Giải pháp về tổ chức quản lý, tăng cường công tác QLNN về đất đai

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 104)

- Đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép:

+ Tiếp tục thực hiện quy định lấy chữ ký của các hộ giáp ranh liền kề không có tranh chấp đối với hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ ở vì trên thực tế có nhiều trường hợp sau khi có GCNQSDĐ, UBND phường mới nhận được đơn thư khiếu kiện với lý do hàng ngày các hộ dân không quan tâm tới bảng tin của cụm dân cư hoặc hệ thống loa truyền thanh của phường nên khi UBND phường công khai kết quả xét duyệt hồ sơ người dân không biết.

+ Thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng có xác nhận của UBND cấp phường bằng cách bộ phận “một cửa” của quận thụ lý hồ sơ, sau đó chuyển xuống phường, UBND phường xác nhận nội dung tình trạng tranh chấp (thực tế là để chủ động nắm bắt, cập nhật sổ biến động đất đai).

- UBND quận Thanh Xuân cần cử cán bộ phòng phụ trách địa bàn phường tham gia trực tiếp vào các cuộc họp của Hội đồng xét duyệt cấp GCN

95

QSDĐ của các phường để trực tiếp thẩm định hồ sơ tại chỗ, tránh việc trả đi trả về hồ sơ nhiều lần gây bức xúc cho cán bộ cơ sở và nhân dân.

- Đầu tư kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết trong công tác cấp GCNQSDĐ.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác Quản lý đất đai, đặc biệt là việc chỉnh lý và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính ở các phường trên địa bàn quận.

- Giải quyết nhanh, dứt điểm những vụ tranh chấp đất đai, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất.

- Quản lý chặt chẽ đối với việc chuyển quyền sử dụng đất. - Đơn giản hoá hồ sơ xin đăng ký cấp GCNQSDĐ.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)