Thí nghiệm 1: Xác định loại Hàu Thái Bình Dương cho chế biến sản phẩm bột dinh dưỡng
Tiến hành xác định chất lượng của nguyên liệu Hàu thông qua các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu vật lý: Kích thước, khối lượng con Hàu
Chỉ tiêu hóa học: hàm lượng protein, hàm lượng gluxit, hàm lượng chất khô hòa tan. Từ các kết quả thu được xác định được chất lượng của nguyên liệu đưa vào chế biến sản phẩm bột dinh dưỡng.
Thí nghiệm 2: Xác định biện pháp nghiền phù hợp nhằm tạo ra bột hàu có
độ mịn theo yêu cầu và hạn chế tổn thất
Tùy từng loại và đặc tính của nguyên liệu, yêu cầu của sản phẩm mà có các chế độ nghiền khác nhau (nghiền thô, nghiền tinh...). Tiến hành khảo sát một số phương pháp làm nhỏ như máy xay, máy nghiền búa, nghiền bi. Trên cơ sở xác định chất lượng của sản phẩm bột như màu sắc, mùi, vị, độ mịn ≤ 0,6mm, tỷ lệ thu hồi sản phẩm để lựa chọn phương pháp làm nhỏ thích hợp.
Công thức CT1 CT2 CT3
Loại máy nghiền Máy xay Nghiền búa Nghiền bi
Thí nghiệm 3: Xác định kích thước của bột Hàu sau khi nghiền
Tùy vào từng loại, và đặc tính của nguyên liệu, yêu cầu của sản phẩm mà có kích thước của bột khác nhau (0,6mm; 0,3mm; 0,15mm…). Tiến hành khảo sát một số kích thước của lỗ rây như 0,6mm và 0,3mm. Trên cơ sở xác định chất lượng của sản phẩm bột như màu sắc, mùi, vị, độ mịn, tỷ lệ thu hồi, độ hòa tan của sản phẩm để lựa chọn kích thước của lỗ rây thích hợp.
Công thức CT4 CT5
Kích thước lỗ rây (mm) 0,6 0,3
Thí nghiệm 4: Xác định tỷ lệ phối trộn của nguyên liệu cho mục đích chế biến sản phẩm bột dinh dưỡng (bột Hàu, bột đậu tương, bột gạo, bột đậu xanh, gia vị)
Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu, công thức phối trộn sản phẩm sẽ được tính toán để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng. Ngoài việc tính sao cho tỷ lệ nguyên liệu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng còn chú ý tới màu sắc, mùi, vị, độ sánh của bột,…Từ việc tính toán và các yêu cầu đặt ra tôi đưa ra các công thức như sau: Thí nghiệm 4.1: Xác định tỷ lệ bột hàu CT Nguyên liệu(%) CT 20 CT21 CT22 CT23 Hàu 3 4 5 7 Đậu tương 15 15 15 15 Gạo 60 60 60 60 Đậu xanh 12 12 12 12 Đường 8 8 8 8
Thí nghiệm 4.2: Xác định hàm lượng bột đậu tương đểđáp ứng hàm lượng protein và hàm lượng lipit trong bột dinh dưỡng.
Sau khi xác định được tỷ lệ của bột hàu, tiếp tục nghiên cứu tỷ lệ bột đậu tương.
CT Nguyên liệu(%) CT 20 CT21 CT22 CT23 Đậu tương 19 17 15 13 Gạo 60 60 60 60 Đậu xanh 12 12 12 12 Đường 8 8 8 8
Thí nghiệm 4.3: Xác định hàm lượng bột gạo đểđáp ứng lượng gluxit theo tiêu chuẩn của bột dinh dưỡng.
Sau khi xác định được tỷ lệ của bột hàu và tỷ lệ bột đậu tương tiếp tục nghiên cứu tỷ lệ bột gạo. CT Nguyên liệu(%) CT 20 CT21 CT22 CT23 Gạo 55 60 65 70 Đậu xanh 12 12 12 12 Đường 8 8 8 8
Thí nghiệm 4.4: Xác định hàm lượng bột đậu xanh để bổ sung thêm hàm lượng protein và lipit trong bột dinh dưỡng.
Sau khi xác định được tỷ lệ của bột hàu, tỷ lệ gạo và tỷ lệ bột đậu tương tiếp tục nghiên cứu tỷ lệ bột đậu xanh. CT Nguyên liệu(%) CT 20 CT21 CT22 CT23 Đậu xanh 10 11 12 13 Đường 8 8 8 8
Thí nghiệm 4.5: Xác định hàm lượng gia vịđường muối để hài hòa vị cho sản phẩm bột dinh dưỡng
Sau khi xác định được tỷ lệ của bột hàu, tỷ lệ gạo, tỷ lệ bột đậu tương và tỷ lệ đậu xanh tiếp tục nghiên cứu tỷ lệ gia vịđể tạo ra sản phẩm bột dinh dưỡng có vị hài hòa.
CT
Nguyên liệu(%)
CT 20 CT21 CT22 CT23