Phần lớn các nghiên cứu trước đây sử dụng phương pháp độ lệch chuẩn (rolling method) như một chỉ báo cho tính bất định có điều kiện.
= 1 ( , )
/
Trong đó:
đại diện cho tính bất định trong dòng tiền của công ty i vào năm t, n là số năm cố định để tính phương sai. Tuy nhiên, để xác định n, Jayaraman (2008) sử dụng 5 năm, Minton và Schrand (1999) dùng 6 năm, và Harford, Mansi và Maxwell (2008) cũng như Bates, Kahle và Stulz (2009) dùng 10 năm. Và, đại diện cho tăng trưởng dòng tiền hoạt động.
Phương pháp này ước lượng tính bất định bằng cách tính toán thang đo độ lệch chuẩn của dòng tiền qua một số năm cố định. Bởi vì các thước đo độ lệch chuẩn được tính theo trung bình một số năm, nên không thể được dùng để xác định mối quan hệ động giữa đầu tư và dòng tiền. Luận văn sẽ áp dụng phương pháp của De Veirman và Levin (2011, 2012) để thiết lập một thước đo tính bất định có điều kiện.
Để xây dựng thước đo tính bất định trong dòng tiền theo phương pháp của De Veirman và Levin (2011, 2012), Luận văn tiến hành theo các bước sau:
Bước một, Luận văn tiến hành hồi quy phương trình (6)
, = + + + , +
+ , + , (6)
Trong đó:
CashFlowGrowthi,t: Tăng trưởng dòng tiền hoạt động năm t so với năm t-1 của công ty i. Luận văn sử dụng cách tiếp cận của Bates, Kahle và Stulz (2009) và xây dựng dòng tiền hoạt động bằng thu nhập hoạt động trước khấu hao trừ cho chi phí lãi vay, thuế thu
nhập và cổ tức. Theo cách đo lường này, dòng tiền được sử dụng là EBITDA – lãi vay – thuế thu nhập doanh nghiệp – cổ tức. Cho nên dòng tiền đo lường theo phương pháp này cho thấy dòng tiền doanh nghiệp thực có trong mỗi kỳ sau khi loại bỏ các nghĩa vụ với chủ nợ, Nhà nước và các cổ đông.
Year:ma trận biến giả năm với là vector hệ số tương quan tương ứng.
Ind: ma trận biến giả phân lớp ngành dựa theo 5 danh mục của Fama French với là vector hệ số tương quan tương ứng.
SizeTercile: ma trận biến giả quy mô tam phân vị (Tercile) dựa trên tổng tài sản với vector hệ số tương quan tương ứng.
Year*Ind: Ma trận tương tác giữa biến giả ngành và năm và là vector hệ số tương quan tương ứng.
Year*SizeTercile: Ma trận tương tác giữa biến giả quy mô và năm và là vector hệ số tương quan tương ứng.
Bước hai, Luận văn tiến hành xây dựng thước đo tính bất định trong dòng tiền dựa trên phần dư rút ra từ phương trình (6).
Phần dư , đại diện cho độ lệch khỏi giá trị trung bình về tăng trưởng trong dòng tiền hoạt động của công ty sau khi được kiểm soát bởi thời gian, ngành, quy mô và mối tương tác giữa chúng. Luận văn sử dụng sai số hồi quy , để ước lượng tính bất định trong dòng tiền có điều kiện của công ty i tại thời điểm t như sau:
, = , (7)
De Veirman và Levin (2011) chỉ ra rằngσ , là một ước lượng không chệch của tính bất định có điều kiện. Thông qua bài nghiên cứu của De Veirman và Levin (2011), Luận văn xem thước đo tính bất định trong dòng tiềnσ , như CFVi,t.
Bởi vì CFVi,t bị chệch, nên Luận văn xây dựng Ln(CFVi,t) bằng Ln(1+CFVi,t). Logarit tự nhiên của CFVi,tlàm giảm độ nhọn (kurtosis) và độ lệch (skewness), nghĩa là phân
phối của LnCFVi,t gần với phân phối chuẩn. Do các thuộc tính về phân phối đã được cải thiện, nên Luận văn tiến hành các kiểm định sử dụng biến LnCFVi,tvà chuyển đổi các biến kiểm soát theo cách tương tự.
Chỉ báo tính bất định cao trong dòng tiền: Đối với kiểm định các giả thuyết, Luận văn xây dựng một biến nhị phân đại diện cho tình trạng dòng tiền có tính bất định cao bằng cách xếp hạng hằng năm CFVi,t cho tất cả các công ty và các công ty thuộc tam phân vị thứ nhất trên biếnCFV, sẽ nhận giá trị 1 và các công ty còn lại nhận giá trị 0.
Chỉ báo tình trạng tăng trưởng của dòng tiền: Bằng cách sử dụng phần dư , , cách xây dựng CFVi,t ước lượng tính bất định bằng độ lệch của dòng tiền không được giải thích bởi thời gian, ngành, quy mô và sự tương tác của chúng. Điều này lưu ý đến xu hướng dòng tiền theo thời gian, vì vậy một công ty với dòng tiền gia tăng sẽ không nhất thiết có tính bất định trong dòng tiền nếu xu hướng ngành rộng hoặc theo xu hướng thời gian. Trái ngược với các nghiên cứu trước đây, thước đo này cho phép Luận văn phân biệt giữa tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm và dương. Sử dụng sai số
, , để đại diện cho tăng trưởng trong dòng tiền là cao hơn hay thấp hơn giá trị ước lượng từ hồi quy bằng phương trình (6). Luận văn xây dựng biến , , có giá trị bằng 1 nếu , >0. Luận văn dùng biến này để kiểm định cho ảnh hưởng bất cân xứng của tăng trưởng dòng tiền trong các giả thuyết 2a, 2b, 4 và 6.