Kiểm định giả thuyết 6 Tác động của nắm giữ tiền mặt đến vai trò trung gian

Một phần của tài liệu Tính bất định trong dòng tiền và quyết định đầu tư (Trang 81)

gian của tình trạng dòng tiền trong mối quan hệ giữa quyết định đầu tư và tính bất định trong dòng tiền tại các công ty hạn chế tài chính

Trong phương trình (5), tác giả sử dụng đầy đủ các biến giả CONSi,tđại diện cho công ty hạn chế tài chính, CHhigh đại diện cho những công ty nắm giữ lượng tiền mặt cao và

, đại diện cho những công ty có tăng trưởng dòng tiền dương nhằm đánh giá sự khác biệt trong mối quan hệ giữa quyết định đầu tư và tính bất định trong dòng tiền khi công ty có: (i) tăng trưởng dòng tiền âm và nắm giữ ít tiền mặt; (ii) tăng trưởng dòng tiền âm và nắm giữ nhiều tiền mặt; (iii) tăng trưởng dòng tiền dương và nắm giữ ít tiền mặt; (iv) tăng trưởng dòng tiền dương và nắm giữ nhiều tiền mặt. Để ủng hộ cho giả thuyết này, tác giả kỳ vọng đối với các công ty hạn chế tài chính có tăng trưởng dòng tiền âm và nắm giữ tiền mặt ít, hệ số sẽ có dấu âm, cho thấy rằng các công ty này sẽ giảm đầu tư. Ngược lại, công ty hạn chế tài chính có tăng trưởng dòng tiền âm và nắm giữ tiền mặt nhiều sẽ có hệ số dương. Điều này cho thấy lượng tiền mặt nắm giữ là một tấm đệm hoàn hảo đối với những công ty hạn chế tài chính có tăng trưởng dòng tiền âm. Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng ước lượng sai lệch của sai lệch để đánh giá sự

khác nhau trong quyết định đầu tư giữa công ty hạn chế tài chính nắm giữ nhiều tiền và công ty hạn chế tài chính nắm giữ ít tiền khi tính bất định trong dòng tiền gia tăng. Hệ số này kỳ vọng mang dấu dương và có ý nghĩa, th ể hiện các công ty hạn chế tài chính nắm giữ nhiều tiền sẽ đầu tư nhiều hơn các công ty hạn chế tài chính nắm giữ ít tiền khi tính bất định trong dòng tiền tăng.

Thứ nhất, tác giả phân tích các công ty hạn chế tài chính nắm giữ ít tiền và có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm sẽ thay đổi quyết định đầu tư như thế nào khi tính bất định trong dòng tiền gia tăng. Nếu CONSi,t bằng 1, khi đó, = + đại diện ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty hạn chế tài chính nắm giữ ít tiền, có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm và tính bất định trong dòng tiền thấp. Nếu CONSi,t và

, đều bằng 1, hệ số = + + + đại diện ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty hạn chế tài chính nắm giữ ít tiền, có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm và tính bất định trong dòng tiền cao. Như vậy, thay đổi trong quyết định đầu tư của các công ty hạn chế tài chính nắm giữ lượng tiền mặt thấp, có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm khi tính bất định trong dòng tiền gia tăng được đại diện bởi hệ số

− = + . Các hệ số ở cột (3) và (4) lần lượt bằng -0.051956 và -0.047401. Các hệ số này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Về mặt ý nghĩa kinh tế, hệ số mang dấu âm cho thấy các công ty hạn chế tài chính nắm giữ ít tiền và có tăng trưởng dòng tiền âm, sẽ đầu tư ít hơn khi tính bất định trong dòng tiền tăng.

Thứ hai, tác giả phân tích các công ty hạn chế tài chính nắm giữ nhiều tiền và có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm sẽ thay đổi quyết định đầu tư như thế nào khi tính bất định trong dòng tiền gia tăng. Nếu CONSi,t và CHhigh đều bằng 1, khi đó = +

+ + đại diện ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty hạn chế tài chính nắm giữ nhiều tiền, có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm và có tính bất định trong dòng tiền thấp. Nếu CONSi,t, CHhigh và , đều bằng 1, khi đó = +

các công ty hạn chế tài chính nắm giữ nhiều tiền, có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm và có tính bất định trong dòng tiền cao. Như vậy, thay đổi trong quyết định đầu tư của các công ty hạn chế tài chính nắm giữ lượng tiền mặt thấp, có tăng trưởng dòng tiền âm khi tính bất định trong dòng tiền gia tăng được đại diện bởi hệ số − =

+ + + . Kết quả hệ số được báo cáo ở cột (3) và (4) lần lượt là -0.020529 và -0.018768. Về mặt ý nghĩa kinh tế, các hệ số này mang dấu âm cho thấy việc nắm giữ tiền mặt nhiều trong các công ty hạn chế không phải là một tấm đệm hoàn hảo cho quyết định đầu tư khi các công ty này đối mặt với tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm và tính bất định trong dòng tiền tăng. Điều này cho thấy, khi đối mặt với tăng trưởng dòng tiền âm, các công ty hạn chế tài chính thường giảm đầu tư khi tính bất định trong dòng tiền gia tăng, bất kể lượng tiền mặt mà công ty đang nắm giữ là bao nhiêu. Tuy nhiên, các hệ số này lại không có ý nghĩa thống kê.

Thứ ba, tác giả tiến hành ước lượng sai lệch của sai lệch để đánh giá sự khác biệt trong

quyết định đầu tư giữa công ty hạn chế tài chính nắm giữ nhiều tiền và công ty hạn chế tài chính nắm giữ ít tiền khi tính bất định trong dòng tiền tăng và có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm. Hệ số ( − ) − ( − ) = + để hiện sự khác biệt này. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số mang dấu dương (0.031427 và 0.028633), điều này chứng tỏ, với tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm, các công ty hạn chế tài chính nắm giữ nhiều tiền sẽ đầu tư nhiều hơn các công ty hạn chế tài chính nắm giữ ít tiền khi tính bất định trong dòng tiền gia tăng.

Kết quả hồi quy đối với trường hợp các công ty hạn chế tài chính có tăng trưởng dòng tiền dương cũng không có ý nghĩa thống kê.

Sau khi tiến hành phân tích các kết quả kiểm định các giả thuyết, Luận văn rút ra các câu trả lời cho các câu hỏi ban đầu:

Thứ nhất,Luận văn tìm thấy sự ảnh hưởng của tính bất định trong dòng tiền đến quyết định đầu tư của các công ty hạn chế tài chính, phù hợp với các dự báo của lý thuyết linh hoạt tài chính và tác động của tính bất định trong dòng tiền đến quyết định đầu tư

là bất cân xứng. Cụ thể, các công ty hạn chế tài chính có tính bất định cao trong dòng tiền sẽ đầu tư ít hơn các công ty có tính bất định thấp. Tuy nhiên, Luận văn không tìm thấy sự ảnh hưởng này trong các công ty không hạn chế tài chính. Sự khác biệt này có thể được lý giải là do: Khác với các công ty hạn chế tài chính, các công ty không hạn chế tài chính thường có dòng tiền tương đối lớn và khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt, nên khi dòng tiền công ty có tính bất định cao, sự sụt giảm trong dòng tiền không ảnh hưởng gì đến khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư của công ty. Do đó, tính bất định trong dòng tiền không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty không hạn chế tài chính.

Thứ hai, ảnh hưởng của tính bất định trong tiền đến quyết định đầu tư của công ty là khác nhau giữa các công ty hạn chế tài chính có dòng tiền tăng trưởng và các công ty hạn chế tài chính có dòng tiền sụt giảm. Đối với các công ty có dòng tiền sụt giảm, ảnh hưởng của tính bất định trong dòng tiền tương đối lớn, làm sụt giảm các quyết định đầu tư hiện tại của công ty hạn chế tài chính. Ngược lại, đối với các công ty hạn chế tài chính có dòng tiền tăng trưởng, không tìm thấy ảnh hưởng của tính bất định trong dòng tiền đến quyết định đầu tư của các công ty. Điều này cho thấy, ảnh hưởng của tính bất định trong dòng tiền đến quyết định đầu tư của các công ty hạn chế tài chính chủ yếu do tình trạng dòng tiền sụt giảm của công ty gây ra.

Thứ ba, chính sách nắm giữ tiền mặt của công ty hạn chế tài chính đóng vai trò như một tấm đệm, giúp công ty đảm bảo thực hiện được các quyết định đầu tư của mình trong tương lai. Cụ thể, Luận văn tìm thấy bằng chứng chỉ ra các công ty hạn chế tài chính có chính sách nắm giữ tiền mặt thấp sẽ tiến hành đầu tư ít hơn các công ty hạn chế có chính sách nắm giữ tiền mặt cao khi dòng tiền của công ty có tính bất định cao. Điều này cho thấy, lượng tiền mặt nắm giữ cao giúp các công ty có thể trang trải cho các dự án đầu tư của mình khi phải đối mặt với dòng tiền có tính bất định cao. Tóm lại, các bằng chứng cho thấy các công ty hạn chế tài chính nắm giữ tiền mặt để duy trì các mức đầu tư khi trải qua cú sốc tiêu cực lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng dòng tiền.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tính bất định trong dòng tiền và quyết định đầu tư (Trang 81)