Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Thanh Xuân;

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 54)

2.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Xuân; 2.3.3 Kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Thanh Xuân;

2.3.4 Đánh giá thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Thanh Xuân; sơ địa chính trên địa bàn quận Thanh Xuân;

2.3.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội theo báo cáo của UBND quận và các phòng, ban chuyên môn.

Số liệu về hiện trạng sử dụng đất; tình hình kê khai, đăng ký cấp GCNQSD đất; kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC và các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Sở TN&MT thành phố Hà Nội, UBND quận Thanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 45 

Xuân, phòng TN&MT quận Thanh Xuân, một số cơ quan liên quan và qua mạng Internet, sách báo...

2.4.2 Phương pháp so sánh

- So sánh giữa thực tế với Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, lập HSĐC xem quận đã làm được gì, những tồn đọng và hạn chế;

- So sánh số liệu qua các năm để thấy rõ tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC trên địa bàn quận Thanh Xuân. Từ đó rút ra những kết luận và tìm ra các nguyên nhân tạo nên sự biến đổi đó.

2.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích

Tổng hợp tình hình quản lý đất đai và công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, lập HSĐC trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu đã điều tra, thu thập được.

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp theo từng nội dung và từng năm để lập thành bảng và phân tích để làm rõ thực trạng và đánh giá.

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

Sử dụng phần mềm máy tính Excel để tổng hợp, phân tích, so sánh xử lý số liệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 46 

CHƯƠNG 3. KT QU NGHIÊN CU

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Thanh Xuân

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Quận Thanh Xuân là 1 trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của Thành phố. Địa giới hành chính của quận như sau:

- Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy - Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông - Phía Nam giáp quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì - Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Mai, Khương Trung, Thượng Đình (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì, còn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang).

* Địa hình, địa mạo, thủy văn

Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5 - 6 mét so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5 - 5,6m. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 - 5,2m, một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5m.

Điều kiện địa hình quận Thanh Xuân tương đối thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị. Trên địa bàn quận Thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 47 

Xuân có quốc lộ số 6 chạy qua, bắt đầu từ Ngã Tư Sở qua Thanh Xuân đến quận Hà Đông và đi các tỉnh miền Tây Bắc như Hòa Bình, đi Phú Thọ theo Quốc lộ 21...Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường Vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nội bộ nối liền giữa các trục giao thông chính và các phường trong toàn quận với các quận, huyện giáp ranh. Vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh - thương mại - dịch vụ.

Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và gĩữ vai trò điều hòa như Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.

* Khí hậu

Khí hậu quận Thanh Xuân có chung chế độ khí hậu của Thành phố thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1.600 mm, một năm có hai mùa rõ rệt. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm.

3.1.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hóa, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, quận Thanh Xuân hiện nay có 2 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê và đất bạc màu. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 48 

được các sông bồi đắp thường xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, nếu sản xuất nông nghiệp cho năng suất cây trồng thấp. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất đai đã chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông,

hồ: là 2 con sông chính là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Ngoài ra còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Thành phố Hà Nội nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có cả quận Thanh Xuân. Tại các phường Khương Trung, Khương Đình, Hạ Đình đã có hiện tượng ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.

3.1.1.3 Cảnh quan môi trường

Quận có 2 con sông là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét chạy bao quanh địa bàn quận và có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn như đầm Hồng (Khương Đình), đầm Bờ Vùng (Hạ Đình), hồ Dẻ Quạt (Hạ Đình), hồ Rùa và hồ Thượng (Phương Liệt), hồ Nhân Chính...được phân bố khá hài hoà một cách tự nhiên trong khu dân cư, tạo ra một cảnh quan phù hợp với cuộc sống của nhân dân trước mắt cũng như lâu dài. Do đất chật người đông, mật độ dân số ngày càng tăng làm các chất thải sinh hoạt của nhân dân ngày càng nhiều đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở khu vực dân sinh, nhất là nước ở các ao, hồ xung quanh khu vực dân cư, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái môi trường. Vì thế đòi hỏi các nhà quản lý phải tính toán các phương án bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tạo ra sự phát triển bền vững lâu dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 49 

3.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội

Kinh tế của quận được duy trì và phát triển theo đúng định hướng cơ cấu trong 5 - 10 năm gần đây với xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Trong đó, kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Dịch vụ thương mại phát triển rộng khắp trên địa bàn phục vụ nhu cầu dân sinh. Nhiều dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát triển.

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn quận được duy trì theo đúng định hướng cơ cấu: công nghiệp - dịch vụ với xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ. Trong giai đoạn 2006-2008, kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục tăng trưởng, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; bên cạnh đó phát triển kinh tế trên địa bàn quận còn nhiều hạn chế như chưa xây dựng được loại hình dịch vụ mũi nhọn. Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ, việc hình thành các trung tâm thương mại còn chậm so với tiến độ đề ra. Quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp chưa đồng bộ và thường xuyên.

Trong giai đoạn 2010-2013, thu ngân sách trên địa bàn quận hoàn thành vượt mức dự toán thu Thành phố giao, bình quân hàng năm tăng trên 60%. * Tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu. Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn vẫn ổn định sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mặt khác do kết quả thực hiện gói kích cầu của Chính phủ nên nhiều doanh nghiệp đã đầu tư có chiều sâu và duy trì phát triển sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 50 

UBND Quận đã chủ động xây dựng triển khai thực hiện chương trình hành động về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Triển khai thực hiện kế hoạch tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể để chỉ đạo thực hiện. Tiếp tục rà soát, kiểm tra các hộ cá thể sau đăng ký kinh doanh tại địa bàn các phường và thực hiện các bước kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu kinh tế một số năm gần đây của quận Thanh Xuân được thể hiện tại bảng 3.1

Bảng 3.1 Giá trị, cơ cấu kinh tế quận Thanh Xuân qua một số năm

(theo giá hiện hành)

Ngành Năm 2011 Năm 2013

Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%)

Tổng GTSX 1.928,5 100 2.477,0 100

Công nghiệp 958,6 49,70 994,0 40,13

Dịch vụ 969,9 50,29 1.483,0 59,87

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 51 

Hình 3.1 Tình hình phát triển kinh tế quận Thanh Xuân

Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh, năm 2011 đạt 1.928,5 tỷ đồng, sang năm 2013 đạt 2.477,0 tỷ đồng gấp 1,28 lần so với năm 2011.

3.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ, trong đó chủ yếu là các dịch vụ cao cấp gia tăng nhanh. Thể hiện tại bảng 3.2

Bảng 3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Thanh Xuân qua một số năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

GTSX (theo giá hàng hóa) (%) 100 100 100

- Công nghiệp - xây dựng 45,64 42,12 41,8

- Dịch vụ - thương mại – du lịch 54,36 57,88 58,2

(Nguồn: Phòng Thống kê quận Thanh Xuân năm 2013)

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Công nghiệp Dịch vụ Năm 2011 Năm 2013 Tỷđồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 52 

Hình 3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Thanh Xuân

Năm 2011, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 45,64%, đến năm 2013 đã giảm xuống còn 41,8% ; tỷ trọng ngàng dịch vụ - thương mại – du lịch tăng từ 54,36% năm 2011 lên 58,2% năm 2013.

Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn có xu hướng chuyển hướng sang sản xuất những sản phẩm không ô nhiễm môi trường, khai thác nhiều chất xám; hoặc phải đổi mới công nghệ để giảm ô nhiễm.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm

Năm 2013, dân số của quận là 235.791 người (cuối năm 2013), trong đó nữ giới là 117.836 người chiếm 49,97%, nam chiếm 50,03%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong vòng 3 năm qua là 1,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới mức 1,44%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83%. Dân số của quận tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong các ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn quận. Tỷ lệ hộ

0 10 20 30 40 50 60 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

- Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ - thương mại - du lịch Tỷ lệ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 53 

nghèo giảm xuống dưới 1%/năm, số hộ thoát nghèo đạt bình quân 78 hộ/năm. Thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 23.886 lao động, bình quân hàng năm có 4.800 người được giải quyết việc làm, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

3.1.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư

* Thực trạng

Trong nhiều năm gần đây, tốc độ đô thị hoá phát triển mạnh tại vùng ven Hà Nội, gia tăng dân số, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế... nên quận Thanh Xuân gặp nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển đô thị đặc biệt trong lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị và đất đai. Các khu vực đã xây dựng trước đây với hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, đang là vùng gây ô nhiễm môi trường và khả năng đầu tư cải tạo rất khó khăn.

So với các quận của Hà Nội, thực trạng phát triển đô thị quận Thanh Xuân đã có bước phát triển mạnh, tiến bộ. Quận Thanh Xuân là quận nằm ở trục phía Tây Nam của thủ đô có vị trí địa lý khá thuận lợi, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, hiện tại có nhiều dự án phát triển đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn các phường đã mang sắc thái mới cho diện mạo đô thị của quận.

* Định hướng phát triển đô thị

Dự báo đến năm 2020, Thanh Xuân sẽ là đô thị, trung tâm thương mại, nơi tập trung các ngành công nghiệp công nghệ cao của khu trung tâm thành phố, cùng với Hà Đông, Thanh Xuân sẽ được dự báo là điểm đến lý tưởng của người dân thành phố Hà Nội trong tương lai với hệ thống đô thị văn minh, hiện đại (bao gồm các khu hành chính, văn hóa, thể thao, thương mại, dịch vụ hiện đại) nhằm giảm bớt sức ép dân số khu vực nội thành. Một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 54 

số khu đô thị mới, khu đô thị cao cấp, trung tâm mua sắm, cũng đang được

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 54)