Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 78)

2.4.1. Thuận lợi

- Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng

nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kì CNH- HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục trong những năm gần đây là một thuận lợi mang tính pháp lí cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.

- Huyện Yên Khánh là địa phương truyền thống hiếu học, sự nghiệp giáo dục được sự quan tâm của tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân.

- UBND tỉnh, sở GD&ĐT đã thực hiện cơ chế phân cấp giao quyền tự chủ trong quản lý nhân sự và tài chính cho các trường THPT, tạo điều kiện cho các trường THPT trong huyện trong các khâu tuyển dụng, bố trí, sử dụng và đãi ngộ đối với giáo viên, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định, thu hút và phát triển đội ngũ. Cùng với sự đi lên của các lĩnh vực kinh tế - xã hội, các trường đã được tăng cường đầu tư về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên; về trang thiết bị dạy học... nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

2.4.2. Khó khăn

- Cơ cấu đội ngũ còn có sự mất cân đối giữa các môn học nên đôi khi chưa tạo ra được sự công bằng trong phân công công tác. Một phần do giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy cũng chưa tạo được sức hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh, xu hướng chung của cha mẹ học sinh đều muốn con mình đều phải vào vào các trường đại học điều đó đã dẫn đến nhiều học sinh còn có tư tưởng học lệch, học tủ, ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Cơ sở vật chất của các trường thực sự chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu giảng dạy cũng như công tác xây dựng và phát triển bồi dưỡng giáo viên, đến tháng 12/2011 chỉ mới có 1/3 trường có phòng học bộ môn đúng chuẩn, các trường còn lại đang được đầu tư xây dựng chuẩn Quốc gia, trường THPT Vũ

Duy Thanh mới chuyển từ trường Bán công sang trường công lập năm 2008, địa điểm mới của trường đang xây dựng, địa điểm hiện tại cơ sở đang xuống cấp nhưng chưa có kinh phí sủa chữa, 2/3 trường đang thiếu nhiều phòng chức năng phục vụ cho hoạt động giảng dạy chính khoá

- Điều kiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên các trường còn hạn chế. Giáo viên chưa sống được bằng lương của mình. Không phải giáo viên nào cũng làm thêm bằng chính nghề nghiệp của mình. Một số giáo viên môn có cơ hội dạy hợp đồng cho các trường dân lập, các trung tâm luyện thi đôi khi sẽ ảnh hưởng đến thời gian đầu tư cho hoạt động chuyên môn.

- Đội ngũ cán bộ quản lí của các trường có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt, song kinh nghiệm và phương pháp quản lí chưa còn một số hạn chế tới hiệu quả công tác.

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Công tác tuyên truyền các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của nước ta, việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đến đội ngũ giáo viên và các tầng lớp nhân dân là chưa được sâu rộng và thường xuyên.

- Công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao nhận thức, năng lực sư phạm cũng như nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên chưa đạt kết quả như mong muốn.

- Việc phân cấp quản lí đội ngũ GV hiện nay chưa thật sự thống nhất, mối quan hệ, phối hợp giữa ngành GD-ĐT và các ngành chuyên môn chưa chặt chẽ, do vậy việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ GV chưa đem lại hiệu quả mong muốn.

- Việc tăng cường cơ sở vật chất, chính sách và chế độ đãi ngộ, tăng cường kinh phí cho các hoạt động giáo dục còn hạn chế và bất cập chưa đáp ứng và ngang tầm với những yêu cầu của thực tế xã hội với giáo dục và đào tạo.

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Trong những năm qua, các trường đã chú trọng xây dựng được đội ngũ nhà giáo về cơ bản có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ giáo viên trong mỗi nhà trường là một tập thể đoàn kết, nhất trí, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng được mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Cán bộ quản lý nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ và động viên họ phát huy được hết khả năng cá nhân cho các hoạt động của nhà trường.

- Các trường THPT công lập trong huyện Yên Khánh có truyền thống nhiều năm dạy tốt, học tốt và bề dày thành tích, đã tạo điều kiện cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên vừa hồng, vừa chuyên có thể đảm nhận được chức năng dạy chữ, dạy người, đào luyện được những thế hệ học sinh có đủ năng lực, trí tuệ, đạo đức đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Các trường THPT công lập trong huyện Yên Khánh đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên có thể động viên được mọi nguồn lực, tài năng, trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của mỗi nhà trường.

- Những giải pháp của hiệu trưởng các trường công lập đã thực hiện trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV THPT là tương đối đồng bộ, có hệ thống, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GD-ĐT bậc THPT.

- Những chính sách trong sử dụng, đãi ngộ với đội ngũ của địa phương (ngoài chính sách chung của nhà nước) đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích GV yên tâm công tác, gắn bó với nghề nghiệp.

- Do chưa có quy hoạch, kế hoạch chiến lược và dự báo về nhu cầu phát triển, dẫn đến bị động trong kế hoạch đào tạo, tuyển dụng. Việc tuyển dụng, thuyên chuyển bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên chưa gắn

bó chặt chẽ với nhau dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu trong cơ cấu đội ngũ.

- Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy chủ yếu tập trung ở trường trung tâm có điều kiện kinh tế thuận lợi. Một bộ phận giáo viên có năng lực thường có nhu cầu chuyển đến các trường trung tâm bên cạnh đó một số giáo viên được đào tạo trên chuẩn nhưng chưa phát huy được vai trò với đội ngũ giáo viên trong mỗi trường, luôn xảy ra tình trạng thuyên chuyển sau khi học thạc sĩ dẫn đến biến động trong đội ngũ, nhiều trường mất cán bộ và chưa có giải pháp giữ chân giáo viên giỏi.

- Chất lượng đội ngũ GV còn chưa đồng đều, phần lớn có phẩm chất chính trị, động cơ phấn đấu tốt, có đủ năng lực giảng dạy nhưng vẫn còn một bộ phận giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, rèn luyện kỹ năng, phương pháp tư duy độc lập sáng tạo, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh của nhiều giáo viên còn nhiều hạn chế. Đồng thời điều này cũng phản ảnh kỹ năng sư phạm của giáo viên chưa cao và chưa ngang tầm với yêu cầu, còn có hiện tượng ngại sử dụng đồ dùng, phương tiện, công cụ dạy học. Trình độ ngoại ngữ, tin học ở một bộ phận giáo viên còn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ.

- Công tác đánh giá xếp loại giáo viên của hiệu trưởng và thanh tra viên chưa thật chính xác, khoa học, còn né tránh, cả nể, đánh giá cao hơn thực tế. Cần sớm áp dụng và sử dụng hợp lí chuẩn đánh giá giáo viên THPT.

- Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn và chính sách phù hợp để phát huy vai trò và tầm ảnh hưởng của giáo viên đầu đàn với đội ngũ chưa được các hiệu trưởng quan tâm một cách thích đáng.

Kết luận chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn nêu trên là dựa trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên các trường công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh. Từ những thực trạng đó đặt ra cho hiệu trưởng các trường yêu cầu cần có các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lí phát triển đội ngũ giáo viên để có thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đó vấn đề then chốt là phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chúng tôi xin đề cập đến các giải pháp tăng cường quản lí phát triển đội ngũ giáo viên THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Khánh ở chương tiếp theo.

Chương 3

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN YÊN KHÁNH TỈNH NINH BÌNH

3.1. Định hướng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện Yên Khánh giai đoạn 2012 - 2020 ở huyện Yên Khánh giai đoạn 2012 - 2020

Thực hiện nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Ninh Bình thứ XV (nhiệm kỳ 2011 -2015) với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực trong đó nhấn mạnh “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức; đảm bảo đủ số lượng và chất lượng ở mỗi cấp học, ngành học”. [39,45]

Nghị Quyết số 15/NQ-HĐND ngày 12/8/2011 của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 đã định hướng phát triển GD&ĐT như sau:

- Củng cố vững chắc và hoàn thiện mạng lưới trường học ở các ngành học, bậc học, cấp học; Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS đúng độ tuổi, làm tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS, đảm bảo khoảng 80% số lượng học sinh lớp 9 được tuyển vào THPT, số còn lại chuyển sang học nghề. Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong giáo dục; Triển khai thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và chương trình sách giáo khoa mới theo quy định của Bộ GD&ĐT đạt kết quả cao.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ, đồng bộ, đạt trình độ chuẩn, đẩy mạnh việc đào tạo giáo viên trên chuẩn; Mở rộng hệ thống dạy nghề và các cơ sở đào tạo nghề; Đưa công nghệ thông tin vào các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên; Mở rộng việc dạy ngoại ngữ, nâng cao chất lượng học ngoại ngữ.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá trường, lớp học; Đề án xây dựng trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục và chủ trương đa dạng hoá các loại hình học tập đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân, xây dựng một xã hội học tập, góc phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

-Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, phấn đấu đến năm 2020 có 100% trường ổn định vế vị trí và diện tích theo chuẩn của Bộ GD&ĐT, trong đó có 70% số trường có tiện nghi dạy và học hiện đại.

-Tập trung xây dựng và hoàn thiện các chuẩn các trường chất lượng cao, các trường chuẩn quốc gia. Xây dựng hệ thống các trường tiên tiến cấp Tỉnh, tiên tiến cấp Huyện.

Trong định hướng quản lí phát triển đội ngũ giáo viên có một số mục tiêu cụ thể sau:. Phấn đấu 100% giáo viên mầm non có trình độ chuẩn, trong đó có 40% giáo viên có trình độ trên chuẩn; tiếp tục quản lí giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2007. Đối với giáo viên tiểu học: Tiếp tục thực hiện việc đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học được ban hành theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, 80% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Đối với THCS: 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó có 50% đạt trên chuẩn; 100% trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Đối với THPT đảm bảo 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó có 10-15% giáo viên có trình độ trên chuẩn.

Bảng 3.1 Quy hoạch hệ thống trường lớp trên địa bàn huyện Yên Khánh giai đoạn 2012 -2020

Các tiêu chí Mầm non Tiểu học THCS THPT GDTX Cộng

Số trường 20 22 19 3 1 65

Số lớp 269 330 211 90 12 912

Số học sinh 7399 8583 6863 3677 480 27002

Số giáo viên 673 495 401 203 12 1783

(Dự thảo đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012- 2020)

Bảng 3.2: Đối chiếu sự tăng, giảm quy mô trường lớp quy hoạch giai đoạn 2012 – 2020 so với hiện tại (dấu + là tăng, dấu – là giảm so

với hiện tại)

Các tiêu chí Mầm non Tiểu học THCS THPT GDTX Cộng

Số trường 0 0 -1 0 0 -1

Số lớp +97 0 -2 -3 0 92

Số học sinh + 2.624 +88 -139 -354 0 +2219

Số giáo viên +366 +10 -96 -5 0 +274

Qua số liệu hai bảng trên (3.1,3.2) và phân tích số liệu về học sinh cho thấy quy mô trẻ mầm non tăng mạnh, việc tăng này chủ yếu là do tăng tỉ lệ huy động trẻ em đến trường, kéo theo đó là sự gia tăng số lớp và biên chế giáo viên mầm non. Học sinh tiểu học ổn định, học sinh THCS giảm nhẹ, biên chế giáo viên THCS giảm mạnh, điều này là do hiện nay biên chế giáo viên THCS đã thừa nhiều. Cấp THPT có số lượng trường công lập không thay đổi, hiện nay đang có 01 trường THPT dân lập, theo đề án sẽ giải thể vì hiện nay số lượng học sinh quá ít (6 lớp với gần 250 em), về số lượng học sinh THPT giảm khoảng 8%, giáo viên THPT giảm nhẹ. Vì vậy dự báo những năm tới đây áp lực về số lượng giáo viên theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định biên (2,25 GV/lớp) là không lớn mà chỉ đòi hỏi hiệu trưởng các trường quan tâm đến cơ cấu và chất lượng đội ngũ.

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong quá trình thực hiện. Căn cứ vào cơ sở lý luận của việc tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đã trình bày ở chương 1, căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo sát quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh ở chương 2 và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Yên Khánh. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ yếu như sau:

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và của nghành giáo dục, đào tạo nói riêng trên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 78)