6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được phản ánh thông qua một hệ thống các chỉ tiêu cụ
thể. Những chỉ tiêu chất lượng đó chính là các thông số kinh tế - kỹ thuật và các đặc tính riêng có của sản phẩm, phản ánh tính hữu ích của sản phẩm. Các chỉ tiêu này không tồn tại một cách độc lập mà có mối quan hệkhăng khít với nhau.
Mỗi loại sản phẩm cụ thể có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn
những chỉ tiêu khác. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải quyết định lựa chọn những chỉ tiêu nào quan trọng nhất để sản phẩm của mình mang được sắc thái riêng, dễ
dàng phân biệt với những sản phẩm khác đồng loại trên thị trường. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm, sau đây là một số nhóm chỉ tiêu cụ thể:
• Các chỉ tiêu chức năng, công dụng của sản phẩm: Đó chính là những đặc
tính cơ bản của sản phẩm đưa lại những lợi ích nhất định về giá trị sử dụng, tính hữu ích của chúng đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của người tiêu dùng.
• Các chỉ tiêu về độ tin cậy: Đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm, giữ được khảnăng làm việc chính xác, tin cậy trong một khoảng thời gian xác định.
• Các chỉ tiêu về tuổi thọ: Thể hiện thời gian tồn tại có ích của sản phẩm
trong quá trình đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
• Các chỉ tiêu lao động học: Đặc trưng cho quan hệ giữa người và sản phẩm trong hoàn cảnh thuận lợi nhất định.
• Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hấp dẫn về hình thức và sự hài hoà về kết cấu sản phẩm.
• Chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho quá trình chế tạo, bảo đảm tiết kiệm lớn nhất các chi phí.
• Chỉ tiêu sinh thái: Thể hiện mức độ độc hại của việc sản xuất sản phẩm
tác động đến môi trường.
• Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đặc trưng cho mức độ sử dụng sản phẩm, các bộ
phận được tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá và mức độ thống nhất với các sản phẩm khác.
• Chỉ tiêu an toàn: Đặc trưng cho tính bảo đảm an toàn về sức khoẻ cũng như tính mạng của người sản xuất và người tiêu dùng.
• Chỉ tiêu chi phí, giá cả: Đặc trưng cho hao phí xã hội cần thiết để tạo nên sản phẩm.
Ngoài ra để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các bộ
phận, giữa các thời kỳ sản xuất ta còn có các chỉtiêu so sánh như sau:
21
* Dùng thước đo hiện vật để tính, ta có công thức:
Tỷ lệ sai hỏng =
Trong đó, số sản phẩm hỏng bao gồm cả sản phẩm hỏng có thể sửa chữa
được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.
* Nếu dùng thước đo giá trịđể tính ta có công thức: Tỷ lệ sai hỏng =
Trong đó chi phí sản phẩm hỏng bao gồm chi phí về sản phẩm hỏng sửa chữa
được và chi phí về sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Trên cơ sở tính toán về tỷ lệ sai hỏng đó, ta có thể so sánh giữa kỳ này với kỳ trước hoặc năm nay với năm trước. Nếu tỷ lệ sai hỏng kỳ này so với kỳ trước nhỏ hơn nghĩa là chất lượng kỳ này tốt hơn kỳtrước và ngược lại.
- Dùng thứ hạng chất lượng sản phẩm: Để so sánh thứ hạng chất lượng sản phẩm của kỳ này so với kỳ trước người ta căn cứ vào mặt công dụng, thẩm mỹ và các chỉ tiêu về mặt cơ, lý, hoá của sản phẩm. Nếu thứ hạng kém thì được bán với mức giá thấp còn nếu thứ hạng cao thì sẽ được bán với giá cao. Để đánh giá thứ
hạng chất lượng sản phẩm ta có thể sử dụng phương pháp giá đơn vị bình quân. Công thức tính như sau:
Pki
P = ---
Qi
Trong đó:
P : Giá đơn vị bình quân
Pki : Giá đơn vị kỳ gốc của thứ hạng i
Qi : Sốlượng sản phẩm sản xuất của thứ hạng i
Theo phương pháp này, ta tính giá đơn vị bình quân của kỳ phân tích và kỳ
kế hoạch. Sau đó so sánh giá đơn vị bình quân kỳ phân tích so với kỳ kế hoạch, nếu
giá đơn vị bình quân kỳ phân tích cao hơn kỳ kế hoạch ta kết luận doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch chất lượng sản phẩm và ngược lại.
Để sản xuất kinh doanh sản phẩm, doanh nghiệp phải xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, phải đăng ký và được các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm nhà nước ký duyệt. Tuỳ theo từng loại sản phẩm, từng điều kiện của doanh
Sốlượng sản phẩm sai hỏng
SLSP sai hỏng + SLSP tốt x 100(%)
Chi phí về sản phẩm hỏng
Giá thành công xưởng của sản phẩm hàng hoá
22
nghiệp mà xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý và người tiêu dùng.