Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT huyện Yên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 89)

huyện Yên Khánh

3.3.1. Biện pháp 1: Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên

3.3.1.1: Mục đích của biện pháp

- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng; chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành.

- Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trường trung học phổ thông trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà đồng thời giúp cho người giáo viên tiếp cận với quan điểm giáo dục hiện đại.

3.3.1.2: Nội dung của biện pháp

Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức tư cách nhà giáo - công dân qua những nội dung cụ thể như sau:

- Một số vấn đề của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản về đường lối chính sách của Nhà nước và của ngành; nhiệm vụ và kế hoạch giáo dục - đào tạo năm học mới; tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, trong nước và quốc tế.

- Bồi dưỡng quan điểm nhận thức về chuyên môn, nghiệp vụ, theo hướng cập nhật hoá, hiện đại hoá tri thức bộ môn và đổi mới phương pháp giảng dạy.

3.3.1.3: Các bước thực hiện

- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho giáo viên. Tổ chức học tập, nghe phổ biến về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với tính chất của đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của từng đảng viên là các nhà giáo, các cán bộ công chức của nhà trường cũng như toàn bộ đội ngũ. Có như vậy, từng thành viên của nhà trường sẽ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, nâng cao trách nhiệm cá nhân, giữ gìn phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều này cũng chính là thiết thực góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, củng cố và nêu cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và hoạt động của các đoàn thể quần chúng trong nhà trường, góp phần củng cố sự đoàn kết trong cơ sở đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng.

- Tiếp tục phong trào thi đua “hai tốt”, thực hiện cuộc vận động “kỷ cương- tình thương- trách nhiệm”. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “hai không với 4 nội dung”, tiếp tục xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương tự học, sáng tạo”. Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá trong trường học.

- Triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 5/6/2003 của Bộ GD&ĐT. Tất cả

các giáo viên đều phải tham gia đầy đủ chương trình lớp Bồi dưỡng chính trị hè và viết thu hoạch theo kế hoạch của sở GD&ĐT.

- Tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị nhân các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm 3/2, ngày 20/11, ngày 22/12, ngày 8/3, ngày 26/3, ngày 19/5 cho toàn thể giáo viên, cán bộ và học sinh trong nhà trường với nội dung và hình thức giáo dục phong phú. Làm tốt công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, nhân cách nhà giáo.

3.3.1.4: Điều kiện thực hiện

-Căn cứ vào từng loại hình bồi dưỡng và theo chức năng nhiệm vụ được giao, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT .

- Nhà trường có kế hoạch chi tiêu nội bộ hàng năm trong đó có các khoản hỗ trợ kinh phí để tổ chức các ngày kỷ niệm, lồng ghép các nội dung, bồi dưỡng báo cáo viên, mua tài liệu, khen thưởng.

3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

3.3.2.1: Mục đích của biện pháp

- Mục tiêu chung là làm cho sự phát triển đội ngũ giáo viên có được số lượng và cơ cấu hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các trường, cụ thể:

- Đảm bảo cân đối số lượng giáo viên giữa các bộ môn, đảm bảo đủ số giáo viên dạy bộ môn cho đào tạo đại trà và đào tạo mũi nhọn. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch chiến lược về đội ngũ, phấn đấu đến 2015 đảm bảo xây dựng 15% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, đủ cơ cấu trên chuẩn cho từng tổ chuyên môn.

- Có sự dự báo về nguồn học sinh lớp 5, lớp 9 trên địa bàn tuyển sinh của trường, về số giáo viên đến tuổi nghỉ hưu để chuẩn bị đội ngũ

giáo viên thay thế, bổ sung tránh tình trạng thiếu hụt giáo viên cục bộ ở một số bộ môn.

3.3.2.2: Nội dung của biện pháp

- Phát hiện, tạo nguồn để bồi dưỡng, nâng cao tính kế thừa, liên tục và phát triển của đội ngũ. Phải khai thác hết tiềm năng của đội ngũ hiện có đồng thời phải mở rộng phạm vi ra ngoài đơn vị, tổ chức thông qua công tác thuyên chuyển, tuyển dụng.

- Xây dựng kế hoạch linh hoạt có quá trình thường xuyên được bổ sung, loại bỏ, điều chỉnh để luôn chủ động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.

- Xác định biên chế hay còn gọi là định biên là xác định số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân sự trong một tổ chức, sắp xếp con người vào những vị trí cụ thể trong cơ cấu tổ chức, trên cơ sở phân tích công việc sao cho đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức trong cả hiện tại và trong cả tương lai.

3.3.2.3: Các bước thực hiện

-Trước khi bắt đầu năm học mới cần phải xác định biên chế cho năm học đó. Cơ sở của việc xác định biên chế là theo khối lượng công việc giáo dục cụ thể là số lớp, số học sinh từ đó xác định nhu cầu nhân lực, trình sở GD&ĐT duyệt và thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có, dự kiến khả năng phát triển của họ và tính đến khả năng nguồn bổ sung từ bên ngoài. kế hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên cần làm rõ số lượng, yêu cầu trình độ học vấn, cơ cấu chuyên môn của từng chuyên ngành đào tạo làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

- Qua thực tiễn giảng dạy, hàng năm đánh giá, phân loại giáo viên một cách khách quan, chính xác, lựa chọn những giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn đi đào tạo nâng cao trình độ, trên cơ sở quy mô phát triển của nhà trường.

3.3.2.4: Điều kiện thực hiện

- Có sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND tỉnh, sở GD&ĐT tạo cơ chế, chính sách hợp lý, ưu tiên đối với giáo viên trường công lập, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và ban hành thêm một số chính sách, chế độ khác như: Cơ chế thu hút giáo viên giỏi; Chế độ khen thưởng thành tích nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng.

- Kiến nghị với sở GD&ĐT và UBND tỉnh hàng năm tăng kinh phí đào tạo cho các trường, tạo điều kiện hỗ trợ giáo viên đi học.

- Trong quá trình tuyển chọn giáo viên, chú ý tới cơ cấu giới tính và cơ cấu độ tuổi.

- Các trường phải tạo ra được sức hút đối với giáo viên có nhu cầu tuyển dụng như: Đảm bảo về thu nhập hàng tháng; Đảm bảo về điều kiện, phương tiện và môi trường làm việc tốt nhất; Được quan tâm bồi dưỡng, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ; Đảm bảo về điều kiện phát triển tài năng và khả năng thăng tiến.

- Nhà trường phải có sự dự báo tương đối chính xác về số lượng giáo viên ứng với quy mô phát triển của nhà trường trong những năm trước mắt, có chỉ tiêu và nhu cầu thực tiễn của các bộ môn.

3.3.3. Biện pháp 3: Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên

3.3.3. 1: Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện chế độ dân chủ, công khai trong tuyển chọn giáo viên, xây dựng và thực hiện quy trình tuyển chọn một cách chặt chẽ, đảm bảo chọn đúng người có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của

giáo dục. Phát huy tối đa sức mạnh nội lực, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giáo viên của nhà trường. Cụ thể:

- Việc phân công công tác phải đảm bảo phù hợp và phát huy được hết năng lực, điểm mạnh của từng giáo viên.

- Giáo viên được giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo, đảm bảo thời gian định mức Nhà nước quy định. Thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với trường hợp lao động vượt định mức.

- Duy trì và giữ vững sự đoàn kết, nhất trí của tập thể giáo viên nhà trường, việc phân công công tác đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và khách quan.

3.3.3.2: Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm và số lượng giáo viên hiện có của từng môn để xác định số lượng giáo viên cần bổ sung cho mỗi môn.

- Có chế độ thu hút ban đầu thoả đáng (hỗ trợ nhà ở, cho vay tiền mua nhà trả góp, xây dựng nhà công vụ) cho giáo viên mới khá, giỏi được tuyển dụng. Xây dựng và ban hành chế độ khuyến khích cho giáo viên giỏi các cấp, có chế độ thưởng cho giáo viên giỏi cấp tỉnh, giáo viên có thành tích trong công tác đào tạo, giáo dục học sinh cá biệt, hiệu quả trong giáo dục đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi. Có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng rộng rãi trong ngành.

- Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ và kế hoạch năm học, trên cơ sở số lớp, số giáo viên hiện có của trường; căn cứ vào năng lực của từng giáo viên, sự đánh giá giáo viên, bố trí đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, đúng sở trường, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, kết hợp hài hoà già - trẻ, cũ - mới, cơ cấu trình độ học vấn.

- Trong việc bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên cần đảm bảo tính dân chủ, tránh cách làm tuỳ tiện, áp đặt, có sự lưu ý tới tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân của mỗi giáo viên, có như vậy mới động viên, khuyến khích được giáo viên tích cực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.3.3.3: Các bước thực hiện

- Lập kế hoạch tổng thể của nhà trường, tính số tiết cần thiết cho từng môn học, từng công việc kiêm nhiệm.

- Các nhóm bộ môn tiến hành lập kế hoạch chuyên môn và dự kiến phân công công tác theo những nguyên tắc đã được thống nhất chung trong nhà trường, có sự lưu ý tới nguyện vọng của cá nhân giáo viên.

- Hội đồng liên tịch (Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ trưởng bộ môn) tiến hành họp, điều chỉnh và thống nhất việc phân công công tác đảm bảo sự cân đối, phù hợp với các mục tiêu đã đề ra, thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước về định mức lao động.

- Làm công tác tư tưởng cho những trường hợp giáo viên còn băn khoăn với việc bố trí, sử dụng lao động của nhà trường.

3.3.3.4: Điều kiện thực hiện

- Phải có quan điểm thống nhất trong toàn thể Hội đồng sư phạm đối với việc phân công, bố trí sử dụng đội ngũ.

- Phải có sự nhận định, đánh giá chính xác về năng lực, khả năng, ý thức trách nhiệm của từng giáo viên.

- Có chế độ chính sách cụ thể, rõ ràng và hợp lý đối với những trường hợp tham gia công tác kiêm nhiệm, thực hiện chế độ theo đúng chính sách hiện hành.

- Việc phân công công tác của đội ngũ giáo viên trong nhà trường cần phải tuân thủ các yêu cầu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phân công giảng dạy dựa trên cơ sở đảm bảo sự đồng đều về trình độ, năng lực của giáo viên các bộ môn giữa các lớp trong nhà trường. Có chú trọng đầu tư giáo viên giỏi đối với lớp đầu cấp, cuối cấp chuẩn bị thi tốt nghiệp; giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn, khả năng sư phạm tốt đối với lớp học sinh có trình độ nhận thức thấp hơn.

+ Phân công công tác chủ nhiệm: Cần dựa vào đối tượng giáo viên có nhiều kinh nghiệm giáo dục học sinh, có lòng nhiệt tình, uy tín đối với học sinh, có điều kiện về thời gian và đặc biệt là có ý thức trách nhiệm cao trong công tác giáo dục và quản lý học sinh.

+ Phân công công tác kiêm nhiệm (công tác Chi bộ, Đoàn Thanh niên, Công đoàn): Cần chú ý tới năng lực cá nhân, điều kiện thời gian, định mức lao động của mỗi giáo viên làm công tác kiêm nhiệm. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại công việc mà phân công giáo viên cho phù hợp. Mặt khác, người hiệu trưởng cần phải đảm bảo tốt chế độ chính sách đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm, có như vậy mới động viên, khuyến khích giáo viên đầu tư thời gian, công sức hoàn thành tốt công việc được giao.

3.3.4. Biện pháp 4: Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

3.3.4.1: Mục đích của biện pháp

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên theo hướng cập nhật, hiện đại hoá, phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục.

Mục tiêu của công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên là giải quyết được các mâu thuẫn cơ bản sau:

- Trang bị cho người giáo viên tương lai những kiến thức bộ môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết theo yêu cầu giảng dạy, giáo dục trước mắt;

đồng thời tạo cho họ một tiềm năng nhất định về khoa học bộ môn để tiếp tục tự hoàn thiện năng lực sư phạm trong quá trình giảng dạy.

- Gắn công tác đào tạo bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm. Gắn bó quá trình đào tạo ở trường sư phạm và bồi dưỡng sau khi tốt nghiệp, coi đó là hai qúa trình có liên quan hữu cơ của một quá trình thống nhất là xây dựng nhân cách người giáo viên.

- Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phải thực sự thiết thực và phục vụ cho chính công tác giảng dạy của giáo viên hoặc những công việc sẽ đảm nhận sau này.

- Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phải góp phần nâng cao chất lượng trình độ chung của đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác trong các nhà trường.

3.3.4.2: Nội dung của biện pháp

- Nhà trường cần xây dựng được nội dung bồi dưỡng có tính chất tổng hợp, kết hợp tính nhiều mặt với chuyên môn hoá và phân hoá theo đối tượng. Chương trình bồi dưỡng bao gồm các thành phần kiến thức cơ bản thuộc các lĩnh vực: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước (đặc biệt các nội dung quan điểm, định hướng về giáo dục), tâm lí học, giáo dục học, các vấn đề về lí luận phương pháp dạy học tiên tiến bộ môn, các vấn đề mới về chương trình, sách giáo khoa và khoa học bộ môn.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 89)