Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông công lập huyện

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 59)

huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Số lượng và cơ cấu giáo viên

2.2.1.1. Số lượng

Bảng 2.7 Thống kê số lượng giáo viên, số lượng học sinh, số lớp và thực trạng biên chế 3 trường công lập từ năm 2009 đến năm 2012. STT Năm T.Số học sinh Số lớp công Tỷ lệ hs/ lớp Số lượng GV Tỷ lệ GV/ lớp Định mức của Bộ Thừa(+) Thiếu (-) (GV) -1 -2 -3 -4 (5)=(3)/(4) -6 (7)=(6)/(4) (8)=2.25.(4) (9)=(6)-(8) 1 2009 - 2010 3558 76 46,8 168 2,21 171 -3 2 2010 - 2011 3861 86 44,9 202 2,35 194 9 3 2011- 2012 3892 93 41,8 208 2,24 209 -1

(Nguồn: Sở GD & ĐT Ninh Bình)

Căn cứ vào bảng số liệu thống kê cho thấy số lượng giáo viên công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh trong 3 năm từ 2009 đến 2012 là đủ so với định biên 2,25 giáo viên/lớp. Năm học 2010 – 2012 số giáo viên còn

thừa nhiều là do sự chuyển đổi trường THPT Vũ Duy Thanh mới chuyển đổi từ trường bán công thành trường công lập (từ tháng 9/2009) nên đội ngũ chưa ổn định. Tuy nhiên khi phân tích số liệu điều tra cụ thể chúng tôi thấy rằng hàng năm có một bộ phận giáo viên được đi học cao học (khoảng 5% mỗi năm) thì số giáo viên thực tế là có thiếu một chút so với nhu cầu.

2.2.1.2 Cơ cấu giới tính

Bảng 2.8 Thống kê cơ cấu giới tính đội ngũ giáo viên công lập 3 năm từ 2009-2012 ST T Năm học Tổng số giáo viên Giới tính Nam Nữ Tỉ lệ nữ 1 2009 - 2010 193 76 117 60.6% 2 2010 - 2011 198 75 123 62.1% 3 2011- 2012 208 74 131 62.9%

(Nguồn: Sở GD & ĐT Ninh Bình)

Qua bảng thống kê (bảng 2.8) ta thấy tỷ lệ nữ giáo viên cao hơn nam giáo viên (số giáo viên nữ chiếm khoảng từ 61% đến 63%). Đây là điều bình thường đối với ngành giáo dục. Khi phân tích đặc điểm giáo viên nữ ở các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm sau:

- Chiếm phần đông giáo viên trong các trường là giáo viên nữ việc xây dựng gia đình và nghỉ thai sản của các nữ giáo viên đã làm cho nhà trường luôn phải có một số lượng giáo viên dự phòng, nên nguy cơ thiếu giáo viên càng tăng.

- Do đặc điểm về giới, phụ nữ phải chăm lo, quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới. Hơn nữa, thiên chức làm mẹ đã khiến phụ nữ phải giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, điều ngược lại là sự đầu tư cho công tác chuyên môn và các hoạt động của nhà trường của nữ giáo viên là rất lớn. Trong công tác chủ nhiệm, công tác công đoàn, với đức

tính cẩn thận, chu đáo, nữ giới thường làm tốt hơn nam giới - đây cũng là điểm mạnh của đội ngũ giáo viên nữ trong các trường.

- Với tỷ lệ nữ giáo viên chiếm trên 60% thì trong quá trình xây dựng và triển khai kế họach, nhà trường phải tính đến phương án đảm bảo chế độ chính sách đối với giáo viên nữ và người lãnh đạo nhà trường phải có quan điểm về giới trong sự đánh giá công tác của giáo viên.

2.2.1.3. Cơ cấu tuổi, và giới tính theo độ tuổi

Bảng 2.9: Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi đầu năm học 2011 – 2012. Số giáo viên chia theo

nhóm tuổi Số lượng

Tỉ lệ % độ tuổi trên

tổng số giáo viên

Giáo viên nữtrên tổng số Tỉ lệ % nữ giáo viên

Chia ra: - Dưới 30 121 58,2 75 36,1 - Từ 30- 35 65 31,3 45 21,6 - Từ 36- 40 4 1,9 2 1,0 - Từ 41- 45 2 1,0 1 0,5 - Từ 46- 50 4 1,9 3 1,4 - Từ 51- 55 6 2,9 3 1,4 - Từ 56- 60 6 2,9 2 1,0 Tổng cộng 208 100,00 131 63,0

(Nguồn: Sở GD & ĐT Ninh Bình)

Nhìn vào bảng thống kê (bảng 2.9) về cơ cấu độ tuổi và giới tính của đội ngũ giáo viên nhà trường ta có thể có những nhận định như sau:

- Đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn huyện có tỉ lệ giáo viên trẻ khá cao, hơn 58% là giáo viên có độ tuổi từ 30 trở xuống. Do các trường đã được phân cấp trong quản lý, cụ thể là đã được tự chủ trong công tác thuyên chuyển, tuyển dụng và thực hiện các quyền tự chủ khác về nhân sự. Mặt khác cũng đã có sự phù hợp trong công tác đào tạo và nhu cầu sử dụng ở các trường sư phạm với các địa phương. Chính vì vậy các trường đã bắt đầu có nhiều điều kiện, chính sách hợp lí để tuyển dụng, thu hút đội ngũ sinh viên đạt chuẩn đến công tác tại trường. Đội ngũ giáo viên trẻ vừa có kiến

thức, có tính năng động, nhạy cảm, sáng tạo của tuổi trẻ, tuy nhiên kinh nghiệm chưa nhiều, vốn sống thực tế ít, cần được bồi dưỡng nhiều về kỹ năng sư phạm, công tác tổ chức, quản lý dạy học, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và hoạt động xã hội. Nếu những ưu điểm của đội ngũ giáo viên trẻ được kết hợp với sự chắc chắn, am hiểu đầy kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên lớn tuổi - sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển của các nhà trường. Và người quản lý cũng cần phải xây dựng được bầu không khí sư phạm thân thiện, đầy sự cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn hay mọi hoạt động của nhà trường giữa các thế hệ giáo viên.

- Giáo viên có độ tuổi trung niên từ 31 đến 40 chiếm số lượng (khoảng 33%). Đây là điểm tương đối thuận lợi của các trường. Những giáo viên này có sức khoẻ tốt, được đào tạo chính quy, có độ nhanh nhạy để tiếp thu cái mới, có kiến thức và hiểu biết cơ bản, nhiệt tình trong công tác. Qua một thời gian công tác, họ đã tích luỹ được một số kinh nghiệm nhất định, kinh tế và cuộc sống gia đình cũng đã bắt đầu ổn định nên có nhiều điều kiện đầu tư cho chuyên môn cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Mặt khác đây là lứa tuổi có độ chín về chuyên môn cũng như vốn sống, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giáo dục, số giáo viên này là lực lượng nòng cốt trong hoạt động chuyên môn của nhà trường, sẽ giúp thế hệ trẻ những kinh nghiệm bổ ích trong công tác giáo dục.

- Tỷ lệ giáo viên có độ tuổi 41 đến 50 tuổi chiếm khoảng 15%. Đây chính là đội ngũ nếu được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, được động viên khuyến khích, có chính sách thích đáng, được đầu tư xây dựng thì chính là đội ngũ giáo viên đầu đàn cho mỗi nhà trường. Tuy nhiên trong số này, một số giáo viên vào nghề đã lâu năm, trình độ đào tạo ban đầu thấp, kiến thức chuyên môn không được vững, khó tiếp cận được phương pháp giảng

dạy mới, đôi khi còn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, đây thực sự là một trở ngại trong hoạt động của các trường.

- Trong bảng thống kê có 61.4% là nữ, trong đó tỉ lệ giáo viên nữ trong độ tuổi sinh sản (40 tuổi trở xuống) chiếm 51%. Chính vì vậy trước đây cũng như trong 5-10 năm đến các trường sẽ luôn có sự biến động cục bộ về số lượng, sẽ có tình trạng thiếu giáo viên tạm thời xảy ra trong từng học kỳ và tất nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh.

2.2.1.4. Cơ cấu chuyên môn

Bảng: 2.10: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo bộ môn ở các trường công lập năm học 2011-2012 Môn Tổng số GV Tỉ lệ % GV/ tổng số GV Định mức GV

bộ môn trên lớp Thừa (+)Thiếu (-)

Toán 33 15,9 0,31 +4,48 Lý 20 9,6 0,2 +1,6 Hoá 20 9,6 0,2 +1,6 Sinh KTNN 14 6,7 0,18 -2,56 Văn 27 13,0 0,3 -0,6 Sử 11 5,3 0,14 -1,88 Địa 10 4,8 0,14 -2,88 Anh 23 11,1 0,28 -2,76 Thể dục 20 9,6 0,15 +6,2 Tin học 13 6,3 0,13 +1,04 KT công nghiệp 7 3,4 0,06 +1,48 GDCD 8 3,8 0,08 +0,64 GDQP-AN 2 1,0 0,08 -5,36 Tổng số 208 100% 2,25 1

(Nguồn Sở GD & ĐT Ninh Bình)

Qua bảng 2.10 Cho thấy cơ cấu giáo viên theo bộ môn chưa thật sự hợp lí, các môn vật lí, sinh học, toán ở các trường có thừa nhưng không nhiều. Một số môn thiếu như Văn, Sử, Địa, Sinh, Tiếng Anh là do trường THPT Vũ Duy Thanh mới chuyển đổi sang loại hình công lập chưa tuyển đủ chỉ tiêu biên chế,

các trường còn lại đều đã đủ dịnh mức biên chế. Môn Thể dục thừa giáo viên được xếp dạy AN- QP nên vừa đủ.

2.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên

2.2.2.1.Trình độ chuyên môn

Nhìn vào bảng thống kê trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên dưới đây chúng ta thấy 100% giáo viên THPT công lập đạt chuẩn, trong đó có 11,54% đã trình độ thạc sĩ, phản ảnh trình độ của đội ngũ giáo viên khá tốt về mặt chuẩn đội ngũ trong quá trình xây dựng các trường thành trường chuẩn quốc gia.

Thống kê trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên của các trường công lập trên điạ bàn huyện tính đến tháng 9/2011 theo bảng dưới:

Bảng 2.11: Thống kê trình độ đội ngũ giáo viên THPT công lập tính đến 9/2011

STT Trường Tổng số giáo

Ti lệ

giáo Trình độ đào tạo đội ngũ GV Chưa đạt chuẩn Tỉ lệ % Đạt chuẩn Tỉ lệ % Trên chuẩn Tỉ lệ % 1 THPT Yên Khánh A 79 2,26 0 0 79 100 10 12,66 2 THPT Yên Khánh B 71 2,22 0 0 71 100 8 11,27 3 Duy ThanhTHPT Vũ 58 2,23 0 0 58 100 6 10,34 Tổng cộng 208 2,24 0 0 208 100 20 11,54

Biểu đồ 2.1: Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên THPT công lập tính đến tháng 9/2011

Để nâng cao chất lượng chuyên môn, các trường THPT đã thực hiện nhiều biện pháp như: Kế hoạch giảng dạy được thống nhất ngay từ đầu năm học nhằm đảm bảo chương trình của Bộ. Những quy định về hồ sơ, giáo án, nền nếp soạn giảng được tập thể giáo viên thống nhất và thực hiện nghiêm túc. Các trường cũng đã hết sức chú trọng chỉ đạo các tổ bộ môn tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy đồng thời tích cực tổ chức các hoạt động chuyên đề, ngoại khoá phục vụ chuyên môn. Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong các tiết dạy, trong các đợt hội giảng của giáo viên, được nhà trường quan tâm động viên, và đầu tư thích đáng. Học sinh các trường công lập có điểm đầu vào lớp 10 cao, phù hợp nguyện vọng học sinh do vậy các em có động cơ và thái độ học tập tốt đã khiến cho các thầy cô giáo nhà trường luôn có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy. Yêu cầu tiếp thu kiến thức của học sinh là rất cao, đó là một yếu tố góp phần thúc đẩy việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên.

2.2.2.2. Năng lực giáo viên

Để phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực và phẩm chất của giáo viên THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành cách đánh giá bằng cách lấy ý kiến thông qua các phiếu hỏi người

đánh giá cho điểm theo 4 mức độ sau (Tốt: 4 điểm; khá: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; yếu: 1 điểm) với hai nhóm đối tượng khảo sát:

- 100 người là giáo viên các trường THPT công lập.

- 25 người là cán bộ quản lí bao gồm tổ trưởng chuyên môn các trường, các phó hiệu trưởng và hiệu trưởng.

- Cách tính điểm trung bình: Lấy số người cho điểm ở mỗi mức độ nhân với số điểm tương ứng, cộng tổng điểm của 4 mức độ và chia cho tổng số người tham gia đánh giá.

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát năng lực giáo viên THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh. (Đối tượng khảo sát là giáo viên)

Stt Những năng lực cụ thể Phần đánh giá

4(Tốt) 3(Khá) 2(TB) 1(Yếu)

1 Năng lực 1: và môi trường giáo dụcTìm hiểu đối tượng 72 20 8 0 3,64 2 Năng lực 2: Năng lực dạy học 65 25 10 0 3,55 3 Năng lực 3: Năng lực giáo dục 70 28 2 0 3,68 4 Năng lực 4: chính trị, xã hộiNăng lực hoạt động 75 20 5 0 3,70 5 Năng lực 5: nghề nghiệp Năng lực phát triển 80 17 3 0 3,77

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát năng lực giáo viên THPT công lập huyện Yên Khánh. (Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lí)

Stt Những năng lực cụ thể Phần đánh giá Điểm bình 4 (Tốt) 3(Khá) 2(TB) 1(Yếu)

1 Năng lực 1: Tìm hiểu đối tượng

và môi trường giáo dục 20 3 2 0 3,72 2 Năng lực 2: Năng lực dạy học 18 5 2 0 3,64 3 Năng lực 3: Năng lực giáo dục 19 3 3 0 3,64 4 Năng lực 4: Năng lực hoạt động

chính trị, xã hội 21 2 3 0 3,84 5 Năng lực 5: Năng lực phát triển

Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát năng lực giáo viên THPT công lập huyện Yên Khánh

Qua bảng khảo sát (2.12, 2.13) và biểu đồ (2.2) chúng ta thấy hai luồng ý kiến đánh giá của giáo viên và các cán bộ quản lí về năng lực của giáo viên trung học phổ thông ở huyện Yên Khánh đều khá trùng khớp và đều có điểm đánh giá từ 3.55 trở lên. Các năng lực 4 và 5 có điểm đánh giá khá cao và của cán bộ quản lý cao hơn của bản thân các giáo viên, điều này cho thấy khả năng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của giáo viên là rất tốt, cán bộ quản lý khá hài lòng nhưng đối với giáo viên vẫn còn một số người vẫn còn cảm thấy chưa thỏa mãn trong tự học tự bồi dưỡng. Về năng lực giáo dục, tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, hội thảo khoa học, hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp thì cả hai nhóm ý kiến đánh giá đều có kết quả đánh giá ở mức trung bình; trong đó ý kiến đánh giá của nhóm các cán bộ quản lí có điểm trung bình thấp hơn của giáo viên chứng tỏ thực trạng các năng lực này chưa đáp ứng yêu cầu về phía quản lí; việc tổ chức các sinh hoạt chuyên môn như sinh hoạt tổ, nhóm, hội thảo, hội giảng, thi giáo viên giỏi đang còn mang tính hình thức,

chưa thực sự mang lại hiệu quả cho hoạt động dạy học và nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong các năng lực, năng lực dạy học được đánh giá thấp nhất, điều này chứng tỏ các bộ giáo viên chưa bằng lòng với chính mình, với những thành tích đã đạt được.

Như vậy có thể nói rằng giáo viên THPT công lập ở ở huyện Yên Khánh đào tạo chuẩn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện tốt về quy chế chuyên môn, quy định chuyên môn do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT đề ra.. Khả năng kiểm tra, nhận xét đánh giá phân loại học sinh và có biện pháp giáo dục phù hợp đối tượng là tương đối tốt. Tuy nhiên việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, với đoàn thể, với cha mẹ học sinh chưa hiệu quả và cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp quản lí giáo dục.

2.2.2.3. Phẩm chất giáo viên.

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát phẩm chất giáo viên THPT công lập huyện Yên Khánh (Đối tượng khảo sát là giáo viên)

STT Những phẩm chất cụ thể Phần đánh giá 4(Tốt) 3(Khá) 2(TB) 1(Yếu) 1 Phẩm chất 1: Phẩm chất chính trị 75 23 2 0 3.73 2 Phẩm chất 2: Đạo đức nghề nghiệp: 70 27 3 0 3.67 3 Phẩm chất 3: Ứng xử với học sinh: 65 33 2 0 3.63 4 Phẩm chất 4: Ứng xử với đồng nghiệp: 64 32 5 0 3.62 5 Phẩm chất 5 : Lối sống, tác phong: 70 26 4 0 3.66

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát phẩm chất giáo viên THPT công lập huyện Yên Khánh (Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lí)

STT Những phẩm chất cụ thể Phần đánh giá 4(Tốt ) 3(Khá) 2(TB) 1(Yếu) 1 Phẩm chất 1: Phẩm chất chính trị 20 4 1 0 3.76 2 Phẩm chất 2: Đạo đức nghề nghiệp: 18 5 2 0 3.64 3 Phẩm chất 3: Ứng xử với học sinh: 18 4 3 0 3.6 4 Phẩm chất 4: Ứng xử với đồng nghiệp: 19 3 3 0 3.64 5 Phẩm chất 5 : Lối sống, tác phong: 18 5 2 0 3.64

Biểu đồ 2.3. Kết quả đánh giá phẩm chất giáo viên THPT công lập

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w