Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 107)

nghệ hỗ trợ công tác cấp GCN

Qua tìm hiểu tình hình thực tế của quận cho thấy để phục vụ cho công tác ĐKĐĐ nói riêng và quản lý đất đai nói chung trên địa bàn quận Thanh Xuân, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận theo định hướng sau:

- Cần cập nhật biến động sử dụng đất trên bản đồ địa chính và chuyển về dạng số để quản lý. Những khu vực có biến động nhiều cần tiến hành cho đo đạc mới lập bản đồ địa chính chính quy.

98

- Thiết lập hệ thống sổ sách (sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động) theo đúng hướng dẫn và quy định hiện hành.

- Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai của quận.

Học viên đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác đăng ký, cấp GCN chạy trên bộ phần mềm ViLIS, Microstation và Famis vì những ưu điểm sau:

+ Phần mềm ViLIS được thiết kế đúng theo các quy định trong Thông tư 09/2007/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành, làm cho ViLIS có tính ứng dụng cao trong thực tế; cho phép xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu địa chính số; tính ổn định và độ tin cậy cao, khả năng quản lý và xử lý dữ liệu rất tốt. Hệ thống làm việc theo đơn vị hành chính, cho phép làm việc đồng thời trên một hoặc nhiều xã, huyện, tỉnh.

+ Phiên bản ViLIS cung cấp 2 modul: Kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính; Đăng ký và quản lý biến động đất đai giúp thực hiện hai nội dung quản lý đất đai trọng tâm tại cấp xã, phường, thị trấn vào thời điểm hiện tại. Riêng với modul Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tin học hóa công tác ĐKĐĐ, cấp GCN QSD đất, xây dựng và quản lý dữ liệu địa chính dạng số nói chung, tình hình đăng ký cấp GCN nói riêng một cách khoa học, thống nhất hơn. Đây là phiên bản được cung cấp miễn phí cho người dùng, mặt khác không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao, chỉ cần một máy tính có cấu hình bình thường là có thể cài đặt và sử dụng ViLIS bình thường. Do đó rất phù hợp với điều kiện của các phường quận Thanh Xuân hiện nay.

+ Có giao diện tiếng Việt, sử dụng dễ dàng, phù hợp với khả năng của cán bộ chuyên môn.

99

KT LUN, KIN NGH

1. Kết luận

1.1 Quận Thanh Xuân có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của quận. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh, các khu đô thị được xây dựng đã thu hút rất nhiều dân cư về sinh sống, đất nông nghiệp thu hẹp, hạ tầng đô thị đã được cải thiện. Tình hình kinh tế - xã hội của quận tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch năm. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhiều bất cập trong quản lý hành chính, nhất là công tác quản lý đất đai, trong đó có công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC.

1.2 Công tác Quản lý Nhà nước về đất đai trên tất cả các mặt của quận ngày càng tốt hơn theo yêu cầu của Luật Đất đai năm 2003. Đặc biệt là công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC. Đến năm 2013, toàn quận Thanh Xuân đã cấp được 45.626 GCN QSDĐ ở. Đã có 98% số hộ sử dụng đất ở thực hiện ĐKĐĐ. Số hộ đã cấp được trên địa bàn quận là 45.626 hộ đạt tỷ lệ 92% trên tổng số hộ phải cấp. Diện tích đất ở được cấp GCN là 320,1 ha chiếm 98,45% tổng diện tích đất ở cần cấp theo hiện trạng. Còn trên 4000 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ở do các hộ dân khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận chưa đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ chưa đầy đủ, mua bán trao tay trái phép, đất giao thẩm quyền, tranh chấp, lấn chiếm...

Tính đến năm 2013 trên địa bàn quận Thanh Xuân đã tạo được 240 quyển sổ địa chính, 22 quyển sổ mục kê, 11 quyển sổ theo dõi biến động đất đai và 11 quyển sổ cấp GCN. Đây được coi là kết quả rất đáng khích lệ trong công tác lập hồ sơ địa chính. Trong công tác đo đạc bản đồ địa chính: đã thành lập được 451 tờ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1/200 và 1/500 công tác này đã giúp cho việc đăng kí, cấp GCN về đất đô thị trên địa bàn quận được thuận lợi, chặt chẽ, chính xác và có hiệu quả hơn.

100

1.3 Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC trên địa bàn quận Thanh Xuân đạt kết quả khá cao, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập và tồn tại trong việc lãnh đạo, điều hành và thực hiện dẫn đến việc quản lý nhà nước về đất đai còn hạn chế.

1.4 Qua nghiên cứu tình hình công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC trên địa bàn quận Thanh Xuân, đề tài đã đề xuất được sáu giải pháp nhằm thúc đẩy tình hình thực hiện ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC trên địa bàn, đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách để người dân cũng như cán bộ, công chức địa chính thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.

2. Kiến nghị

Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi của một quận trong thành phố Hà Nội, với một đối tượng cụ thể là công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, lập HSĐC, do đó những hướng giải quyết được đề xuất còn có những hạn chế nhất định. Để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về thực trạng ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, lập HSĐC, đồng thời để có được những giải pháp đồng bộ cho vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu với phạm vi và đối tượng được mở rộng hơn, cụ thể như sau:

1. Triển khai nghiên cứu tại các huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội. 2. Đi sâu vào điều tra, đánh giá việc thực hiện ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC với các tổ chức sử dụng đất.

101

TÀI LIU THAM KHO

1. Nguyễn Thúc Bảo (1985), Sơ lược tình hình lịch sử địa chính và địa chính Việt Nam, Tổng cục Quản lý ruộng đất, số 1/1985, tr. 11.

2. Báo điện tử Tầm Nhìn (2014), http://tamnhin.net/8-diem-doi-moi-luat- dat-dai-sua-doi.html.

3. Hoàng Huy Biều (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thái Lan, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế - Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, 4 tập, NXB

TP Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Đình Đầu, Trần Văn Giàu (1994), Tổng kết nghiên cứu địa bạ: Nam kỳ Lục tỉnh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế - Bộ Khoa học và Công nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Khải, Bùi Ngọc Quỵnh (Đồng chủ biên) (2013), Tìm hiểu tác phẩm Tư bản của C.Mác, NXB Chính trị Quốc gia.

9. Ngô Đức Mậu (2010), Hệ thống Quản lý Đất đai hiện tại của Australia,

Tổng hợp báo cáo khoa học kỷ niệm 65 năm ngành Quản lý Đất đai Việt Nam, Hà Nội.

10. Tommy Osterberg (2010), Quản lý Đất đai ở Thụy Điển, Tổng hợp báo cáo

khoa học kỷ niệm 65 năm ngành Quản lý Đất đai Việt Nam (1945 - 2010). 11. Mai Văn Phấn, Đào Xuân Phái (2010), Hồ sơ địa chính với công tác

quản lý đất đai qua các thời kỳ, Tổng hợp báo cáo khoa học kỷ niệm 65

102

12. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thanh Xuân (2010), Báo cáo

tổng kết cuối năm 2010.

13. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thanh Xuân (2011), Sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/QU ngày 31/4/2011 của quận ủy Thanh Xuân về Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận – Phần công tác quản

lý đất đai.

14. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thanh Xuân (2013), Báo cáo

tổng hợp tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quận Thanh Xuân năm 2013.

15. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thanh Xuân (2014), Báo cáo

thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai năm 2014 quận Thanh Xuân.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 1980.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 1992.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai 1987.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai 1993.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đất đai 1993, 1998, 2001.

21. Quốc hội, Luật Đất đai 2003 và đổi mới của cơ chế tài chính đối với đất đai trong thời gian tới, Trung tâm thông tin, tư vấn, dịch vụ về tài sản và

bất động sản - Bộ Tài chính, Hà Nội 2/2004.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đất đai năm 2003.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai 2013.

24. Đặng Anh Quân (2011), Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt Nam và Thụy Điển, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh – Đại học Lund, Thụy Điển.

103

25. Sở Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo số 5370/BC-STNMT- ĐKTK ngày 11.10.2013 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; những tồn tại, vướng mắc và một số kiến nghị đề xuất tháo gỡ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội.

26. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước vềđất đai, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NXB Nông nghiệp Hà Nội.

27. Hoàng Việt, Hoàng Văn Cường (2008), Bình ổn giá quyền sử dụng đất nông thôn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

104

105

Các văn bản pháp lý liên quan đến ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC

* Các văn bản do Quốc hội, UBTVQH ban hành bao gồm:

- Hiến pháp năm 1992 ra đời đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân; - Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004. Trong đó có quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC;

- Nghị quyết 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của UBTVQH quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991 làm cơ sở xác định điều kiện cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 nhưng đến nay cơ quan Nhà nước chưa có văn bản quản lý hoặc đã có văn bản quản lý nhưng thực tế Nhà nước chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó;

- Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của UBTVQH về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm cơ sở xác định đối tượng được cấp Giấy chứng nhận trong các trường hợp có tranh chấp;

- Hiến pháp năm 2013 ban hành ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014;

- Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014, có quy định cụ thể và chặt chẽ hơn các vấn đề về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC.

* Các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành bao gồm:

- Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP;

106

- Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, trong đó có quy định việc thu thuế thu nhập đối với tổ chức chuyển quyền sử dụng đất;

- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2003, trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận trong năm 2005;

- Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 06/8/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP;

- Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 do Chính phủ ban hành về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003;

- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật Đất đai về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận;

- Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật Đất đai về việc thu tiền thuê đất khi cấp giấy chứng nhận;

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Trong đó có sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận, việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy nhanh tổ chức thi hành Luật Đất đai, trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận trong năm 2006;

107

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/19/2009 của Chính phủ quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 về sửa đổi, bổ sung một

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 107)