mức cao (11,75%), chính sách tiền tệ chưa ổn định, nhập siêu tăng, dự trữ quốc gia giảm…Trên thị trường chứng khoán năm 2010, có thể nói là một năm không thuận lợi. Đa sốthời gian trong năm là giai đoạn thị trường trầm lắng, giảm điểm, thanh khoản thất thường. Giao dịch thị trường trầm lắng, thanh khoản giảm sút, vốn khan hiếm, lãi suất ngân hàng tăng cao và chưa có dấu hiệu suy giảm, các công ty có quy mô tài trợ vốn lớn liên tục gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản, giải chấp và thua lỗ của nhà đầu tư.

Trong giai đoạn bối cảnh kinh tế khó khăn như trên, tác giả Hoàng Tùng đã xây dựng phương pháp phân tích rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn chứng khoán dựa trên cơ sở tiếp cận các mô hình định lượng. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi qui Logistic trong việc đánh giá rủi ro tín dụng đối với 364 công ty đang niêm yết

18

trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu về rủi ro phá sản, tác giả đã đưa ra 07 biến độc lập biểu hiện những đặc trưng tài chính cơ bản của doanh nghiệp tác động tới rủi ro tín dụng gồm: Tỷ suất nợ; đòn bẩy nợ; tỷ suất tài sản ngắn hạn; số vòng quay tài sản; tỷ suất lợi nhuận/doanh thu; tỷ suất sinh lời tài sản; tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Từ các dữ liệu tài chính của các công ty niêm yết này, tác giả sử dụng SPSS và Eview chạy hồi quy tác giả tính toán được xác suất khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này trên cơ sở đó dự đoán rủi ro tín dụng của các công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu này là một trong những cơ sở gợi ý cho tác giả trong việc lựa chọn và phát triển các biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy, đứng trên quan điểm của những người trực tiếp làm ngân hàng.

(2) Trần Minh Duy (2013), Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình hồi quy Logistic: nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín,-

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Tình hình kinh tế vĩ mô năm 2013 dần dần đi vào ổn định, được thể hiện ở một vài chỉ báo quan trọng, như lạm phát được duy trì ở mức thấp 6,04% so với mục tiêu 7%-8%; GDP bình quân trên đầu người năm 2013 đạt 1.960 USD, lãi suất có xu hướng giảm thấp và ổn định, không còn tình trạng chạy đua lãi suất phức tạp như những năm trước; Tuy nhiên trong các ngân hàng tỷ lệ nợ xấu cao và tình trạng khốn khó tài chính của doanh nghiệp khiến cho các điều khoản cho vay được các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn trước, tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra, tức chỉ đạt 5,42% so với 5,5%.Từ công tác thẩm định và đánh giá hồ sơ khách hàng doanh nghiệp còn mang nhiều yếu tố chủ quan định tính tác giả Trần Minh Duy đã tập trung vào phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín từ đó đề xuất, gợi ý hệ thống giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng thông qua ứng dụng mô hình hồi quy Binary logistic. Tác giả đưa ra 09 biến độc lập là các chỉ tiêu tài chính cơ bản phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ngân hàng dùng để phân tích rủi ro tín dụng. Các chỉ tiêu gồm:Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản;Lợi nhuận giữ lại/doanh thu thuần;Vốn luân

19

chuyển/Tổng tài sản; Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần; Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu; Doanh thu thuần/Nợ ngắn hạn; Tỷ số thanh khoản ngắn hạn; Doanh thu thần/Tổng tài sản; Thay đổi trong tổng tài sản.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp thêm cơ sở khoa học cho các tổ chức tài chính và các cá nhân liên quan hiểu rõ hơn về rủi ro tín dụng; đặc biệt là Ngân hàng TMCP Sacombank trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro. Nghiên cứu là một trong những cơ sở gợi ý cho tác giả trong việc lựa chọn và phát triển các biến độc lập trong mô hình hồi quy.

Tuy nhiên mô hình tác giả sử dụng cũng có những hạn chế nhất định đó là những biến được đưa vào mô hình chưa thật sự là cách lựa chọn hoàn hảo để cho ra mô hình mang tính ứng dụng cao mà có thể thuyết phục các nhà quản trị, các nhà kinh tế sử dụng trong điều kiện làm việc tại các NHTM, chỉ có thể dùng để tham khảo. Bên cạnh đó, đề tài chủ đạo thực hiện thu thập số liệu từ ngân hàng Sacombank nên trong điều kiện mở rộng cho Việt Nam, bộ dữ liệu chưa đủ độ tin cậy nhằm đảm bảo mục tiêu sẽ chưa thể mở rộng tốt được.

(3) Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV- Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên cứu chuyên khảo, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

Đề tài khảo sát 200 DNNVV tại khu vực TP.HCM có vay vốn/dự định vay vốn tại các NHTM, đề tài còn khảo sát thêm đối tượng là các cán bộ trung cao cấp của các NHTM trên địa bàn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đề tài cũng sử dụng phương pháp chuyên gia với việc tổ chức một cuộc hội thảo khoa học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM với sự tham gia của các nhà khoa học, đại diện các ngân hàng và giới doanh nghiệp.Việc khảo sát hoạt động tín dụng từ cả 02 phía khách hàng và ngân hàng, cùng với ý kiến chuyên gia thể hiện tính khách quan của đề tài khi xem xét vấn đề vay vốn của các DNNVV từ nhiều góc độ nghiên cứu.

Nghiên cứu tập trung vào hai nội dung chính là: Mô tả hiện trạng DNNVV tại TP.HCM qua các phương diện: Quy mô và cách tiếp cận nguồn vốn, tay nghề, khả năng tiếp

20

cận thông tin, thị trường, các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp và quan hệ tín dụng với ngân hàng…Nội dung thứ hai là kết quả khảo sát cán bộ ngân hàng về tài trợ tín dụng cho DNNVV, bao gồm: Khách hàng mục tiêu của ngân hàng, nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và DNNVV, tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp,…Từ đó, đưa ra các đề xuất giải pháp đối với các ngân hàng thương mại, bản thân doanh nghiệp và các tổ chức khác có liên quan để có các biện pháp tích cực phát triển mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Bài viết cung cấp nguồn tài liệu quý báu cho tác giả trong việc tìm hiểu những đặc điểm về DNNVV và mối quan hệ tín dụng giữa loại hình doanh nghiệp này với các NHTM, là gợi ý cho việc đưa ra những nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng xuất phát từ nội tại của bản thân doanh nghiệp gây nên.

(4) Võ Đức Toàn (2012),Tín dụng đối với DNNVV của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng TP.HCM

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hướng đến việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó góp phần đưa ra các giải pháp giúp các DNVVN dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại cổ phần.

Mục đích nghiên cứu là đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng TMCP đối DNVVN trên địa bàn Tp.HCM.

Để đạt được mục tiêu, mục đích nghiên cứu của đề tài này, luận án có những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về DNVVN, tín dụngNHTM đối với DNVVN, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP, đối với DNVVN trên địa bàn TP.HCM từ đó rút ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của nó.

21

Công trình cung cấp nguồn tài liệu quý báu cho tác giả trong việc tìm hiểu những lý luận về DNVVN, hoạt động tín dụng đối với DNVVN của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM, là gợi ý cho việc đưa ra những nguyên nhân gây nên RRTD xuất phát từ phía ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2 Tài liệu nghiên cứu ngoài nƣớc:

(1)Tabeb. A(2005), Logit models for Bankruptcy data Implemented in XploRe, A master of Science, Humboldt-Universitat zu Berlin, CASE-Center for Applied Statistic and Economics Institute for Statistics and Econometrics.

Kinh tế Mỹ trong giai đoạn 2000-2003 lâm vào thời kỳ suy thoái, lạm phát giảm đáng kể với chỉ số lạm phát giá tiêu dùng CPI vẫn ở mức dưới 2%, rủi ro thất nghiệp cao (hiện vẫn đang dao động trong khoảng 6%); thâm hụt tài khoản vãng lai vào khoảng 5,2% GDP và sự biến động thất thường của giá trị đồng USD. Tuy vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn là đầu tàu của quá trình phục hồi kinh tế nhờ các chính sách cắt giảm thuế và lãi suất (hiện ở mức 1% - mức thấp nhất trong vòng 40 năm qua). Đến quý III/2003, kinh tế Mỹ đã tăng 8,2%, mức tăng trưởng cao nhất trong 20 năm qua. Số lượng đơn đặt hàng sản xuất và lượng hàng xuất khẩu tăng và sự chuyển biến khá của thị trường chứng khoán tạo đà cho kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng. Bước sang năm 2004 kinh tế Mỹ phục hồi sau đợt suy thoái năm 2000 và đạt mức tăng trưởng 4,3% là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1999.

Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả Tabeb Ahmad đã ứng dụng mô hình kinh tế lượng vào việc dự đoán khả năng phá sản của doanh nghiệp. Tác giả đề xuất sử dụng mô hình Logistic để dự đoán xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp ở Mỹ với mẫu quan sát là 1.052 doanh nghiệp trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2004. Tác giả đưa ra các biến ảnh hưởng đến khả năng phá sản của doanh nghiệp gồm 14 biến độc lập: Tiền mặt/Tổng tài sản (TTS); tồn kho/TTS; Tài sản ngắn hạn/TTS; TSCĐ/TTS; giá trị tài sản vô hình/TTS; Vòng quay tài sản; nợ ngắn hạn/TTS; Tổng nợ/TTS; vốn tự có/TTS; Doanh thu/TTS; Ebit/TTS; Ebit/tiền lãi phải thanh toán; thu nhập ròng/TTS; (tài sản ngắn hạn-Nợ ngắn hạn)/TTS.

Từ nghiên cứu tác giả kết luận nhóm chỉ số về lợi nhuận, đòn bẩy và thanh khoản tác động mạnh nhất tới khả năng phá sản của doanh nghiệp. Mô hình Logit chưa phải là công cụ

22

hiệu quả nhất để đo lường rủi ro mà chỉ là một trong những phương pháp để hỗ trợ các nhà phân tích xem xét khi muốn quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

(2)Edward, I. A., & Gabriele, S.,(2007), Modeling Credit Risk for SMEs: Evidence from the US Market.ABACUSJounal, 43(3), 332-357.

Trong bối cảnh kinh tế tại thị trường Mỹ đã nêu sơ lược ở phần trên, năm 2007, hai tác giả Edward I.Altman và Gabriele Sabato tiến hành nghiên cứu xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Mỹ. Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy Logistic với dữ liệu tài chính lấy từ 2.000 công ty Mỹ trong thời gian từ 1994-2002 với doanh thu hàng năm dưới 25 triệu USD (theo quy định về vốn của Ủy Ban Basel). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 05 biến độc lập (chỉ số tài chính) có khả năng dự báo tốt nhất cho xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp đó là tỷ số Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao/Tổng tài sản; nợ ngắn hạn/giá trị sổ sách vốn cổ phần; lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản; Tiền mặt/Tổng tài sản; Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao/chi phí lãi vay.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với cùng một dữ liệu mẫu thì mô hình Logistic cho kết quả dự đoán tốt hơn so với các mô hình định lượng khác như mô hình điểm chuẩn Z, mô hình phân tích đa biệt thức (MDA-Multiple discriminant analysis). Cụ thể là dự đoán đúng của từng phương pháp là 87% (nếu sử dụng mô hình Logistic); 69% (mô hình điểm chuẩn Z); 60% đối với phương pháp phân tích đa biệt thức.

Nghiên cứu của các tác giả cũng kết luận rằng việc quản lý rủi ro tín dụng giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn cần có những yêu cầu và tiêu chuẩn khác nhau. Trong khuôn khổ phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất cần phải đưa thêm các nhân tố khác vào khi phân tích rủi ro tín dụng như quy trình thủ tục trong xử hồ sơ.., bên cạnh đó khuyến nghị các ngân hàng khi áp dụng mô hình trong việc đánh giá rủi ro cần cân nhắc kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp điểm số và xếp hạng tín dụng, các quy định về danh mục vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

(3) Chiara, P., Costanza, T., (2010), A a parsimonious default prediction model for Italian SMEs, Banks and banks Systems, 5(4).

23

Năm 2010 chúng ta có thể thấy kinh tế châu Âu đang ở mức đáy của cuộc khủng hoảng nợ công. Bắt đầu với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng Euro. Tốc độ hồi phục kinh tế của các nước châu Âu vẫn còn khá khiêm tốn, các nền kinh tế dẫn đầu khu vực châu Âu vẫn đang tăng trưởng với tốc độ chậm. Chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu đã đẩy các nước này rơi vào trạng thái trì trệ. Tiêu dùng nội địa, nguồn lực để thúc đẩy hồi phục kinh tế, sụt giảm nhanh. Chính sách cắt giảm chi tiêu khu vực công, gia tăng thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp và triển vọng kinh tế không mấy lạc quan khiến người dân càng thận trọng hơn với quyết định chi tiêu.

Với mục đích xây dựng mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ của các DN ở Ý. Tác giả Chiara P.C. T. đã sử dụng mô hình Logistic dựa trên các tỷ số tài chính để lượng hóa xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Dữ liệu chủ yếu thu thập tại các doanh nghiệp ở khu vực Emilia Romagna- là mẫu đại diện cho các doanh nghiệp vừa và

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH BINARY LOGISTIC vào PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa có QUAN hệ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 27)