Thực trạng chưa được tháo gỡ trong công tác cấp Giấy chứng nhận

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 98)

quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Xuân

Hiện nay, trên địa bàn quận Thanh Xuân đang tồn tại hai dạng hồ sơ trong nhiều năm qua chưa được tháo gỡ.

* Dạng thứ nhất: Đất giãn dân sai vị trí không phù hợp quy hoạch đất ở

trên địa bàn phường HạĐình

Ngày 07/6/1993, UBND thành phố Hà Nội ký quyết định số 216/QĐ-UB về việc cấp 10.000m2 đất tại xã Khương Đình, huyện Thanh Trì (nay là phường Khương Đình và Hạ Đình, quận Thanh Xuân) cho 145 hộ gia đình làm nhà ở. Trong đó thôn Hạ Đình (nay là phường Hạ Đình) là 5.200m2 tại khu vườn Cam (X4) cấp cho 76 hộ gia đình. Thực tế vào thời điểm đó UBND

89

xã Khương Đình đã không thực hiện đúng như quyết định của thành phố; khu vực vườn Cam (X4) khi đó đang là ruộng lúa nên xã Khương Đình đã không làm các thủ tục cần thiết để giao cho dân (như san lấp, xác định ranh giới, đo vẽ chi tiết…) mà lại chuyển địa điểm sang một vị trí khác ở gần đó bằng cách ký hợp đồng với một đơn vị để vật đất ở dưới hồ bờ Vùng đắp lên 3 phía xung quanh, sau đó chia cho các gia đình có tên trong danh sách được duyệt.

Tại quyết định 2216 của UBND thành phố thì khu vực vườn Cam được chia cho 76 hộ, nhưng trên thực tế sau khi lấy đất đắp xung quanh hồ thì xã Khương Đình đã chia thành 102 thửa đất. Trong tổng số 76 hộ thì có 65 hộ có tên trong danh sách được duyệt, số còn lại không có tên trong danh sách nhưng đều có phiếu thu tiền (ở xã Khương Đình tất cả các hộ được giao đất giãn dân chỉ có một phiếu thu tiền).

Ngay tại thời điểm giao đất năm 1993, các hộ đã tự ý mua bán trao tay, có một số ít trường hợp có xác nhận của UBND xã, theo thống kê thì có khoảng 80% các hộ được giao đã bán cho người khác. Việc xây dựng nhà ở của nhân dân tại khu vực này hoàn toàn không có giấy phép, chủ yếu xây dựng từ năm 2001 trở về trước. Trong số 102 thửa đất xung quanh bờ Vùng, hiện nay có khoảng 30 – 40% đã xây dựng nhà, số còn lại chưa xây và đã hình thành một tổ dân phố. Nhân dân tại khu vực này vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hàng năm với nhà nước.

Tuy nhiên toàn bộ khu vực giãn dân sai vị trí này lại nằm hoàn toàn vào quy hoạch dự án Công viên Hồ điều hòa Hạ Đình theo quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050. UBND phường Hạ Đình đã nhiều lần làm văn bản báo cáo xin ý kiến với UBND quận Thanh Xuân kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội là cho phép các hộ gia đình đăng ký, cấp GCNQSDĐ nhưng hạn chế các quyền theo nguyện vọng của nhân dân để người dân có thể yên tâm đầu tư sử dụng đất nhưng đến nay vẫn chưa có hướng tháo gỡ.

90

* Dạng thứ hai: Đất sử dụng không đúng mục đích phù hợp với quy hoạch đất ở trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc.

Đất do UBND thành phố Hà Nội giao cho Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin (trực thuộc Đài tiếng nói Việt Nam) sử dụng làm nhà xưởng và khu văn công. Sau đó, Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin giao cho Xí nghiệp cơ khí điện tử quản lý và sử dụng.

Xí nghiệp cơ khí điện tử đã tự ý phân đất cho cán bộ công nhân viên để làm nhà ở. Tuy nhiên văn bản phân đất là “Giấy tạm thời phân đất làm nhà ở” chỉ có chữ ký mà không ghi tên người ký, không đóng dấu của cơ quan và có ghi thời điểm, diện tích (không đủ yếu tố pháp lý); kèm theo đó là “Phiếu thu” về khoản “Nộp tiền xây dựng nhà ở theo giấy tạm thời phân đất làm nhà ở”. Cơ quan quản lý không có văn bản bàn giao cho địa phương quản lý, UBND phường Thanh Xuân Bắc đã nhiều lần có văn bản gửi cho Xí nghiệp cơ khí điện tử, Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin đề nghị phối hợp để giải quyết nhưng đến nay UBND phường vẫn chưa nhận được văn bản phản hồi của đơn vị.

Hiện tại khu vực này đã được các hộ dân xây dựng nhà ở kiên cố, đặc biệt khu vực này lại phù hợp với quy hoạch là đất ở. UBND phường Thanh Xuân Bắc đã có nhiều văn bản gửi UBND quận báo cáo xin ý kiến chỉ đạo nhưng đến nay cũng chưa có hướng tháo gỡ.

Đây là hai dạng hồ sơ hiện nay đang gặp khó khăn vướng mắc trong quá trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn quận Thanh Xuân. Nguyên nhân chính là do sự nhận thức kém về pháp luật đất đai của cán bộ thời kỳ trước cũng như của lãnh đạo các đơn vị thời kỳ đó.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)