Mô tả thống kê cho các mẫu con bao gồm các công ty hạn chế tài chính và các

Một phần của tài liệu Tính bất định trong dòng tiền và quyết định đầu tư (Trang 59)

Để tìm hiểu sự khác biệt của các biến trong công ty hạn chế tài chính và công ty không hạn chế tài chính, Bảng 4.2 thể hiện giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho cả hai mẫu con này.

Bảng 4.2: Mô tả thống kê hai mẫu con bao gồm các công ty hạn chế tài chính và các công ty không hạn chế tài chính

Biến Công ty không hạn chế tài chính Công ty hạn chế tài chính

Mean SD Mean SD CAPXtoAstsi,t 0.071 0.113 0.0975 0.1388 LnCAPXtoAstsi,t 0.0642 0.0932 0.0868 0.1057 CFVi,t 0.0432 0.263 0.4311 0.2609 LnCFVi,t 0.1712 0.1749 0.1663 0.1733 , 0.5194 0.5003 0.4678 0.4996 OCFtoAstsi,t 0.0988 0.2066 0.0741 0.1651 CashtoAstsi,t 0.3622 1.2828 0.1547 0.1831 FirmSizei,t 28.113 0.699 25.0263 0.7573 FirmAgei,t 4.9254 2.2315 5.1081 2.2189 BooktoMarketi,t 1.0223 0.8666 0.7668 0.6686 SalesGrowthi,t 0.0884 0.3352 0.2037 0.4829 SalestoAstsi,t 1.6191 1.4752 1.5228 1.2325

Bảng mô tả thống kê bao gồm số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch và độ nhọn

Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy, giá trị trung bình chi tiêu vốn (CAPXtoAstsi,t) của các công ty hạn chế tài chính và các công ty không hạn chế tài chính lần lượt là 0.0975 và 0.071. Theo thống kê của biến LnCAPXtoAstsi,t, mức độ đầu tư trung bình của các công ty không hạn chế tài chính cao hơn 36% các công ty hạn chế tài chính7. Độ lệch chuẩn trong chi tiêu vốn của công ty hạn chế tài chính lớn hơn công ty không hạn chế tài chính (0.1388>0.113), điều này cho thấy chi phí dành cho đầu tư trong các công ty

7Mức đầu tư trung bình của công ty hạn chế tài chính là . − 1 = 0.0906và mức đầu tư của các công ty

không hạn chế tài chính là . − 1 = 0.0663. Chênh lệch đầu tư là100 ∗ ( . . )

hạn chế tài chính biến động nhiều hơn các công ty không hạn chế tài chính. Ngoài ra, bảng 4.2 còn cho thấy các công ty hạn chế tài chính xu hướng có quy mô nhỏ hơn, tính bất định trong dòng tiền và tăng trưởng doanh thu cao hơn. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây.

Bảng 4.3 tóm tắt hệ số tương quan giữa các biến chính trong Luận văn. Như đã nói ở phần trước, tác giả chuyển các biến chính sang Logarit để các biến có phân phối gần chuẩn hơn, nên trong bảng 4.3, tác giả tập trung vào mối tương quan giữa các biến sau khi được chuyển sang Logarit. Đầu tiên, LnCFVi,t có mối tương quan dương với LnCashtoAstsi,t (1.3%). Thứ hai,LnCFVi,t có mối tương quan âm với Quy mô công ty (-2.6%), Tuổi của công ty (-14%), LnSalestoAstsi,t (-37.3%). Cuối cùng, hệ số tương quan giữa LnCFVi,t và LnOCFtoAstsi,t là -0.1104, điều này ngụ ý rằng có thể có hiện tượng đa cộng tuyến nếu mô hình bao gồm cả hai biến này (bởi vì biến LnCFVi,t được xây dựng từ biến LnOCFtoAstsi,t). Vì lý do này, trong các mô hình kiểm định giả thuyết ở phần sau, tác giả sẽ sử dụng LnOCFtoAstsi,tlàm biến kiểm soát.

Một phần của tài liệu Tính bất định trong dòng tiền và quyết định đầu tư (Trang 59)