Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 113)

3.5.1. Kết quả thăm dò

Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến và xem xét quan điểm của đội ngũ chuyên gia trong công tác quản lý giáo dục về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Tổng số 60 người được hỏi, trong đó:

- Trưởng phó các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ và chuyên viên của Sở GD & ĐT: 25

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT: 35

Các số liệu và kết quả trả lời thể hiện cụ thể như sau: (Bảng 3.5 và 3.6)

Bảng 3.4. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết của các biện pháp Stt Tên giải pháp Mức độ % Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Biện pháp 1: tưởng, nâng cao nhận thức vai trò, Giáo dục chính trị tư

trách nhiệm của người giáo viên 97.6% 2.4% 0.0% 2 Biện pháp 2:phát triển đội ngũ giáo viên Xây dựng quy hoạch 85.7% 14.6% 1.7% 3 Biện pháp 3:dụng đội ngũ giáo viên Tuyển dụng và sử 73.1% 26.9% 0.0% 4 Biện pháp 4: dưỡng đội ngũ giáo viênĐào tạo và bồi 90.2% 9.8% 0.0%

5 Biện pháp 5: khoa học cho đội ngũ giáo viên, Tổ chức nghiên cứu

xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn 83.7% 16,2% 0.0% 6 Biện pháp 6kiểm tra, đánh giá: Tăng cường công tác 98.3% 1.7% 0.0% 7 Biện pháp 7: ngũ giáo viên phát triểnTạo động lực cho đội 96.6.% 3.4% 0.0%

Bảng 3.5. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp

STT Tên giải pháp Mức độ %

Rất

khả thi Khả thi khả thiKhông

1

Biện pháp 1: Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên

62.7% 32.2% 5.1%

2 Biện pháp 2:phát triển đội ngũ giáo viên Xây dựng quy hoạch 64.8% 25.4% 9.8%

3 Biện pháp 3:dụng đội ngũ giáo viên Tuyển dụng và sử 79,2% 15.3% 5.5%

4 Biện pháp 4: dưỡng đội ngũ giáo viênĐào tạo và bồi 86.4% 10.2% 3.4%

khoa học cho đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn

6 Biện pháp 6kiểm tra, đánh giá: Tăng cường công tác 66.2% 31.4% 2.4%

7 Biện pháp 7: ngũ giáo viên phát triểnTạo động lực cho đội 90.1% 9.9% 0.0%

3.5.2. Đánh giá kết quả thăm dò

Biểu đồ 3.1. So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất (Tính theo tỉ lệ %)

Qua biểu đồ ta thấy: 6/7 biện pháp có 100 % ý kiến nhất trí về sự cần thiết, chỉ có 1/7 biện pháp có 100% ý kiến nhất trí về tính khả thi. Tất cả các ý kiến về biện pháp 1 đến 6 đều đánh giá tính khả thi thấp hơn tính cần thiết, điều này phản ánh sự khó khăn tất yếu khi tiến thực hiện các biện pháp từ lý luận đến thực tiễn, cho dù lý luận đó là đúng đắn và rất cần thiết, người quản lý phải lường trước được những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ.

Cụ thể từng biện pháp có sự đánh giá như sau:

Biện pháp 1 : Giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người giáo viên THPT.

Có 100% đối tượng được hỏi nhất trí với tính cần thiết của biện pháp. Có 94,9% đối tượng được hỏi nhất trí với tính khả thi của biện pháp.

Kết quả cho thấy tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người giáo viên trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Về mức độ khả thi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Biện pháp 2 : Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 98,3% đối tượng được hỏi nhất trí với tính cần thiết của biện pháp. Có 91,2% đối tượng được hỏi nhất trí với tính khả thi của biện pháp. Tuy nhiên cũng có tới 9,8% còn nghi ngờ về tính khả thi của biện pháp điều này được một số người tham gia khảo sát cho rằng việc quy hoạch phát triển đội ngũ vẫn còn một số điểm nằm ngoài tầm tay của nhà trường.

Việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là rất cần thiết tuy nhiên hiện còn gặp nhiều khó khăn do có nhiếu yếu tố tác động đến đội ngũ (số lượng, chất lượng, cơ cấu) giáo viên của các trường. Việc kiểm soát tốt các yêu tố tác động sẽ là lời giải đảm bảo cho kế hoạch có tính khả thi cao.

Biện pháp 3 : Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên

Có 100% đối tượng được hỏi nhất trí với tính cần thiết của biện pháp. Có 94,5% đối tượng được hỏi nhất trí với tính khả thi của biện pháp, 5,5% đối được hỏi nghi ngờ về tính khả thi của biện pháp, đa số cũng giải thích như biện pháp 2 cho rằng việc thuyên chuyển giáo viên có sự tác động rất lớn từ yếu tố bên ngoài, Hiệu trưởng nhiều khi không tự quyết định được

Tính cấp thiết của biện pháp có tỉ lệ nhất trí cao, bởi vì người sử dụng lao động được giao quyền tự chủ trong tuyển dụng và thực hiện tốt quyền tự chủ của mình là hợp lý và khoa học, tuy nhiên năng lực hội đồng

tuyển dụng, nguồn tuyển dụng, tính thu hút của mỗi nhà trường và sự phụ thuộc vào cơ chế, chính sách thu hút và đãi ngộ của địa phương lại là những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện; Cũng như vậy việc sử dụng tốt đội ngũ hiện có cũng là vấn đề không dễ đảm bảo tính khả thi cho hiệu trưởng các trường.

Biện pháp 4 : Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Có 100% đối tượng được hỏi nhất trí với tính cần thiết của biện pháp. Có 96,6% đối tượng được hỏi nhất trí với tính khả thi của biện pháp.

Đây là biện pháp cơ sở, tác động trực tiếp vào việc phát triển đội ngũ chính vì vậy có sự nhất trí cao trong về tính cần thiết. Mặt khác có rất nhiều phương thức và con đường để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, do vậy tính khả thi của biện pháp cũng đạt tỉ lệ nhất trí cao với ý kiến được hỏi.

Biện pháp 5 : Tổ chức nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn

Có 100% đối tượng được hỏi nhất trí với tính cần thiết của biện pháp. Có 98,3% đối tượng được hỏi nhất trí với tính khả thi của biện pháp.

Việc xây dựng và phát triển giáo viên đầu đàn và định kỳ đánh giá xếp loại giáo viên đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải thực sự quyết tâm và thực hiện liên tục đồng thời có chế độ khen thưởng thích đáng mới đảm bảo tính khả thi cũng như ảnh hưởng tốt cho sự phát triển của đội ngũ mà giải pháp mang lại.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Có 100% đối tượng được hỏi nhất trí với tính cần thiết của biện pháp. Có 97,6% đối tượng được hỏi nhất trí với tính khả thi của biện pháp.

Tính cần thiết và tính khả thi đều có sự nhất trí cao bởi đây là biện pháp cơ bản vì kiểm tra là một trong các chức năng của hoạt động quản lý.

Biện pháp 7: Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên phát triển

Có 100% đối tượng được hỏi nhất trí với tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp.

Việc chăm lo và cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc cho giáo viên là giải pháp quan trọng và cần thiết nằm trong chính sách quản lý của bất kì một nhà trường nào. Tuy nhiên, tính khả thi của biện pháp này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách chung của nhà nước và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trường, địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Luận văn bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, làm cơ sở, điểm tựa để phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhằm tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh trong giai đoạn hiện nay.

- Luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, đánh giá công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh. Những giải pháp mà hiệu trưởng các trường đã thực hiện trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong những năm qua đã phần nào góp phần quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường, tuy nhiên còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch và hệ thống.

- Khắc phục tình trạng trên, luận văn đã đề xuất được 7 giải pháp quản lý chủ yếu nhằm tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp đã được khảo sát giá trị bằng phương pháp chuyên gia, cho thấy các giải pháp đó là cần thiết và khả thi, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu ra trong luận văn.

- Các giải pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Chúng vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau và chúng cần phải được tiến hành một cách đồng bộ hoặc ưu tiên cho một giải pháp nào đó trội hơn, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng thời kì phát triển của mỗi nhà trường.

2. Kiến nghị

a) Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đối với vùng cao, miền núi, vùng khó khăn: Cần có quy hoạch cụ thể ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đảm bảo giữ chân giáo viên đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng giáo viên ở các địa phương, đảm bảo cho mọi người dân được thụ hưởng giáo dục công bằng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của mọi vùng miền.

-Tham mưu và xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, chế độ chính sách về lương, chế độ làm việc, chế độ ưu đãi, phụ cấp thâm niên nhằm tạo động lực thúc đẩy đội ngũ giáo viên ngày càng phát triển.

b) Với UBND tỉnh Ninh Bình

- Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hoá phát triển giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên giỏi, có cơ chế hợp lý thu hút nhân tài hợp lý hơn. Đặc biệt cần xây dựng thêm các quỹ của địa phương nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên khi mà đời sống của họ khó khăn hơn so với những vùng thuận lợi.

c) Đối với Sở GD&ĐT Ninh Bình

- Tạo điều kiện tăng cường cơ sở, vật chất cho các trường để phục vụ tốt hoạt động giảng dạy và học tập. Có chính sách cụ thể và ưu tiên trong việc đầu tư cơ sở vật chất, triển khai các giải pháp ưu tiên phát triển trường công lập.

- Liên kết với các trường đại học, các đơn vị đủ chức năng mở các lớp đào tạo sau đại học tại địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ của giáo viên.

- Có giải pháp cụ thể giữ chân giáo viên giỏi, giáo viên trên chuẩn ở lại với giáo dục địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội.

[2] Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nhà xuất bản lí luận chính trị, Hà Nội.

[3]. Đặng Quốc Bảo (2008), Học để làm người, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội.

[4]. Bộ Chính trị (1975), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Cải cách giáo dục, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

[6]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2002), Ngành GD&ĐT thực hiện Nghị quyết TW 2- Khoá VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009), Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

[8]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 6639/QĐ/BGDĐT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

[9]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lí nhà trường, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

[11]. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2012), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

[12]. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2011), Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

[13]. Đảng Cộng sản Việt nam (2004), Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng.

[14]. Đảng Cộng sản Việt nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[15]. Đảng Cộng sản Việt nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[16]. Đảng Cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17]. Đảng Cộng sản Việt nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[18]. Đảng Cộng sản Việt nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[19]. Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[20]. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định đào tạo nguồn nhân lực theo ISO&TQM, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

[21]. Nguyễn Minh Đường (chủ biên, 2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị

trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.

[22]. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, Nghị Quyết số 15/NQ-HĐND ngày 12/8/2011 của HĐND tỉnh Ninh Bình.

[23]. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, Nhà xuất bản đại học quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[24]. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản đại học quốc gia, Hà Nội.

[25]. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội.

[26]. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội.

[27]. Nguyễn Thế Kiệt (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[28]. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

[29]. Vũ Ngọc Hải (chủ biên) 2007, Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[30]. Đào Thanh Hải (2005), Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội.

[31]. Bùi Minh Hiền (chủ biên) 2006, Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội.

[32]. Học viện quản lý giáo dục (2009), Tài liệu bồi dưỡng dành cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục đào tạo, Hà Nội

[33]. Nguyễn Thị Mĩ Lộc (2009), “Chính sách đối với giáo viên giỏi của các nước trên thế giới, ở Việt Nam và các khuyến nghị đối với chính sách giáo viên giỏi ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong tiến trình đổi mới giáo dục, Hà Nội.

[34]. Lê Phước Minh (2010), Kinh tế học giáo dục, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội

[35]. Nhà xuất bản Thanh niên (2004), Hồ Chí Minh - Về giáo dục thanh niên, Hà Nội.

[36]. Nhà xuất bản Lao động (2007), Nghiệp vụ công tác của Hiệu Trưởng,

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 113)