Diễn dịch ý nghĩa các hệ số hồi quy Binary Logistic

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH BINARY LOGISTIC vào PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa có QUAN hệ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 74)

Đối với 5/8 biến có ý nghĩa trong việc giải thích rủi ro tín dụng của các DNNVV cho thấy sự phù hợp về cả phương pháp và kết quả theo các nghiên cứu của Tabeb, A..(2005)., Edward, I. A., & Gabriele, S..(2007). Tại việt Nam, nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Tùng (2011) với hệ thống biến được lấy chủ đạo, mô phỏng theo nghiên cứu Altman (2000). Diễn dịch ý nghĩa các hệ số hồi quy Binary Logistic như sau:

Hệ số hồi quy biến chỉ báo đòn bẩy tài chính (β1):

Khi hệ số đòn bẩy tài chính càng cao cho thấy vốn chủ sở hữu công ty càng thấpvà DN có thể gặp trục trặc trong thanh khoản cao trong tương lai. Tuy nhiên, một số DN có tỷ lệ này cao cũng có thể là biểu hiện của sự mở rộng thị trường nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tác động(hệ số hồi quy âm [-]) thể hiện sự biến thiên ngược chiều giữa hai chỉ tiêu chỉ báo đòn bẩy tài chính và khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Cũng từ mô hình, nếu chỉ báo đòn bẩy tài chính của DN tăng lên 01 đơn vị với điều kiện chỉ báo đòn bẩy nợ, tỷ suất tài sản ngắn hạn, tỷ số tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi trên VCSH là không đổi thì loge của tỷ lệ xác suất có khả năng trả nợ và xác suất không có khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ giảm đi 18,919 đơn vị.

Hệ số hồi quy biến chỉ báo đòn bẩy nợ (β2):

Khi tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc gặp phá sản của DN càng lớn. Trên thực tế nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là DN đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là DN càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Theo kết quả kỳ vọng „chỉ tiêu chỉ báo đòn bẩy nợ‟ khi phân tích trong mô hình có mối tương quan thuận với khả năng trả nợ, kết quả trên được phản ánh khá phù hợp trong kết quả phân tích về mối quan hệ tác động cùng chiều giữa hai chỉ tiêu chỉ báo đòn bẩy nợ và rủi ro tín dụng. Hệ số tác động (hệ số hồi quy dương) đã cho thấy sự phù hợp trên.

65

Như vậy nếu tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng thêm 1 đơn vị với điều kiện „chỉ báo đòn bẩy tài chính‟, „tỷ suất tài sản ngắnhạn‟, „tỷ số tăng trưởng‟,„tỷ suất sinh lợi trên VCSH‟là không đổi thì thì loge của xác suất có khả năng trả nợ và xác suất không có khả năng trả nợ sẽ tăng 1,648 đơn vị.

Hệ số hồi quy biến tỷ suất tài sản ngắn hạn (β3):

Chỉ số này thể hiện khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong kết quả trên được phản ánh khá phù hợp với kết quả phân tích về mối quan hệ tác động ngược chiều giữa tỷ suất tài sản ngắn hạn so với khả năng không trả được nợ vay. Nếu „tỷ suất tài sản ngắn hạn‟ tăng thêm 1 đơn vị với điều kiện chỉ báo đòn bẩy tài chính, chỉ báo đòn bẩy nợ, tỷ số tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi trên VCSH là không đổi thì thì loge của xác suất có khả năng trả nợ và xác suất không có khả năng trả nợ sẽ giảm 3,348 đơn vị.

Hệ số hồi quy biến tỷ số tăng trƣởng (β7):

Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với mức lợi nhuận trên tài sản cao thì khả năng hoàn trả vốn vay cũng cao.Tuy nhiên thực tế tỷ số tăng trưởng còn phụ thuộc vào mùa

vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.Kết quả nghiên cứu cho hệ số tác động (hệ

số hồi quy [+]) dương. Theo đó nếu biến tỷ số tăng trưởng tăng thêm 1 đơn vị thì loge

của tỷ lệ xác suất có khả năng trả nợ và xác suất không có khả năng trả nợ sẽ tăng 52,373 đơn vị. Có thể nhận thấy trong các hệ số β thì hệ số hồi quy biến tỷ số tăng trưởng lại có tác động mạnh nhất đến khả năng trả nợ đối với các DN trong mẫu nghiên cứu.

Hệ số hồi quy biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (β8):

Tỷ suất này càng cao chứng tỏ DN sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn chủ sở hữu, có nghĩa DN đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Theo kết quả kỳ vọng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu khi phân tích trong mô hình có mối tương quan nghịch với khả năng trả nợ, kết quả trên được phản ánh khá phù hợp trong kết quả phân tích về mối quan hệ tác động ngược chiều giữa hai chỉ tiêu tỷ suất sinh

66

lợi trên vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng. Hệ số tác động (hệ số hồi quy âm) đã cho thấy sự phù hợp trên.

Nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng thêm 1 đơn vị với điều kiện chỉ báo đòn bẩy tài chính, chỉ báo đòn bẩy nợ, tỷ suất tài sản ngắn hạn, tỷ số tăng trưởng không đổi thì loge của tỷ lệ xác suất có khả năng trả nợ và xác suất không có khả năng trả nợ sẽ giảm 24,271 đơn vị.

Kết quả nghiên cứu trên khá phù hợp với những xu hướng trong các mối quan hệ theo các nghiên cứu của Hoàng Tùng (2011), Altman (2000), Tabeb Ahmad (2005), Edward I. Altman & Gabriele Sabato (2007). Riêng mối quan hệ của chỉ tiêu tỷ số tăng trưởng (lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) vẫn thể hiện mối quan hệ tác động, nhưng ngược chiều so với kỳ vọng cũng cho thấy những đặc thù của hoạt động thực của các DNNVV tại việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có tham gia vay vốn tín dụng tại hệ thống của ngân hàng VPBank nói riêng.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố về Hiệu suất sử dụng tài sản (X4), Kỳ thu tiền bình quân (X5), Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (X6) trong điều kiện của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng tại VPBank nói riêng ít bị tác động và tạo nên khả năng ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Những yếu tố tạo nên khả năng rủi ro DNNVV lớn nhất trong điều kiện của nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu thiên về các yếu tố doanh thu của doanh nghiệp chưa phản ảnh rõ về tình trạng tạo nên khả năng rủi ro của doanh nghiệp. Ngược lại những chỉ tiêu đo lường về lợi nhuận, tài sản của DNVVN, theo kết quả nghiên cứu đã phản ánh khá rõ về khả năng tạo nên những rủi ro của doanh nghiệp. Kết quả trên cho thấy những chỉ tiêu về lợi nhuận phản ảnh sử dụng và cân đối nguồn vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả, cũng như việc sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Chỉ tiêu trên cũng mô tả sự linh hoạt và khả năng thích hợp của doanh nghiệp với thị trường. Chỉ tiêu này càng cao, thể hiện khả năng quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tiết giảm chi phí hợp lý, nâng cao lợi nhuận và dẫn đến tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Những chỉ tiêu trên đã cho thấy đôi khi việc tạo ra doanh thu là cần thiết cho doanh nghiệp nhưng

67

trong điều kiện phát triển kinh tế khó khăn thì vấn đề lợi nhuận mới chính là mục tiêu quan trọng nhất trong việc giảm thiểu khả năng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.

Như vậy, những chỉ tiêu về lợi nhuận, về tỷ suất tài sản ngắn hạn của DNNVV phản ánh mục tiêu nâng cao lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu so với mục tiêu mở rộng doanh thu, nâng cao chất lượng hơn là số lượng để duy trì tốt hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Những chỉ tiêu trên theo tác giả là khá phù hợp với điều kiện hiện nay của kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH BINARY LOGISTIC vào PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa có QUAN hệ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)