Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 109)

Các biện pháp nêu trên có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác và ngược lại (sơ đồ 3.1). Tuy nhiên có thể nói rằng biện pháp 1 là nền tảng, là trung tâm, biện pháp 2,3,4,5 là những biện pháp cơ sở, điều kiện, biện pháp 6 là động lực, thúc đẩy, biện pháp 7 là cầu nối thông tin, gắn kết các biện pháp, giúp điều chỉnh trong quá trình quản lí của người hiệu trưởng. Trong khi tiến hành công tác xây dựng và phát triển đội ngũ, cần phải thực hiện đồng bộ cả 7 biện pháp.

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp

BP2 BP3

BP4

BP5 BP6

Bảng 3.3. Tóm lược các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên

Stt Biện pháp Tóm tắt những nội dung chính

1 Biện pháp 1: Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên

- Mục tiêu : Nhằm làm cho giáo viên có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và tác phong mẫu mực.

- Nội dung : Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, định hướng phát triển giáo dục. - Các bước thực hiện : Tổ chức học tập qua các đợt học chính trị, qua thực tiễn.

- Điều kiện thực hiện: Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT. Nhà trường có kế hoạch chi tiêu nội bộ hàng năm trong đó có các khoản hỗ trợ kinh phí để tổ chức các ngày kỷ niệm, lồng ghép các nội dung, bồi dưỡng báo cáo viên, mua tài liệu, khen thưởng. 2 Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

- Mục tiêu: Đảm bảo về số lượng, cơ cấu giáo viên các bộ môn hợp lý, đạt chuẩn và trên chuẩn phù hợp với định hướng phát triển giáo dục.

- Nội dung : Trên cơ sở quy mô phát triển của nhà trường có kế hoạch phát triển đội ngũ phù hợp. - Các bước thực hiện : Đánh giá, phân loại giáo viên, tuyển chọn, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Điều kiện thực hiện : Tăng cường đội ngũ giáo viên đủ về số lượng để có lực lượng dự trữ cho công tác đào tạo sau đại học. Tăng kinh phí đào tạo hỗ trợ giáo viên đi học.

3

Biện pháp 3:

Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên

- Mục tiêu : Đảm bảo số lượng, cơ cấu, chất lượng giáo viên, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. - Nội dung : Xác định số giáo viên cần bổ sung, nguồn bổ sung: Giáo viên giỏi từ các trường khác, sinh viên khá, giỏi.

Thực hiện phân công hợp lý các công tác: chuyên môn, chủ nhiệm, kiêm nhiệm, động viên lao động ngoài định mức.

- Các bước thực hiện : Thông báo, lập hội đồng tuyển dụng, ký hợp đồng dạy thử để có cơ sở tuyển dụng. Lập kế hoạch, dự kiến phân công trong nhóm bộ môn, lưu ý nguyện vọng và hoàn cảnh giáo viên, điều chỉnh hợp lý, làm tốt công tác tư tưởng.

- Điều kiện thực hiện : Có chỉ tiêu biên chế, cơ chế chính sách thu hút và đãi ngộ, tuyển chọn chính xác, khách quan. Thống nhất quan điểm, đánh giá đúng năng lực giáo viên, có chính sách, chế độ cụ thể với công tác kiêm nhiệm.

4

Biện pháp 4:

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Mục tiêu: Nâng cao trình độ đội ngũ, năng lực chuyên môn, đáp ứng sự đổi mới giáo dục.

- Nội dung : Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, về giáo dục và các hoạt động khác.

- Các bước thực hiện : Xây dựng nội dung, thời gian và đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng.

- Điều kiện thực hiện : Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, có quy định về chế độ, kinh phí đào tạo. Đảm bảo cơ sở vất chất đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

5 Biện pháp 5: Tổ chức nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn

- Mục tiêu: Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học giúp giáo viên nâng cao tay nghề. Phát triển đội ngũ giáo viên đầu đàn nhằm sử dụng, phát huy vai trò GV đầu đàn trong xây dựng phát triển đội ngũ, đánh giá thực trạng đội ngũ.

- Nội dung : Tổ chức các Hội thi, hội thảo, viết báo cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm. Xây dựng, giúp đỡ, bồi dưỡng đội ngũ GV đầu đàn, tôn vinh, khen thưởng, phân công, sử dụng sử dụng hợp lí đội ngũ này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các bước thực hiện :: Thực hiện tốt công tác tổ chức nghiên cứu khoa học. Thực hiện quy trình đánh giá, xử lí tốt kết quả đánh giá, xếp loại,

khen thưởng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời

- Điều kiện thực hiện : Xây dựng kế hoạch, thực hiện đúng quy trình, quy chế khen thưởng. Phối hợp và có sự giúp đỡ của các bộ phận chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT để tổ chức thi tay nghề

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

- Mục tiêu : Điều chỉnh, uốn nắn sai lệch, phát hiện, động viên giáo viên giỏi.

- Nội dung : Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, đánh giá kết quả giảng dạy và công tác kiêm nhiệm.

- Các bước thực hiện : Học tập quy định, quy chế chuyên môn, lập các đoàn kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả.

- Điều kiện thực hiện : Có văn bản, tiêu chí đánh giá, có kế hoạch kiểm tra, đảm bảo khách quan công bằng, có kinh phí động viên, khen thưởng kịp thời giáo viên có thành tích.

6 Biện pháp 7:

Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên phát triển

- Mục tiêu : Nâng cao đời sống, tạo ra tập thể đoàn kết, có nếp sống văn hoá.

- Nội dung : Chăm lo tinh thần và vật chất, xây dựng các hoạt động, các hình thức nội dung sinh hoạt tập thể, tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập chính đáng.

- Các bước thực hiện : Tổ chức các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt truyền thống. Tạo việc làm, đảm bảo chế độ, chính sách cho giáo viên.

- Điều kiện thực hiện : Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tạo nguồn thu chính đáng, đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động thể thao, văn nghệ.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 109)