Giả thuyết 3 và 4 Tính bất định trong dòng tiền của các công ty không hạn

Một phần của tài liệu Tính bất định trong dòng tiền và quyết định đầu tư (Trang 46)

chế tài chính không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp

Theo quan điểm quyền chọn thực, các công ty không hạn chế tài chính sẽ không phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tiền mặt trong tương lai, vì vậy tính bất định trong dòng tiền không làm thúc đẩy hành vi đầu tư không hiệu quả, như đã đư ợc dự báo cho các công ty hạn chế tài chính. Cụ thể hơn, Boyle và Guthrie (2003) đã dự báo tính bất định trong dòng tiền cao dẫn đến các công ty không hạn chế tài chính sẽ trì hoãn các cơ hội đầu tư. Hadlock và Pierce (2010) lại đề xuất một quan điểm khác, các công ty không hạn chế tài chính, thường có quy mô lớn và lâu năm, phân bổ tài trợ qua các kỳ dài hơn và làm giảm mối tương quan giữa đầu tư hiện tại và tính bất định trong dòng tiền trong các công ty. Các công ty lớn cũng có lợi từ khả năng dàn trải các khoản đầu tư qua một loạt các dự án và thậm chí là hàng loạt ngành, điều này có thể làm giảm tác động của tính bất định trong dòng tiền được quan sát đến quyết định đầu tư. Tuy nhiên theo quan điểm của lý thuyết linh hoạt tài chính, Almeida, Campllo, và Weisbach (2004) lại trưng

ra bằng chứng cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và độ nhạy cảm dòng tiền trong các công ty không hạn chế tài chính. Điều này phù hợp với giải thích rằng các công ty không hạn chế tài chính có thể huy động dễ dàng nguồn tài trợ tài trợ để giải quyết sự thiếu hụt trong tương lai. Mặc dù đã xác định mối tương quan âm giữa tính bất định trong dòng tiền kỳ trước và đầu tư trong mẫu tổng thể nhưng Minton và Schrand (1999) đã phát hiện ra mối tương quan yếu trong các công ty lớn, mà theo bằng chứng của Hadlock và Pierce (2010) có xu hướng đây là các công ty không hạn chế tài chính. Một lần nữa, Luận văn này sẽ trình bày các giả thuyết tiếp theo dựa trên quan điểm của lý thuyết linh hoạt tài chính.

Giả thuyết 3. Trong các công ty không hạn chế tài chính, không tồn tại mối quan hệ giữa quyết định đầu tư hiện tại và tính bất định trong dòng tiền.

Phương trình ước lượng giả thuyết 3:

, = + + , + , + , +

, , + , , + ,

, + , , , + , + , , (3)

Giả thuyết 4. Trong các công ty không hạn chế tài chính với tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm (dương), không tồn tại mối quan hệ giữa đầu tư và tính bất định trong dòng tiền kỳ trước.

Phương trình ước lượng giả thuyết 4:

, = + + , + , + , +

, , + , , + ,

, + , , , + , + , ,

(4) Cách thức tiến hành kiểm định các giả thuyết 3 và giả thuyết 4 tương tự cách thực hiện để kiểm định giả thuyết 1 và giả thuyết 2. Phương trình (3) và (4) tương tự (1) và (2) chỉ thay biến CONSi,t đại diện cho công ty hạn chế tài chính bởi biến UNCONSi,t đại

diện cho công ty không hạn chế tài chính. Theo giả thuyết 3 và giả thuyết 4, kỳ vọng tổng hệ số đã đ ề cập trong giả thuyết 1 và giả thuyết 2 không có ý nghĩa. Hàm ý rằng không có sự ảnh hưởng của tính bất định trong dòng tiền đến quyết định đầu tư của các công ty không hạn chế tài chính.

Một phần của tài liệu Tính bất định trong dòng tiền và quyết định đầu tư (Trang 46)