Giới thiệu sơ lƣợc về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng-VPBank

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH BINARY LOGISTIC vào PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa có QUAN hệ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 55)

Lịch sử ra đời

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VPBank) tiền thân là ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH/GP do NHNN cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do UBNN thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993, đặt trụ sở chính tại số 08 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Các giai đoạn phát triển trong những năm gần đây

Ngày 27 tháng 07 năm 2010, VPBank nhận được quyết định của NHNN chấp thuận cho VPBank đổi tên từ ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam thành ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc thay đổi tên gọi, VPBank chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VPBank chính thức bước vào giai đoạn mới với định hướng mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội. Ngày 30 tháng 12 năm 2010, VPBank nâng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.

Năm 2011, VPBank ra mắt nhiều sản phẩm mới như: tiết kiệm tích lộc, VP Super, VP Business. Cũng trong năm này, VPBank ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với EVN NPC. Ngày 13 tháng 10 năm 2011, VPBank nâng vốn điều lệ lên 4.433 tỷ đồng. Đến 30 tháng 12 năm 2011, VPBank tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 5.050 tỷ đồng.

Năm 2012, VPBank ra mắt không gian giao dịch mới. Ngày 02 tháng 11 năm 2013, VPBank nâng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng.

Qua gần 20 năm hoạt động, VPBank đã trở thành một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ lên đến 5.770 tỷ đồng, hơn 4.000 cán bộ nhân viên trẻ,

46

năng động, sáng tạo, được đào tạo các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng và hơn 200 điểm giao dịch tại khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Với những nguồn lực trên, VPBank đang nổ lực thể hiện vị thế của ngân hàng mạnh trong nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12) đang bức phá để hoàn thành mục tiêu trở thành một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong ba ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

4.2 Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank 4.2.1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Tại VPBank, công tác quản lý rủi ro tín dụng được tổ chức tập trung theo mô hình sau:

Ủy Ban Quản trị rủi ro

Ủy ban Quản trị rủi ro do HĐQT thành lập, là bộ phận giúp việc cho HĐQT và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thiết lập bảng giới hạn rủi ro và mức chịu đựng rủi ro cho tất cả các loại rủi ro; - Định kỳ xem xét, chỉnh sửa chiến lược và giới hạn rủi ro để phù hợp với chiến

lược kinh doanh từng thời kỳ;

- Đảm bảo ngân hàng có đủ cơ sở vốn trong những tình huống căng thẳng; - Xem xét, phê duyệt, chỉnh sửa các chính sách lớn về rủi ro;

- Xem xét, quyết định mức độ trích dự phòng;

- Xem xét, quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức rủi ro để phù hợp với các yêu cầu về quản trị rủi ro của các cơ quan quản lý;

- Nhận và xem xét các báo cáo của Khối quản trị rủi ro về tình hình rủi ro tổng thể và các biện pháp quản trị của VPBank.

Ban Giám đốc Khối quản trị rủi ro

Phòng quản lý chính sách tín dụng Phòng giám sát tín dụng Phòng quản lý thu nợ và cấu trúc nợ Phòng phân tích danh mục và Mô hình tín dụng Phòng Quản trị rủi ro thị trường Phòng quản trị rủi ro hoạt động Ban dự án Quản trị rủi ro Trợ lý Giám đốc khối

47

Phó Trưởng kiểm toán nội bộ

Trung tâm kiểm toán khối KHCN & SME và Khối tín dụng tiêu dùng Phòng Kiểm toán Khối Ngân hàng bán buôn và Khối nguồn vốn và đầu tư Phòng Kiểm toán các đơn vị chức năng và Công ty con Phòng giám sát từ xa Phòng quy trình, quy chế Bộ phận IT và hành chánh Trưởng kiểm toán nội bộ

Khối quản trị rủi ro

Khối quản trị rủi ro bao gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát rủi ro, thực hiện việc thiế lập các chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro, các giới hạn rủi ro và thực hiện việc nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo rủi ro.

Ban kiểm soát

Giám sát và đánh giá việc thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro và giới hạn rủi ro, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của điều lệ VPBank và phù hợp với các chiến lược kinh doanh từng thời kỳ.

Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ về quản trị rủi ro.

Khối kiểm toán nội bộ

Thực hiện rà soát, đánh giá độc lập về việc chấp hành các chính sách, pháp luật về tiền tệ và Ngân hàng, việc chấp hành quy định nội bộ của VPBank, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;

Đánh giá chất lượng, hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro, đánh giá việc triển khai các chính sách và quy trình quản trị rủi ro bao gồm cả các quy định được thực hiện bằng hệ thống thông tin điện tử;

Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo kịp thời cho HĐQT, Ban kiểm soát và gửi TGĐ.

48

4.2.2 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng quy định những nguyên tắc cơ bản nhằm quản lý thống nhất, minh bạch và khách quan hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng trên toàn hệ thống VPBank trong khuôn khổ mức độ rủi ro hợp lý, tuân thủ quy định pháp luật.

Những điểm đáng chú ý của chính sách quản lý rủi ro tín dụng của VPBank:

Định hƣớng chung

- Định hướng phát triển thận trọng, tập trung tăng trưởng tín dụng cho khách hàng tốt, có lịch sử quan hệ tín dụng tốt và có thái độ hợp tác với VPBank. - Tập trung cấp tín dụng cho khách hàng tại những địa bàn có tiềm năng phát

triển kinh tế, được Chính phủ có những chính sách ưu tiên để phát triển; những khách hàng có địa điểm kinh doanh gần nơi VPBank có trụ sở…dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, có thể dễ dàng gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng.

- Hạn chế cấp tín dụng: Khách hàng thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, khách hàng thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng theo tiêu chí của VPBank như khách hàng đã phát sinh nợ xấu trong vòng 12 tháng gần nhất, khách hàng hiện có dấu hiệu đảo nợ, khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro…

- Không cấp tín dụng: Khách hàng thuộc đối tượng không cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, khách hàng thuộc đối tượng không cấp tín dụng theo tiêu chí của VPBank như khách hàng đang có nợ xấu tại ngân hàng khác, khách hàng mới có dấu hiệu đảo nợ…

Định hƣớng về ngành hàng/sản phẩm: VPBank tập trung cấp tín dụng cho các ngành nghề sau:

- Ngành có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định;

- Ngành ít nhạy cảm với thời tiết và yếu tố văn hóa – tín ngưỡng – chính trị và chính sách;

49

- Ngành ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, ngành tiêu dùng hàng thiết yếu;

- Ngành/sản phẩm có năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt;

Chính sách tín dụng theo nhóm khách hàng

- Nhóm A - Ƣu tiên cấp tín dụng: Khách hàng có mức xếp hạng thuộc nhóm rủi ro thấp (A,A) theo quy định hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

- Nhóm B – Cấp tín dụng bình thƣờng/duy trì cấp tín dụng: Khách hàng có mức xếp hạng thuộc nhóm rủi ro trung bình (B,B) theo quy định hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

- Nhóm C – Hạn chế cấp tín dụng: Khách hàng có mức xếp hạng thuộc nhóm rủi ro cao (C,C) theo quy định hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ - Nhóm D – Không cấp tín dụng/Ngừng cấp tín dụng: Khách hàng xếp

hạng D theo quy định hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Giới hạn tín dụng

- Giới hạn tín dụng theo khách hàng: Theo quy định của NHNN và giới hạn theo từng phân khúc khách hàng.

- Giới hạn tín dụng theo ngành: VPBank định hướng đa dạng hóa danh mục tín dụng và không tập trung việc cấp tín dụng quá nhiều vào một ngành, cụ thể: tổng dư nợ Ngành/Tổng dư nợ toàn bộ khách hàng không vượt quá 15%.

- Giới hạn tín dụng theo tỷ lệ bảo đảm: Dư nợ cho vay không có TSBĐ không vượt quá 20% tổng dư nợ các khách hàng; dư nợ cho vay được bao đảm bằng hàng hóa không vượt quá 20% tổng dư nợ các khách hàng.

Chính sách tín dụng hiện tại của VPBank dựa trên nguyên tắc thận trọng, chặt chẽ. VPBank sẽ tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho VPBank. VPBank dang dần ban hành các văn bản hưởng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, kiểm soát sự tuân thủ trong suốt quá trình cấp tín dụng tại VPBank.

50

4.2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng DNNVV tại VPBank

Tình hình dƣ nợ cho vay và nợ xấu các DNNVV qua các năm

Trong những năm gần đây do tình hình kinh tế-xã hội nói chung gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn tín dụng của các ngân hàng TMCP làm ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 và bùng phát mạnh vào năm 2008, thêm vào đó tình hình lạm phát cao ở Việt Nam. Để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước phải nâng lãi suất cơ bản làm cho lãi suất huy động tăng lên và tất yếu lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên tương ứng, ngoài ra Nhân hàng Nhà Nước còn quy định hạn mức tín dụng chung cho nền kinh tế (tối đa 20%) nên càng làm tăng thêm khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và làm ảnh hưởng trực tiếp đến dư nợ tín dụng đối với DNNVV. Bước sang năm 2013, dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động dần hạ nhiệt kéo theo lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận vốn vay. Số liệu cho vay DNNVV tại các khu vực của VPBank như sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu dƣ nợ vay và nợ xấu DNNVV từng vùng của hệ thống VPBank

STT Vùng 2012 2013 Số tuyệt đối Tỷ trọng Nợ xấu Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Nợ xấu Tỷ trọng 1 Hà Nội 7,614 26% 207 26% 10,723 26% 303 26% 2 Bắc Hà Nội 2,857 10% 78 10% 4,024 10% 113 10% 3 Đông Bắc 2,776 9% 78 10% 3,909 9% 109 9% 4 Nam Hà Nội 1,287 4% 35 4% 1,813 4% 51 4% 5 Miền trung 1,514 5% 38 5% 2,132 5% 60 5% 6 Nam Trung Bộ 1,691 6% 42 5% 2,381 6% 67 6% 7 Tây Nguyên 849 3% 21 3% 1,196 3% 33 3% 8 Đông Nam Bộ 3,646 12% 99 12% 5,135 12% 144 12% 9 Hồ Chí Minh 5,501 19% 149 19% 7,748 19% 217 19% 10 Vùng ĐBSCL 1,744 6% 52 7% 2,457 6% 71 6% Tổng cộng 29,479 100% 799 100% 41,518 100% 1,167 100%

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết hoạt động các vùng

51

Nhận xét: Trong xu hướng tăng trưởng của dư nợ tín dụng qua các năm 2010-1013 của doanh nghiệp vay vốn tại VPBank, thì tình trạng nợ xấu của các DNNVV cũng tăng theo thời gian. Tổng nợ xấu năm 2012 của DNNVV là 799 tỷ đồng chiếm 4,17% trong tổng dư nợ cho vay đối với DN và chiếm 2,16% trong tổng dư nợ cho vay trên toàn hệ thống. Tổng nợ xấu năm 2013 của DNNVV là 1,167 tỷ đồng chiếm 3,95% trong tổng dư nợ cho vay đối với DN và chiếm 2,22% trong tổng dư nợ cho vay trên toàn hệ thống.

Tình hình cơ cấu cho vay theo lĩnh vực kinh doanh các DNNVV

Nhóm khách hàng hiện nay đóng góp vào hiệu quả chung của VPBank cao nhất là thương mại sản xuất chế biến. Đây là nhóm khách hàng quyết định đến quy mô và ảnh hưởng nhất định đến một số chỉ tiêu quan trọng của ngân hàng.

Bảng 4.2: Tỷ trọng cho vay theo ngành nghề bình quân giai đoạn 2012-2013

STT VÙNG Nông nghiệp và lâm nghiệp Thƣơng mại, sản xuất và chế biến Xây dựng Kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc Cá nhân và các hoạt động khác Tổng cộng 1 Hà Nội 4 37 12 4 43 100 2 Bắc Hà Nội 7 22 8 1 62 100 3 Đông Bắc 5 34 6 1 54 100 4 Nam Hà Nội 1 23 12 2 62 100 5 Miền trung 3 32 2 10 53 100 6 Nam Trung Bộ 1 26 3 6 64 100 7 Tây Nguyên 1 33 1 2 63 100 8 Đông Nam Bộ 2 25 6 2 65 100 9 Hồ Chí Minh 1 40 18 3 38 100 10 Vùng ĐBSCL 3 33 6 3 55 100 Bình quân 3 31 7 3 56 100

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết hoạt động các vùng

Đứng đầu danh sách cho vay theo ngành nghề là thương mại sản xuất và chế biến và đây là nhóm ngành đóng góp nhiều lợi nhuận nhất vào VPBank chiếm tỷ lệ bình quân 31% trong tổng dư nợ, trong đó vùng Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất so với các khu vực còn lại lý do vùng Hồ Chí Minh nằm ở khu vực thành thị hoạt động về

52

thương mại và dịch vụ nhiều hơn so với các vùng khác. Hoạt động cho vay mục đích thương mại sản xuất ngày càng phát triển, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.

4.3 Nhận định về việc đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng DNNVV tại ngân hàng VPBank ngân hàng VPBank

Từ những thay đổi trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VPBank, công tác quản lý rủi ro tín dụng đã đạt những thành công và những tồn tại:

4.3.1 Những thành công

- Các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại VPBank được thực hiện theo phương pháp định tính, đi sâu hơn vào việc phân tích tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh khác nhau, góp phần xác định được chính xác mức độ rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng.

- VPBank có được một đánh giá toàn diện về khách hàng DNNVV, là căn cứ để VPBank thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính với các đánh giá toàn diện về năng lực tài chính và khả năng có thể trả nợ của khách hàng. Những vấn đề trước đây thường bị bỏ qua nay sẽ được xem xét nhằm đưa ra đánh giá tốt hơn.

- Đang dần chuyển đổi mô hình quản lý từ chiều ngang sang chiều dọc. Theo đó, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại Hội sở, các chi nhánh chỉ thực hiện chức năng bán hàng. Đây là mô hình tổ chức khá phổ biến của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng vào Việt

Nông nghiệp và lâm nghiệp 3% Thương mại, sản xuất và chế biến 31% Xây dựng 7% Kho bãi, vận tải, thông tin

liên lạc 3% Cá nhân và các hoạt động khác 56%

53

Nam vẫn còn nhiều lúng túng do đặc thù của nền kinh tế, thói quen, văn hóa tập quán

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH BINARY LOGISTIC vào PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa có QUAN hệ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)