Hoàn thiện hệ thống thông tin của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH BINARY LOGISTIC vào PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa có QUAN hệ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 95)

Thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh và trong quá trình giám sát quản lý sau cho vay. Thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm và tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có những giải pháp hữu hiệu trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin trong nền kinh tế. - Cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hóa

đơn để giúp các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho báo cáo tài chính doanh nghiệp tạo điều kiện giám sát, đánh giá đúng hoạt động doanh nghiệp nhất là tình hình tài chính, giúp ngân hàng có những quyết định cho vay hợp lý. - Cần minh bạch thị trường thông tin về tình hình kinh tế xã hội, cần xây dựng kho dữ

liệu quốc gia theo từng bộ, ngành về tốc độ tăng trưởng của ngành và lĩnh vực, khu vực để các tổ chức tín dụng có điều kiện sử dụng trong việc đánh giá khách hàng, nhất là phải xây dựng được kho dữ liệu về các chỉ tiêu tài chính trung bình theo từng ngành nghề và theo từng quy mô doanh nghiệp.

86

- Hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) gần như là tổ chức cung cấp thông tin tín dụng duy nhất trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Cần tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), đưa trung tâm này trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia về cung cấp thông tin tín dụng, xếp hạng tín dụng, phân tích dự báo, cảnh báo trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó Chính phủ cần khuyến khích thành lập các công ty thông tin tín dụng tư nhân theo nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng ban hành ngày 12/2/2010 chính thức có hiệu lực từ ngày 15/4/2010 nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin tín dụng cho nền kinh tế.

- Chính Phủ cần có cơ chế chính sách khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề để tạo ra sự gắn kết trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành và thị trường bên ngoài – trong đó có ngân hàng. Các Hiệp hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư, dự báo phát triển ngành, tiếp cận thị trường mới, đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp trong ngành,…

5.3.2 Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát, đánh giá của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với hoạt động ngân hàng.

Nhằm mục đích hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động ngân hàng. Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng hiện nay được thực hiện bởi Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009. Hoạt động của Cơ quan Thanh tra Giám sát hiện nay còn nhiều hạn chế về cơ chế hoạt động, nhân lực.

- Cơ cấu tổ chức hoạt động của Thanh tra Giám sát ngân hàng bị phân tán và không có sự thống nhất giữa chức năng phát hiện sai phạm và xử lý các sai phạm. Trong khi nhiệm vụ phát hiện các sai phạm trong hoạt động các ngân hàng là của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì nhiệm vụ xử lý các vi phạm lại do các Vụ,

87

Cục khác trong Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm. Điều này làm giảm hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát.

- Công tác thanh tra, giám sát hiện tại chủ yếu là thanh tra tuân thủ. Phương pháp này chỉ đạt được mục tiêu xử lý các rủi ro chứ chưa hướng đến mục tiêu cao hơn là phòng ngừa rủi ro.

- Lực lượng thanh tra hiện nay còn trẻ, ít kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng. Công tác đào tạo cán bộ thanh tra viên chưa được chú trọng, gây ra những hạn chế nhất định đến việc nâng cao trình độ của thanh tra viên.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần tập trung một số giải pháp như sau:

- Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tập trung tăng cường những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm công tác ngân hàng có phẩm chất đạo đức để nâng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Việc đổi mới tập trung vào các công tác tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, chính sách đãi ngộ và đặc biệt là công tác đào tạo kiến thức, kỹ năng, phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng mới theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức thanh tra theo hướng thống nhất sự chỉ đạo của Thanh tra Giám sát ngân hàng đối với nhiệm vụ phát hiện sai phạm và xử lý các sai phạm trong hoạt động thanh tra.

- Đổi mới phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao năng lực cảnh báo, ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Tăng cường vai trò của kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại trong mối quan hệ với cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước. Hoạt động thanh tra, giám sát có mối quan hệ nhất định với hoạt động kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Chất lượng cán bộ các bộ phận kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại còn chưa đáp ứng yêu cầu, vì vậy Thanh tra Ngân hàng Nhà

88

nước cần tăng cường chỉ đạo và phối hợp nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại.

5.4 Hạn chế của đề tài

Công trình nghiên cứu này đề xuất mô hình định lượng rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu tài chính từ báo cáo tài chính của các khách hàng DNNVV có dư nợ tại VPBank. Từ kết quả mô hình cũng cho thấy rằng nếu chỉ xem xét riêng các yếu tố về đặc điểm tài chính của khách hàng là chưa đủ để đo lường khả năng trả nợ cũng như đánh giá được rủi ro tín dụng. Điều này đòi hỏi khi xây dựng mô hình phân tích rủi ro tín dụng cần phải đưa thêm các yếu tố về đặc điểm sản phẩm tín dụng, yếu tố về tài sản đảm bảo, yếu tố môi trường vĩ mô… nhằm nâng cao chất lượng của mô hình dự báo. Bên cạnh đó, với quy mô số liệu chưa lớn cộng với khả năng và thời gian có hạn nên đề tài mới chỉ phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của các DNNVV. Nếu có đủ điều kiện hơn, việc phân tích rủi ro tín dụng các chi nhánh ở từng khu vực kinh tế trọng điểm của VPBank sẽ mang lại kết quả tổng quát hơn, nghiên cứu sâu sắc hơn về hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng của VPBank. Trên cơ sở đó có thể xây dựng một số hệ số riêng trong cơ chế xếp hạng tín dụng, các chính sách khách hàng…áp dụng cho từng vùng, giúp cho việc quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống hoạt động một cách khách quan hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của các vùng, khu vực.

Bài viết nêu lên những vấn đề cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay đối với các DNNVV của VPBank do vậy việc phân tích rủi ro tín dụng sẽ còn có những vấn đề tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, luận văn kết thúc nhưng cũng có thể là khởi đầu của những nghiên cứu tiếp theo giải quyết những hạn chế mà bài viết này chưa thực hiện được.

Với mong muốn hoàn thiện hơn trong nhận thức của mình, tác giả rất mong nhận được những đóng góp, chỉ dẫn của Quý Thầy Cô, các chuyên gia, các nhà khoa học và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực để việc nghiên cứu ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

89

Tóm lƣợc chƣơng 05

Dựa trên kết quả mô hình đánh giá rủi ro tín dụng của các DNNVV vay vốn tại VPBank đã xây dựng tại chương 3, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm ứng dụng mô hình thiết kế trong hoạt động tín dụng tại VPBank đối với DNNVV: Nhóm giải pháp xây dựng quy trình ứng dụng mô hình, nhóm giải pháp liên quan đến điều kiện cần thiết để xây dựng mô hình và nhóm giải pháp hỗ trợ khác.

Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp trên, luận văn dựa trên tình hình thực tế của hoạt động tín dụng đối với các DNNVV của VPBank và quản lý tín dụng của NHNN, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro tín dụng tại VPBank.

i

PHỤ LỤC 01: QUY TRÌNH CHỌN LỰA MÔ HÌNH TỐI ƯU

4.1 Mô hình 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Block 1: Method = Enter

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig. Step 1 Step 115.204 8 .000 Block 115.204 8 .000 Model 115.204 8 .000 Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

1 45.928a .571 .823

a. Estimation terminated at iteration number 9 because parameter estimates changed by less than .001.

Classification Tablea

Observed Predicted

RỦI RO TÍN DỤNG Percentage

Correct

CÓ RỦI RO KHÔNG CÓ RỦI

RO

Step 1

RỦI RO TÍN DỤNG CÓ RỦI RO 35 3 92.1

KHÔNG CÓ RỦI RO 3 95 96.9

Overall Percentage 95.6

a. The cut value is .500

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a X1 -18.965 4.014 22.322 1 .000 .000 X2 1.704 .839 4.129 1 .042 5.497 X3 -3.626 1.766 4.217 1 .040 .027 X4 .267 .433 .380 1 .538 1.306 X5 .004 .419 .000 1 .992 1.004 X6 -1.056 1.875 .317 1 .573 .348 X7 54.851 20.219 7.359 1 .007 66290348063940 6400000000.000 X8 -24.636 9.774 6.354 1 .012 .000 Constant 10.890 2.459 19.617 1 .000 53645.528

ii

4.2 Mô hình 2

Block 1: Method = Enter

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig. Step 1 Step 115.204 7 .000 Block 115.204 7 .000 Model 115.204 7 .000 Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

1 45.928a .571 .823

a. Estimation terminated at iteration number 9 because parameter estimates changed by less than .001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Classification Tablea

Observed Predicted

RỦI RO TÍN DỤNG Percentage

Correct

CÓ RỦI RO KHÔNG CÓ RỦI

RO

Step 1

RỦI RO TÍN DỤNG CÓ RỦI RO 35 3 92.1

KHÔNG CÓ RỦI RO 3 95 96.9

Overall Percentage 95.6

a. The cut value is .500

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a X1 -18.972 3.965 22.893 1 .000 .000 X2 1.705 .837 4.151 1 .042 5.500 X3 -3.624 1.757 4.256 1 .039 .027 X4 .266 .418 .404 1 .525 1.305 X6 -1.055 1.875 .317 1 .574 .348 X7 54.885 19.951 7.568 1 .006 68594445551024 9100000000.000 X8 -24.652 9.636 6.546 1 .011 .000 Constant 10.896 2.400 20.608 1 .000 53939.647

iii

4.3 Mô hình 3

Block 1: Method = Enter

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig. Step 1 Step 114.889 6 .000 Block 114.889 6 .000 Model 114.889 6 .000 Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

1 46.243a .570 .822

a. Estimation terminated at iteration number 9 because parameter estimates changed by less than .001.

Classification Tablea

Observed Predicted

RỦI RO TÍN DỤNG Percentage

Correct

CÓ RỦI RO KHÔNG CÓ RỦI

RO

Step 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

RỦI RO TÍN DỤNG CÓ RỦI RO 35 3 92.1

KHÔNG CÓ RỦI RO 3 95 96.9

Overall Percentage 95.6

a. The cut value is .500

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a X1 -19.065 3.972 23.042 1 .000 .000 X2 1.670 .828 4.065 1 .044 5.311 X3 -3.543 1.739 4.149 1 .042 .029 X4 .285 .416 .470 1 .493 1.330 X7 52.770 19.043 7.678 1 .006 82700116834815 380000000.000 X8 -24.554 9.531 6.637 1 .010 .000 Constant 10.929 2.386 20.975 1 .000 55788.347

iv

4.4 Mô hình 4

Block 1: Method = Enter

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig. Step 1 Step 114.479 5 .000 Block 114.479 5 .000 Model 114.479 5 .000 Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

1 46.653a .569 .820

a. Estimation terminated at iteration number 9 because parameter estimates changed by less than .001.

Classification Tablea

Observed Predicted

RỦI RO TÍN DỤNG Percentage

Correct

CÓ RỦI RO KHÔNG CÓ RỦI

RO

Step 1

RỦI RO TÍN DỤNG CÓ RỦI RO 35 3 92.1

KHÔNG CÓ RỦI RO 3 95 96.9

Overall Percentage 95.6

a. The cut value is .500

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a X1 -18.919 3.903 23.499 1 .000 .000 X2 1.648 .841 3.841 1 .050 5.198 X3 -3.348 1.698 3.890 1 .049 .035 X7 52.373 19.244 7.407 1 .006 55605688218932 750000000.000 X8 -24.271 9.644 6.333 1 .012 .000 Constant 10.991 2.395 21.061 1 .000 59308.561 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

i

PHỤ LỤC 02: BẢNG TÍNH PHÂN LOẠI NỢ VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA 136 DNNVV

STT Xác suất trả

được nợ vay Phân loại nợ STT

Xác suất trả

được nợ vay Phân loại nợ

1 0.999 Nhóm 1 69 0.948 Nhóm 1 2 0.999 Nhóm 1 70 0.995 Nhóm 1 3 1.000 Nhóm 1 71 1.000 Nhóm 1 4 0.999 Nhóm 1 72 0.989 Nhóm 1 5 0.999 Nhóm 1 73 0.893 Nhóm 1 6 0.997 Nhóm 1 74 0.899 Nhóm 1 7 0.997 Nhóm 1 75 0.970 Nhóm 1 8 0.998 Nhóm 1 76 0.999 Nhóm 1 9 1.000 Nhóm 1 77 0.969 Nhóm 1 10 0.999 Nhóm 1 78 0.992 Nhóm 1 11 0.792 Nhóm 1 79 1.000 Nhóm 1 12 0.999 Nhóm 1 80 0.921 Nhóm 1 13 0.993 Nhóm 1 81 0.830 Nhóm 1 14 0.999 Nhóm 1 82 0.909 Nhóm 1 15 0.999 Nhóm 1 83 0.920 Nhóm 1 16 0.998 Nhóm 1 84 0.892 Nhóm 1 17 0.999 Nhóm 1 85 0.797 Nhóm 1

ii

STT Xác suất trả

được nợ vay Phân loại nợ STT

Xác suất trả

được nợ vay Phân loại nợ

18 0.999 Nhóm 1 86 0.644 Nhóm 2 19 0.999 Nhóm 1 87 0.814 Nhóm 1 20 0.999 Nhóm 1 88 0.952 Nhóm 1 21 0.997 Nhóm 1 89 0.655 Nhóm 2 22 0.999 Nhóm 1 90 0.902 Nhóm 1 23 0.999 Nhóm 1 91 0.866 Nhóm 1 24 0.999 Nhóm 1 92 0.937 Nhóm 1 25 0.977 Nhóm 1 93 0.889 Nhóm 1 26 0.997 Nhóm 1 94 0.779 Nhóm 1 27 0.999 Nhóm 1 95 0.807 Nhóm 1 28 0.993 Nhóm 1 96 0.124 Nhóm 4 29 0.997 Nhóm 1 97 0.075 Nhóm 5 30 0.999 Nhóm 1 98 0.614 Nhóm 2 31 0.967 Nhóm 1 99 0.456 Nhóm 3 32 0.983 Nhóm 1 100 0.438 Nhóm 3 33 0.998 Nhóm 1 101 0.160 Nhóm 4 34 0.998 Nhóm 1 102 0.101 Nhóm 4 35 0.932 Nhóm 1 103 0.659 Nhóm 2 36 0.998 Nhóm 1 104 0.128 Nhóm 4

iii

STT Xác suất trả

được nợ vay Phân loại nợ STT

Xác suất trả

được nợ vay Phân loại nợ

37 0.969 Nhóm 1 105 0.112 Nhóm 4 38 0.992 Nhóm 1 106 0.363 Nhóm 3 39 0.999 Nhóm 1 107 0.392 Nhóm 3 40 0.933 Nhóm 1 108 0.116 Nhóm 4 41 0.996 Nhóm 1 109 0.429 Nhóm 3 42 0.998 Nhóm 1 110 0.001 Nhóm 5 43 0.998 Nhóm 1 111 0.190 Nhóm 4 44 0.985 Nhóm 1 112 0.056 Nhóm 5 45 0.996 Nhóm 1 113 0.044 Nhóm 5 46 0.890 Nhóm 1 114 0.039 Nhóm 5 47 0.930 Nhóm 1 115 0.205 Nhóm 3 48 0.977 Nhóm 1 116 0.163 Nhóm 4 49 0.862 Nhóm 1 117 0.053 Nhóm 5 50 0.961 Nhóm 1 118 0.344 Nhóm 3 51 0.987 Nhóm 1 119 0.004 Nhóm 5 52 0.866 Nhóm 1 120 0.182 Nhóm 4 53 0.965 Nhóm 1 121 0.099 Nhóm 5 54 0.989 Nhóm 1 122 0.078 Nhóm 5 55 0.651 Nhóm 2 123 0.044 Nhóm 5

iv

STT Xác suất trả

được nợ vay Phân loại nợ STT

Xác suất trả

được nợ vay Phân loại nợ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH BINARY LOGISTIC vào PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa có QUAN hệ tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 95)