Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 56)

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Quận Thanh Xuân là 1 trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của Thành phố. Địa giới hành chính của quận như sau:

- Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy - Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông - Phía Nam giáp quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì - Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Mai, Khương Trung, Thượng Đình (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì, còn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang).

* Địa hình, địa mạo, thủy văn

Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5 - 6 mét so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5 - 5,6m. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 - 5,2m, một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5m.

Điều kiện địa hình quận Thanh Xuân tương đối thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị. Trên địa bàn quận Thanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 47 

Xuân có quốc lộ số 6 chạy qua, bắt đầu từ Ngã Tư Sở qua Thanh Xuân đến quận Hà Đông và đi các tỉnh miền Tây Bắc như Hòa Bình, đi Phú Thọ theo Quốc lộ 21...Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường Vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nội bộ nối liền giữa các trục giao thông chính và các phường trong toàn quận với các quận, huyện giáp ranh. Vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh - thương mại - dịch vụ.

Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và gĩữ vai trò điều hòa như Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.

* Khí hậu

Khí hậu quận Thanh Xuân có chung chế độ khí hậu của Thành phố thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1.600 mm, một năm có hai mùa rõ rệt. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm.

3.1.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hóa, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, quận Thanh Xuân hiện nay có 2 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê và đất bạc màu. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 48 

được các sông bồi đắp thường xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, nếu sản xuất nông nghiệp cho năng suất cây trồng thấp. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất đai đã chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông,

hồ: là 2 con sông chính là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Ngoài ra còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Thành phố Hà Nội nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có cả quận Thanh Xuân. Tại các phường Khương Trung, Khương Đình, Hạ Đình đã có hiện tượng ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.

3.1.1.3 Cảnh quan môi trường

Quận có 2 con sông là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét chạy bao quanh địa bàn quận và có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn như đầm Hồng (Khương Đình), đầm Bờ Vùng (Hạ Đình), hồ Dẻ Quạt (Hạ Đình), hồ Rùa và hồ Thượng (Phương Liệt), hồ Nhân Chính...được phân bố khá hài hoà một cách tự nhiên trong khu dân cư, tạo ra một cảnh quan phù hợp với cuộc sống của nhân dân trước mắt cũng như lâu dài. Do đất chật người đông, mật độ dân số ngày càng tăng làm các chất thải sinh hoạt của nhân dân ngày càng nhiều đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở khu vực dân sinh, nhất là nước ở các ao, hồ xung quanh khu vực dân cư, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái môi trường. Vì thế đòi hỏi các nhà quản lý phải tính toán các phương án bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tạo ra sự phát triển bền vững lâu dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 49 

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)