Đặc điểm tình hình giáo dục phổ thông huyện Yên Khánh

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 52)

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Huyện Yên Khánh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp thành phố Ninh Bình, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Mô, phía Nam giáp huyện Kim Sơn, phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 139 km2, dân số 134.151 người, mật độ dân số 965,1 người/km2 (tính đến tháng 12/2011), 20 đơn vị hành chính (19 xã, 01 thị trấn).

Huyện Yên Khánh được thành lập từ thế kỷ XIII (triều Trần) với tên gọi ban đầu là huyện Yên Ninh; đến thế kỷ XV (triều Lê) gọi là huyện Yên Khang; năm 1882 (năm Minh Mạng thứ 12) gọi là phủ Yên Khánh và từ tháng 9 năm 1945, huyện chính thức mang tên là huyện Yên Khánh. Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều. Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông bắc với tổng chiều dài 37,3km. Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiều dài 14,6km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống. Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ. Tuy vậy, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa hạ nắng nóng, có ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió mùa Đông Bắc, có sương muối nhưng không nhiều như các huyện phía Bắc của tỉnh.

Lịch sử thời Hồng Bàng Yên Khánh nằm trong bộ Giao Chỉ, sau thuộc phủ Trường Yên. Từ thời nhà Trần (1225-1400) về trước có tên gọi là Yên Ninh. Từ đời Lê Trung Hưng (1593)sau đổi là huyện Yên Khang. Thời nhà Nguyễn năm Gia Long thứ 2(1803) đổi tên là huyện Yên Khánh, thuộc phủ Trường Yên. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi thành phủ Yên Khánh. Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) huyện Yên Khánh thuộc đạo Ninh Bình, sau đó đổi tên thành trấn Ninh Bình, rồi thành tỉnh Ninh Bình như ngày nay Ngày 27/04/1977 Hội đồng chính phủ ra quyết định 125/CP giải thể Huyện Yên Khánh, cắt 09 xã phía bắc sông Khang Thượng sát nhập với huyên Yên Mô và Thị trấn Tam Điệp thành lập huyện Tam Điệp, cắt 09 xã phía Nam sông Khang Thượng sát nhập vào huyện Kim Sơn. Ngày 04/07/1994 Chính Phủ ra quyết định số 59- NĐ/CP thành lập huyện Yên Khánh (thực chất là tái lập). Ngày 01/09/1994 huyện Yên Khánh tổ chức lễ công bố Nghị định 59/NĐ/CP của chính phủ và ra mắt chính thức đi vào hoạt động.

Yên Khánh là huyện đồng bằng, được phù sa bồi đắp của sông Đáy nằm ở phía đông, nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp với sản phẩm chủ lực là lúa, lạc, ngô. Yên Khánh cũng là một huyện có tài nguyên nhân lực lao động dồi dào nhưng phần lớn vẫn phải làm việc tại các nơi khác. Từ năm 2007, huyện Yên Khánh phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp nằm ở các xã Khánh Phú, Khánh An, giáp thành phố Ninh Bình để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thị trấn Yên Ninh là huyện lỵ của huyện nằm trên quốc lộ 10, nối thành phố Ninh Bình và huyện Kim Sơn, không quá xa thành phố Ninh Bình nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, chung chuyển hành hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu của thành phố Ninh Bình.

Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính, diện tích, dân số của huyện Yên Khánh tính đến tháng 12 năm 2011.

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích (km2) 9người)Dân số (Người/km2)Mật độ

1 Thị trấn Yên Ninh 8,0 12.499 1562,4 2 Xã Khánh Hòa 6,0 5.866 977,7 3 Xã Khánh Phú 5,9 5.613 951,4 4 Xã Khánh An 7,4 6.423 868,0 5 Xã Khánh Cư 6,8 6.375 937,5 6 Xã Khánh Vân 5,9 5.294 897,3 7 Xã Khánh Hải 8,3 7.044 848,7 8 Xã Khánh Lợi 6,4 6.587 1029,2 9 Xã Khánh Thiện 2,3 4.595 1997,8 10 Xã Khánh Tiên 6,5 4.204 646,8 11 Xã Khánh Hồng 8,4 8.585 1022,0 12 Xã Khánh Nhạc 11,2 11.632 1038,6 13 Xã Khánh Hội 7,3 6.202 849,6 14 Xã Khánh Mậu 7,8 6.815 873,7 15 Xã Khánh Thủy 7,6 5.882 773,9 16 Xã Khánh Cường 8,4 6.439 766,5 17 Xã Khánh Trung 9,7 10.539 1086,5 18 Xã Khánh Công 7,3 6.409 877,9 19 Xã Khánh Thành 7,8 7.148 916,4 Cộng cả huyện 139,0 134.151 965,1

(Nguồn : Phòng thống kê huyện Yên Khánh (Số liệu tính đến 12/2011)

2.1.2. Đặc điểm tình hình phát triển giáo dục phổ thông huyện Yên Khánh

2.1.2.1. Khái quát về quy mô phát triển trường lớp ( 05 năm gần đây, từ năm học 2007- 2008 đến năm học 2011 - 2012)

Năm học 2007 – 2008 toàn huyện có 66 trường của tất cả các bậc học (04 trường THPT, 20 trường THCS, 23 trường Tiểu học, 19 trường Mầm non) và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó có 45 trường công lập 01 trường THPT Bán công, 01 trường THPT dân lập. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 32 trường (20 trường tiểu học và 12 trường THCS). Tổng số học sinh là 26.205 em, 849 lớp (Mầm

non 2.473 em; Tiểu học 8.542 em ; THCS 9.918 em; THPT 5.272 em. Năm học 2011-2012 số lượng trường toàn huyện giữ nguyên, với 03 trường THPT công lập, 01 trường THPT dân lập, 20 trường THCS, 23 trường tiểu học, 19 trường mầm non 01 trung tâm GDTX), toàn huyện có 24.303 em, 801 lớp (Mầm non 4.775 em; Tiểu học 8.495 em, THCS 7002 em ; THPT 4.031 em), giảm 1902 em và 48 lớp sau 5 năm. Cụ thể :

- Bậc học mầm non có 4.775 cháu (tăng 2.302 em), tỉ lệ huy động trẻ em đến trường chỉ đạt khoảng trên 60%, số lượng tăng nhanh là do đã dần dần làm tốt công tác huy động trẻ đến trường.

- Bậc tiểu học: 8485 học sinh (giảm 103 em). Huy động 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

- Bậc trung học: Trong đó THCS có 7002 em (giảm 2916 em). Huy động 100% số trẻ hoàn thành bậc tiểu học vào lớp 6. Ở THPT tổng số 4.031 học sinh (giảm 1.241 em). Huy động 78.5% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10, hoàn thành 100% kế hoạch.

- Giáo dục thường xuyên có 522 học sinh

Duy trì sĩ số toàn ngành đạt 99.95%. Trong đó mầm non đạt 100%, tiểu học đạt 100% , THCS đạt 99.4% và THPT đạt 99.1%. Riêng ở các cơ sở giáo dục công lập quy mô trường, lớp, giáo viên và học sinh hiện nay được mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.2: Quy mô trường, lớp, giáo viên, học sinh các bậc học trên địa bàn huyện Yên Khánh năm học 2011-2012

Các chỉ tiêu Tổng số Chia ra Nầm non Tiểu học THCS THPT Số trường 65 20 22 20 3 Số phòng học 802 172 330 216 84 Số lớp học 802 172 324 213 93 Số giáo viên 1.514 307 502 497 208 Trong đó nữ 1.318 307 485 354 172 Số học sinh 24.303 4.775 8.495 7.002 4.031

2.1.2.2. Khái quát về chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn: Chất lượng giáo dục đại trà:

Bảng 2.3: Thống kê kết quả giáo dục hai mặt giáo dục bậc THCS trên địa bàn huyện Yên Khánh.

Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu Năm học 2008 - 2009 76,5 19,3 4,0 0,2 Năm học 2009 - 2010 77,8 18,0 4,2 0,1 Năm học 2010 - 2011 81,8 16,0 2,1 0,1 Năm học 2011 - 2012 (Học kì I) 81,3 15,7 2,9 0,1 Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém Năm học 2008 - 2009 7,0 35,5 53,9 3,5 0,1 Năm học 2009 - 2010 7,7 38,5 50,6 3,1 0,1 Năm học 2010 - 2011 9,9 42,2 45,4 2,4 0,1 Năm học 2011 - 2012 (Học Kì I) 10,6 40,0 46,0 3,3 0,2

(Nguồn phòng Giáo dục và đào tạo huyện Yên Khánh)

Bảng 2.4: Thống kê kết quả giáo dục hai mặt bậc trung học phổ thông từ năm học 2008 – 2009 đến học kì I năm học 2011- 2012

Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu

Số

lượng Tỉ lệ % lượngSố Tỉ lệ % lượngSố Tỉ lệ % lượngSố Tỉ lệ %

Năm học 2008 - 2009 3690 75,5 1001 20,5 173 3,5 25 0,5 4.889 Năm học 2009 - 2010 3704 79,9 813 17,5 93 2,0 26 0,6 4.636 Năm học 2010 - 2011 3647 83,2 634 14,5 77 1,8 23 0,5 4.381 Năm học 2011 - 2012 (Học kì I) 3341 82,9 519 12,9 136 3,4 35 0,9 4.031 Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Năm học 2008 - 2009 63 1,3 1083 22,2 3108 63,6 62412,8 11 0,2 4.889 Năm học 2009 - 2010 139 3,0 1677 36,2 2377 51,3 4359,38 8 0,2 4.636 Năm học 2010 - 2011 243 5,5 2089 47,7 1805 41,2 2405,48 4 0,1 4.381 Năm học 2011 - 2012 (Học kì I) 177 4,4 1793 44,5 1747 43,3 2887,14 26 0,6 4.031

Kết quả chất lượng mũi nhọn:

Bảng 2.5: Kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp huyện qua các năm (Lớp 9) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm

học Cấp

Số dự

thi Đoạt giải

Nhất Nhì Ba KK Tổng 2009- 2010 Huyện 445 45 63 84 108 300 67.4 Tỉnh 96 8 17 24 12 61 63.5 thứ 2Xếp 2010- 2011 Huyện 374 31 43 70 101 245 65.5 Tỉnh 97 4 10 23 20 57 58.8 thứ 3Xếp 2011- 2012 Huyện 395 21 58 79 101 259 65.6 Tỉnh 95 2 16 16 28 62 65.3 thứ 3Xếp

( Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Yên Khánh)

Bảng 2.6: Kết quả thi học sinh cấp tỉnh văn hoá lớp 12 của 03 trường THPT từ năm học 2009- 2010 đến 2011 - 2012 năm 2011 – 2012. Năm học Cấp Số dự thi Đoạt giải

Nhất Nhì Ba KK Tổng 2009- 2010 Tỉnh 90 7 16 24 25 72 80,0 Quốc gia, khu vực 5 2 1 3 60,0 2010- 2011 Tỉnh 92 10 19 20 25 74 80,4 Quốc gia, khu vực 7 1 3 2 0 6 85,7 2011- 2012 Tỉnh 90 6 15 25 23 69 76,7 Quốc gia, khu vực 4 0 1 0 3 4 100

(Nguồn Sở GD & ĐT Ninh Bình) Ưu điểm:

- Hệ thống giáo dục từ mầm non đến giáo dục phổ thông hoàn chỉnh, màng lưới trường lớp học được bố trí hợp lí, loại hình giáo dục đa dạng hoá, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm và đạt kết quả tốt.

- Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến theo hướng toàn diện và vững chắc, tỉ lệ học sinh Khá, giỏi ngày một tăng, tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm, sự đánh giá học sinh giữa cấp THCS và THPT tương đối đồng nhất, tuy nhiên cấp THCS đánh giá có phần rộng rãi hơn về tỉ lệ học lực Khá, Giỏi. Chất lượng học sinh giỏi được duy trì và phát triển, kết quả học sinh đạt giải kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt cao và ổn định trong nhiều năm liền (Trường THPT Yên Khánh A nhiều năm liền đứng đầu toàn tỉnh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trường THPT Yên Khánh A và THPT Yên Khánh B cùng đạt giải Khuyến khích trong Hội khỏe phù đổng tỉnh Ninh Bình lần V năm 2012).

- Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên được quan tâm theo hướng chuẩn hoá, từng bước đảm bảo số lượng, cơ cấu, có tay nghề khá vững vàng, giáo viên đạt được nhiều thành tích cao trong các kì thi, Hội thi (Trường THPT Yên Khánh B đạt giải 3, trường THPT Yên Khánh A đạt giải khuyến khích trong Hội thi giáo viên giỏi tỉnh Ninh Bình lần thứ V năm 2011).

- Cơ sở vật chất được tăng cường, tỉ lệ phòng học kiên cố, trường học đạt chuẩn quốc gia đạt cao.

- Công tác quản lí giáo dục có nhiều đổi mới đảm bảo kỉ cương nền nếp và hiệu quả. Công tác xã hội hoá được quan tâm đẩy mạnh cả về bề rộng và chiều sâu. Phong trào giáo dục đào tạo của huyện là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh.

Hạn chế:

- Quy mô giáo dục bậc trung học chưa hợp lí, tỉ lệ học sinh vào THPT chưa cao, việc phân luồng học sinh học trung học kết hợp với học nghề chưa thực sự đựợc quan tâm.

- Còn có sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các trường. Học kì I giáo viên thường đánh giá học lực của học sinh chặt chẽ hơn học kì II.

- CSVC tuy được tăng cường song cũng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu mới, số phòng học bộ môn, phòng học chức năng còn thiếu, ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản trường học và cho các hoạt động giáo dục còn hạn hẹp.

- Một bộ phận đội ngũ CBQL còn chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, một số giáo viên còn hạn chế về năng lực.

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông công lập huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Số lượng và cơ cấu giáo viên

2.2.1.1. Số lượng

Bảng 2.7 Thống kê số lượng giáo viên, số lượng học sinh, số lớp và thực trạng biên chế 3 trường công lập từ năm 2009 đến năm 2012. STT Năm T.Số học sinh Số lớp công Tỷ lệ hs/ lớp Số lượng GV Tỷ lệ GV/ lớp Định mức của Bộ Thừa(+) Thiếu (-) (GV) -1 -2 -3 -4 (5)=(3)/(4) -6 (7)=(6)/(4) (8)=2.25.(4) (9)=(6)-(8) 1 2009 - 2010 3558 76 46,8 168 2,21 171 -3 2 2010 - 2011 3861 86 44,9 202 2,35 194 9 3 2011- 2012 3892 93 41,8 208 2,24 209 -1

(Nguồn: Sở GD & ĐT Ninh Bình)

Căn cứ vào bảng số liệu thống kê cho thấy số lượng giáo viên công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh trong 3 năm từ 2009 đến 2012 là đủ so với định biên 2,25 giáo viên/lớp. Năm học 2010 – 2012 số giáo viên còn

thừa nhiều là do sự chuyển đổi trường THPT Vũ Duy Thanh mới chuyển đổi từ trường bán công thành trường công lập (từ tháng 9/2009) nên đội ngũ chưa ổn định. Tuy nhiên khi phân tích số liệu điều tra cụ thể chúng tôi thấy rằng hàng năm có một bộ phận giáo viên được đi học cao học (khoảng 5% mỗi năm) thì số giáo viên thực tế là có thiếu một chút so với nhu cầu.

2.2.1.2 Cơ cấu giới tính

Bảng 2.8 Thống kê cơ cấu giới tính đội ngũ giáo viên công lập 3 năm từ 2009-2012 ST T Năm học Tổng số giáo viên Giới tính Nam Nữ Tỉ lệ nữ 1 2009 - 2010 193 76 117 60.6% 2 2010 - 2011 198 75 123 62.1% 3 2011- 2012 208 74 131 62.9%

(Nguồn: Sở GD & ĐT Ninh Bình)

Qua bảng thống kê (bảng 2.8) ta thấy tỷ lệ nữ giáo viên cao hơn nam giáo viên (số giáo viên nữ chiếm khoảng từ 61% đến 63%). Đây là điều bình thường đối với ngành giáo dục. Khi phân tích đặc điểm giáo viên nữ ở các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chiếm phần đông giáo viên trong các trường là giáo viên nữ việc xây dựng gia đình và nghỉ thai sản của các nữ giáo viên đã làm cho nhà trường luôn phải có một số lượng giáo viên dự phòng, nên nguy cơ thiếu giáo viên càng tăng.

- Do đặc điểm về giới, phụ nữ phải chăm lo, quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới. Hơn nữa, thiên chức làm mẹ đã khiến phụ nữ phải giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, điều ngược lại là sự đầu tư cho công tác chuyên môn và các hoạt động của nhà trường của nữ giáo viên là rất lớn. Trong công tác chủ nhiệm, công tác công đoàn, với đức

tính cẩn thận, chu đáo, nữ giới thường làm tốt hơn nam giới - đây cũng là điểm mạnh của đội ngũ giáo viên nữ trong các trường.

- Với tỷ lệ nữ giáo viên chiếm trên 60% thì trong quá trình xây dựng và triển khai kế họach, nhà trường phải tính đến phương án đảm bảo chế độ chính sách đối với giáo viên nữ và người lãnh đạo nhà trường phải có quan điểm về giới trong sự đánh giá công tác của giáo viên.

2.2.1.3. Cơ cấu tuổi, và giới tính theo độ tuổi

Bảng 2.9: Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi đầu năm học 2011 – 2012. Số giáo viên chia theo

nhóm tuổi Số lượng

Tỉ lệ % độ tuổi trên

tổng số giáo viên

Giáo viên nữtrên tổng số Tỉ lệ % nữ giáo viên

Chia ra: - Dưới 30 121 58,2 75 36,1 - Từ 30- 35 65 31,3 45 21,6

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 52)