Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 27)

quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính

Để đảm bảo tính chặt chẽ, có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC thì hệ thống văn bản pháp luật về công tác này luôn được Nhà nước ta điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện, giúp cơ quan quản lý và người sử dụng đất có điều kiện tốt để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Sự hoàn thiện đó đã gắn với quá trình phát triển của đất nước.

Nhiều văn bản pháp luật ra đời điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực đất đai. Từ năm 1993 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo ban hành hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất nhằm cụ thể hoá quy định của Hiến pháp 1992, “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Quốc hội, Hiến pháp 1992):

- Các văn bản do Nhà nước ở TW ban hành: Từ năm 1993 đến nay,

nhà nước ở TW đã ban hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có Luật Đất đai, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất và nhiều đạo luật khác có liên quan, tám pháp lệnh, một nghị quyết của Quốc hội, ba nghị quyết của UBTVQH, ba nghị quyết của Chính phủ, 68 nghị định, 23 quyết định, 16 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 11 thông tư của Tổng cục Địa chính, 25 thông tư liên bộ, 23 thông tư của các bộ, ngành liên quan, 9 quyết định của ngành. Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định về vấn đề đất đai như Bộ luật Dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 18 

sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất… và các văn bản hướng dẫn thi hành. (Phụ lục)

- Các văn bản quy định thực hiện ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, lập HSĐC tại Hà Nội: Bên cạnh các văn bản do Nhà nước ở TW ban hành, UBND Thành phố Hà Nội cũng ban hành nhiều văn bản tổ chức thi hành. (Phụ lục)

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành trong 20 năm qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Đó là một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, giải quyết khá tốt mối quan hệ đất đai trong khu vực, bước đầu đáp ứng được các mối quan hệ đất đai mới hình thành trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Hệ thống pháp luật đất đai luôn đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội. Bên cạnh nội dung hành chính, hệ thống pháp luật đất đai đã có nội dung kinh tế - xã hội phù hợp với đường lối quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường của Đảng và nhà nước.

Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành có những quy định mới đề cập đến QSDĐ trong thị trường BĐS, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất, giải quyết vấn đề đòi lại đất do lịch sử để lại, làm rõ mối quan hệ đất đai thuộc sở hữu toàn dân với các quyền của người sử dụng đất, thành lập cơ quan dịch vụ công về đất đai như: tổ chức phát triển quỹ đất, VPĐKQSDĐ, tổ chức tư vấn về giá đất…

Kể từ năm 1993 đến nay, Hệ thống pháp luật đất đai nước ta đã có bước chuyển biến tích cực là không chỉ giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất theo chiều dọc mà còn xác lập mối quan hệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

  Page 19 

giữa những người sử dụng đất với nhau, đó là các mối quan hệ mang tính chất dân sự, thương mại giữa những người sử dụng đất với nhau theo chiều ngang. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật đất đai ở nước ta là một hệ thống pháp luật đồ sộ bao gồm các văn bản do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nên không tránh khỏi trường hợp chồng chéo, thiếu đồng bộ; nhiều chính sách đã được ban hành chưa được tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và thi hành nghiêm túc.

1.2 Nội dung đăng ký đất đai, cấp giấy chứng quyền sử dụng đất, lập hồ sơđịa chính theo Luật Đất đai 2003

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 27)