Kinh nghiệm quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 47)

thế giới

Các chính sách liên quan đến quản lý phát triển giáo viên đã được nhiều nước xác định là một hệ thống các chính sách tuyển chọn, đào tạo, sử dụng (điều kiện làm việc), đánh giá (chuẩn) và các chính sách bồi dưỡng, phát triển các giáo viên này (các chính sách vật chất và tinh thần).

Vấn đề này được Matti Vanhanen, Thủ tướng của Phần Lan, một đất nước có hệ thống giáo dục thành công nhất trên thế giới phát biểu như sau: “Tôn trọng những người giáo viên, thu hút những người có tài năng lớn trở thành giáo viên và xem nghề giáo viên là một trong những nghề quan trọng nhất”.(“The teachers are respected; high talent is attracted into teaching; it is considered to be one of the most important professions.”)

Tổng thống Mĩ Obama thì có những ý tưởng: Tuyển chọn thế hệ giáo viên mới. Trả thêm tiền cho các giáo viên giỏi. Đưa các giáo viên kém ra khỏi lớp học.

Công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói chung ở một số nước thể hiện ở một số nội dung chính sau:

1.4.1. Thu hút, tuyển dụng và giữ chân những người có năng lực trong ngành sư phạm

Chính sách này đòi hỏi thu hút ngay từ đầu những người có năng lực vào nghề sư phạm với các sự hỗ trợ và tạo động lực để họ phát triển,

duy trì và ở lại trong ngành giáo dục. Để thực hiện chính sách này nhiều bang ở Mĩ đã xây dựng hệ thống các hỗ trợ tài chính mà các quận/ huyện có thể trả lương, tạo các cơ hội nghề nghiệp và quyền tự quyết cho những người có năng lực làm việc ở những ngành nghề khác làm nghề giáo viên.

Bang Texas (Mĩ) đã đưa ra một loạt các chính sách để thu hút người giỏi đến với nghề sư phạm: Tăng thêm các chương trình học bổng như “Dạy cho Texas” và tạo thêm nhiều cơ hội tài chính như các chương trình tài trợ người làm công tác giảng dạy Texas để thu hút những người theo đuổi nghề giáo viên, tạo các điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho những người thi tuyển vào các trường sư phạm (thi bằng trắc nghiệm qua máy tính, tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về tính chất cao quí của nghề giáo viên), Có các chương trình tư vấn hệ thống cho các giáo viên mới vào nghề để họ có thể phát triển tốt chuyên môn của mình (Sid. W, 2001).

1.4.2. Phát triển các chuẩn mực, kiến thức và chuyên môn sư phạm cho giáo viên

Các chính sách cần giúp trang bị cho giáo viên kiến thức, các hiểu biết cần thiết về công việc giúp giáo viên nhận thức được ham muốn học tập của học sinh. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mĩ Margaret Spellings trong báo cáo năm 2005 về chất lượng giáo viên nhấn mạnh: Tất cả các giáo viên đều phải học các nguyên tắc cần thiết để xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên giỏi cho thế kỉ 21 với các kĩ năng dạy học quan trọng. Đặc biệt tất cả các chương trình đào tạo giáo viên cần cung cấp cho họ những kiến thức và kĩ năng cần thiết của thế kỉ. Những kiến thức và kĩ năng này bao gồm các năng lực sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung của môn học mà giáo viên giảng dạy cho các đối tượng người học đa dạng, đưa ra các quyết định dạy học dựa trên các thông tin. Muốn

vậy cần gắn đào tạo giáo viên ở trường đại học với thực tế, các hoạt động thực tập, có các chương trình tư vấn giám sát có chất lượng... (Spellings M, 2005)

Bang Texas (Mĩ) cụ thể hóa các chính sách này như sau:

- Trợ cấp vốn cho các chương trình hợp tác trường đại học và trường phổ thông giúp các trường phổ thông và các trường đại học làm việc cùng nhau để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, công việc giảng dạy của giáo viên và chất lượng đầu vào của các trường đại học.

- Điều chỉnh chế độ tiền lương phù hợp với nhu cầu của thị trường để thu hút giáo viên làm việc ở các vùng khó khăn và có nhu cầu giáo viên lớn.

- Điều chỉnh chế độ hưu trí cho giáo viên để các giáo viên nghỉ hưu có thể tham gia vào công tác đào tạo giáo viên.

1.4.3. Xây dựng các chính sách khuyến khích và các điều kiện của tổ chức để hỗ trợ công việc của giáo viên

Các chính sách này chú ý phát triển hệ thống khen thưởng bằng vật chất và tinh thần cho các thành tích của giáo viên về cả phương diện cá nhân lẫn tập thể. Tổng thống Mĩ Obama nói về chính sách thưởng cho giáo viên xuất sắc là hãy xem và đối xử với nghề giáo viên như những nghề chuyên môn khác và để cho họ chịu trách nhiệm nhiều hơn. Giáo viên giỏi cần được trả nhiều lương hơn để học có trách nhiệm hơn trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường (Robertson J) Thưởng cho giáo viên cần dựa trên kết quả học tập của học sinh đạt được (Associated Press, Journal Sentinel staff, 11 Mar 2009). Obama hứa tiền cho hệ thống khen thưởng giáo viên sẽ có trong ngân sách của chính phủ. Các bang ở Mĩ bắt đầu thực hiện chính sách tiền thưởng cho giáo viên giỏi. Quận Montgomery thực hiện trả lương thêm cho các giáo viên giỏi và các khoản tiền thưởng cho các trường học có thành tích nâng cao chất lượng

học tập của học sinh. Bang texas và Florida thực hiện các chương trình khen thưởng và thành phố New York, Washington thử nghiệm chương trình trả lương dựa trên kết quả dạy học.

Một số nước như Anh, Malaysia thực hiện chính sách thưởng và trả lương để giáo viên trở thành giáo viên xuất sắc thay cho việc biến giáo viên xuất sắc thành những nhà quản lí.

Bộ Giáo dục Malaisia (Ministry of Education Malaysia's Official Portal, 9/8/2005) đưa ra phần thưởng giáo viên xuất sắc cho những giáo viên được xem là chuyên gia trong lĩnh vực dạy học và môn học của mình. Những giáo viên này không nhất thiết phải trở thành nhà quản lí và nếu trở thành nhà quản lí thì họ vẫn giảng dạy và vẫn là chuyên gia của môn học mà họ giảng dạy.

1.4.4. Công nhận sự cố gắng của giáo viên một cách công bằng, phù hợp, trong một môi trường giáo dục đa dạng và chia nhỏ

Các chính sách này giúp giáo viên cố gắng nhiều hơn. Muốn vậy các giải pháp thực hiện cần điều tiết được sự thiếu hợp lí, sự thay đổi nhanh chóng của các điều kiện văn hóa và địa lí, các thay đổi làm ảnh hưởng đến chính sách và thang đo.

1.4.5. Đảm bảo rằng sự phát triển chuyên môn và việc thực hành giảng dạy của giáo viên cần làm tăng chất lượng học tập của học sinh.

Trên thực tế các nước trong một thời gian dài trước đây cũng như ở Việt Nam hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề xung quanh các chính sách của giáo viên như vấn đề thiếu chính sách khuyến khích bằng các chế độ tài chính, trả lương theo thâm niêm công tác, thiếu các điều kiện làm việc cần thiết và thiếu các chính sách thu hút người giỏi, chính sách luân chuyển giáo viên hay giữ chân giáo viên giỏi.

Kết luận chương 1

Việc hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lí giáo dục; các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động quản lí; khái quát mục tiêu của giáo dục trung học; chủ trương đổi mới giáo dục THPT nói chung; nhấn mạnh vai trò, chức năng của đội ngũ giáo viên trường THPT; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên bậc THPT và đặc điểm nhân cách nghề nghiệp chính là cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THPT và đồng thời trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT. Cụ thể luận văn đã đề cập tới một số điểm sau đây về phương pháp luận nghiên cứu:

- Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên là con đường tác động của quản lí nhằm làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ, nâng chuẩn nghề nghiệp để giáo viên vững vàng về nhân cách nghề nghiệp. Xây dựng và phát triển đội ngũ có sự cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu, sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

- Các khái niệm, nội dung, các quan điểm, vị trí, vai trò, các mô hình quản lí, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên được nêu ra ở chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường phát triển đội ngũ nhà giáo các trường THPT trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục và đào tạo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP HUYỆN YÊN KHÁNH

TỈNH NINH BÌNH

2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục phổ thông huyện Yên Khánh

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Huyện Yên Khánh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp thành phố Ninh Bình, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Mô, phía Nam giáp huyện Kim Sơn, phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 139 km2, dân số 134.151 người, mật độ dân số 965,1 người/km2 (tính đến tháng 12/2011), 20 đơn vị hành chính (19 xã, 01 thị trấn).

Huyện Yên Khánh được thành lập từ thế kỷ XIII (triều Trần) với tên gọi ban đầu là huyện Yên Ninh; đến thế kỷ XV (triều Lê) gọi là huyện Yên Khang; năm 1882 (năm Minh Mạng thứ 12) gọi là phủ Yên Khánh và từ tháng 9 năm 1945, huyện chính thức mang tên là huyện Yên Khánh. Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều. Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông bắc với tổng chiều dài 37,3km. Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiều dài 14,6km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống. Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ. Tuy vậy, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa hạ nắng nóng, có ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió mùa Đông Bắc, có sương muối nhưng không nhiều như các huyện phía Bắc của tỉnh.

Lịch sử thời Hồng Bàng Yên Khánh nằm trong bộ Giao Chỉ, sau thuộc phủ Trường Yên. Từ thời nhà Trần (1225-1400) về trước có tên gọi là Yên Ninh. Từ đời Lê Trung Hưng (1593)sau đổi là huyện Yên Khang. Thời nhà Nguyễn năm Gia Long thứ 2(1803) đổi tên là huyện Yên Khánh, thuộc phủ Trường Yên. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi thành phủ Yên Khánh. Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) huyện Yên Khánh thuộc đạo Ninh Bình, sau đó đổi tên thành trấn Ninh Bình, rồi thành tỉnh Ninh Bình như ngày nay Ngày 27/04/1977 Hội đồng chính phủ ra quyết định 125/CP giải thể Huyện Yên Khánh, cắt 09 xã phía bắc sông Khang Thượng sát nhập với huyên Yên Mô và Thị trấn Tam Điệp thành lập huyện Tam Điệp, cắt 09 xã phía Nam sông Khang Thượng sát nhập vào huyện Kim Sơn. Ngày 04/07/1994 Chính Phủ ra quyết định số 59- NĐ/CP thành lập huyện Yên Khánh (thực chất là tái lập). Ngày 01/09/1994 huyện Yên Khánh tổ chức lễ công bố Nghị định 59/NĐ/CP của chính phủ và ra mắt chính thức đi vào hoạt động.

Yên Khánh là huyện đồng bằng, được phù sa bồi đắp của sông Đáy nằm ở phía đông, nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp với sản phẩm chủ lực là lúa, lạc, ngô. Yên Khánh cũng là một huyện có tài nguyên nhân lực lao động dồi dào nhưng phần lớn vẫn phải làm việc tại các nơi khác. Từ năm 2007, huyện Yên Khánh phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp nằm ở các xã Khánh Phú, Khánh An, giáp thành phố Ninh Bình để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thị trấn Yên Ninh là huyện lỵ của huyện nằm trên quốc lộ 10, nối thành phố Ninh Bình và huyện Kim Sơn, không quá xa thành phố Ninh Bình nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, chung chuyển hành hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu của thành phố Ninh Bình.

Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính, diện tích, dân số của huyện Yên Khánh tính đến tháng 12 năm 2011.

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích (km2) 9người)Dân số (Người/km2)Mật độ

1 Thị trấn Yên Ninh 8,0 12.499 1562,4 2 Xã Khánh Hòa 6,0 5.866 977,7 3 Xã Khánh Phú 5,9 5.613 951,4 4 Xã Khánh An 7,4 6.423 868,0 5 Xã Khánh Cư 6,8 6.375 937,5 6 Xã Khánh Vân 5,9 5.294 897,3 7 Xã Khánh Hải 8,3 7.044 848,7 8 Xã Khánh Lợi 6,4 6.587 1029,2 9 Xã Khánh Thiện 2,3 4.595 1997,8 10 Xã Khánh Tiên 6,5 4.204 646,8 11 Xã Khánh Hồng 8,4 8.585 1022,0 12 Xã Khánh Nhạc 11,2 11.632 1038,6 13 Xã Khánh Hội 7,3 6.202 849,6 14 Xã Khánh Mậu 7,8 6.815 873,7 15 Xã Khánh Thủy 7,6 5.882 773,9 16 Xã Khánh Cường 8,4 6.439 766,5 17 Xã Khánh Trung 9,7 10.539 1086,5 18 Xã Khánh Công 7,3 6.409 877,9 19 Xã Khánh Thành 7,8 7.148 916,4 Cộng cả huyện 139,0 134.151 965,1

(Nguồn : Phòng thống kê huyện Yên Khánh (Số liệu tính đến 12/2011)

2.1.2. Đặc điểm tình hình phát triển giáo dục phổ thông huyện Yên Khánh

2.1.2.1. Khái quát về quy mô phát triển trường lớp ( 05 năm gần đây, từ năm học 2007- 2008 đến năm học 2011 - 2012)

Năm học 2007 – 2008 toàn huyện có 66 trường của tất cả các bậc học (04 trường THPT, 20 trường THCS, 23 trường Tiểu học, 19 trường Mầm non) và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó có 45 trường công lập 01 trường THPT Bán công, 01 trường THPT dân lập. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 32 trường (20 trường tiểu học và 12 trường THCS). Tổng số học sinh là 26.205 em, 849 lớp (Mầm

non 2.473 em; Tiểu học 8.542 em ; THCS 9.918 em; THPT 5.272 em. Năm học 2011-2012 số lượng trường toàn huyện giữ nguyên, với 03 trường THPT công lập, 01 trường THPT dân lập, 20 trường THCS, 23 trường tiểu học, 19 trường mầm non 01 trung tâm GDTX), toàn huyện có 24.303 em, 801 lớp (Mầm non 4.775 em; Tiểu học 8.495 em, THCS 7002 em ; THPT 4.031 em), giảm 1902 em và 48 lớp sau 5 năm. Cụ thể :

- Bậc học mầm non có 4.775 cháu (tăng 2.302 em), tỉ lệ huy động trẻ em đến trường chỉ đạt khoảng trên 60%, số lượng tăng nhanh là do đã dần dần làm tốt công tác huy động trẻ đến trường.

- Bậc tiểu học: 8485 học sinh (giảm 103 em). Huy động 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

- Bậc trung học: Trong đó THCS có 7002 em (giảm 2916 em). Huy động 100% số trẻ hoàn thành bậc tiểu học vào lớp 6. Ở THPT tổng số 4.031 học sinh (giảm 1.241 em). Huy động 78.5% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10, hoàn thành 100% kế hoạch.

- Giáo dục thường xuyên có 522 học sinh

Duy trì sĩ số toàn ngành đạt 99.95%. Trong đó mầm non đạt 100%, tiểu học đạt 100% , THCS đạt 99.4% và THPT đạt 99.1%. Riêng ở các cơ sở giáo dục công lập quy mô trường, lớp, giáo viên và học sinh hiện nay được mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.2: Quy mô trường, lớp, giáo viên, học sinh các bậc học trên địa bàn huyện Yên Khánh năm học 2011-2012

Các chỉ tiêu Tổng số Chia ra Nầm non Tiểu học THCS THPT Số trường 65 20 22 20 3 Số phòng học 802 172 330 216 84 Số lớp học 802 172 324 213 93 Số giáo viên 1.514 307 502 497 208 Trong đó nữ 1.318 307 485 354 172 Số học sinh 24.303 4.775 8.495 7.002 4.031

2.1.2.2. Khái quát về chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn: Chất lượng giáo dục đại trà:

Bảng 2.3: Thống kê kết quả giáo dục hai mặt giáo dục bậc THCS trên địa bàn huyện Yên Khánh.

Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu Năm học 2008 - 2009 76,5 19,3 4,0 0,2

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w