Loài gây hại chính tại các khu di tích tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 47)

Đứng trước thực trạng có nhiều loài mối gây hại các khu di tích thì việc chỉ ra được loài hại chính là điều hết sức cần thiết, từ đó làm cơ sở để đề xuất biện pháp phòng trừ phù hợp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 7 loài bắt gặp ở bên trong công trình di tích gây hại trực tiếp cho di tích. Những loài cần được phân tích, đánh giá mức độ gây hại của chúng làm cơ sở để xác định loài gây hại chính. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ gây hại là rất khó và thường theo cảm quan mà chưa có phương pháp qui chuẩn để áp dụng. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào 2 cơ sở chính là đặc điểm gây hại đặc trưng và tỉ lệ bắt gặp của từng loài để phân tích tìm ra những loài gây hại chính cho các di tích nghiên cứu.

41

Trong số 7 loài bắt gặp ở bên trong công trình di tích thì chúng ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến an toàn của công trình. Chúng thuộc 3 nhóm mối gây hại phổ biến là nhóm mối gỗ ẩm, nhóm mối gỗ khô và nhóm mối đất.

Về đặc điểm gây hại đặc trưng, hai nhóm mối có khả năng khai thác và tiêu hóa trực tiếp gỗ là mối gỗ khô (Kalotermitidae) và mối gỗ ẩm (Rhinotermitidae). Chúng phá hoại cả bên ngoài và ngầm bên trong cấu kiện gỗ, làm rỗng gây mất kết cấu giữa các cấu kiện gỗ. Trong 7 loài gây hại đã được xác định có 1 loài

(Cryptotermes domesticus) thuộc nhóm mối gỗ khô và 1 loài (Coptotermes gestroi)

thuộc nhóm mối gỗ ẩm. Hai loài có khả năng phá hại nghiêm trọng cho các cấu kiện

gỗ. Tuy nhiên, mối gỗ khô Cryptotermes domesticus là loài làm tổ hoàn toàn trong

gỗ, số lượng cá thể trong quần tộc ít, phá hoại tập trung ở các điểm hẹp nên sức gây hại thấp hơn nhiều so với những loài mối gỗ ẩm. Khác với mối gỗ khô, mối gỗ ẩm thường có số lượng cá thể lớn, gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với số lượng cá thể trong quần tộc mối gỗ khô và có phạm vi kiếm ăn rộng tới hàng trăm mét. Chính vì vậy, sức gây hại của chúng gấp nhiều lần so với các loài thuộc nhóm mối gỗ khô.

Bảng 3.9. Tỉ lệ bắt gặp mối gây hại trong các hạng mục của các công trình trong các di tích ở khu vực nghiên cứu

TT Tên loài Số mẫu Số công trình Số hạng mục Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Cryptotermes domesticus 15 21,7 12 48,0 14 18,7 2 Coptotermes gestroi 7 10,1 3 12,0 3 4 3 Hypotermes makhamensis 2 2,9 1 4,0 1 1,3 4 Microtermes pakistanicus 1 1,4 1 4,0 1 1,3 5 Odontotermes formosanus 3 4,3 1 4,0 1 1,3 6 O. hainanensis 37 53,6 16 64,0 24 32,0 7 O. proformosanus 4 5,8 2 8,0 2 2,7 Tổng 69 100 25 100 75 100

42

Các loài thuộc nhóm mối đất thường không tiêu hóa trực tiếp gỗ mà chúng sử dụng để nuôi trồng vườn nấm rồi mới khai thác làm thức ăn. Chúng thường đắp đường mui bằng đất lên các kiến trúc của di tích, các hoa văn cổ của cấu kiện gỗ, phá hoại bề mặt của cấu kiện gỗ gây mất giá trị thẩm mỹ và giảm độ bền của cấu kiện. Nếu tổ của chúng phát triển lớn có thể gây sụt lún nền móng, gây nguy hiểm cho sự bền vững của di tích.

Về độ thường gặp, loài Odontotermes hainanensis là loài có tỉ lệ bắt gặp

trong công trình cao nhất. Chỉ tính riêng tổng 69 mẫu thu được bên trong công

trình, chúng tôi đã thu được 37 mẫu của loài Odontotermes hainanensis (chiếm 53,62% số mẫu). Đứng thứ hai là loài Cryptotermes domesticus có 15 mẫu (chiếm 21,74%). Tiếp theo là các loài Coptotermes gestroi với 7 mẫu (chiếm 10,14%), Odontotermes proformosanus với 4 mẫu (chiếm 5,8%), Odontotermes formosanus với 3 mẫu (chiếm 4,35%). Hai loài Hypotermes makhamensis và Microtermes pakistanicus có tỉ lệ bắt gặp khá ít, lần lượt là 2 mẫu (chiếm 2,9%) và 1 mẫu (chiếm

1,45%) (bảng 3.9.).

Xét trong 25 di tích đang bị mối tấn công, loài Odontotermes hainanensis gây hại tới 16 công trình (chiếm 64%), tiếp theo là loài Cryptotermes domesticus gây hại 12 công trình (chiếm 48%) và loài Coptotermes gestroi gây hại 3 công trình

(chiếm 12%), những loài còn lại chỉ gây hại 1 đến 2 công trình.

Tương tự, khi xét mức độ gây hại của mỗi loài đối với các hạng mục trong

các công trình cho thấy Odontotermes hainanensis cũng là loài đang xâm hại nhiều

hạng mục trong các công trình di tích điều tra nhất (chiếm 32% tổng số hạng mục

điều tra) tiếp đến là loài Cryptotermes domesticus (chiếm 18,67% tổng số hạng mục điều tra), loài Coptotermes gestroi (chiếm 4 % tổng số hạng mục điều tra), loài Odontotermes proformosanus (chiếm 2,67% tổng số công trình điều tra), ba loài

còn lại mỗi loài chỉ bị ghi nhận đang xâm hại trong 1 hạng mục điều tra (chiếm 1,33%).

Trong kết quả trình bày ở mục 3.1.2.3. còn cho thấy riêng 3 loài

Odontotermes hainanensis, Cryptotermes domesticus và Coptotermes gestroi có

43

Khác với hai loài Crypstotermes domesticus và Odontotermes hainanensis, loài mối Coptotermes gestroi có tỷ lệ bắt gặp thấp hơn nhưng là loài có sức gây hại lớn. Kết

quả điều tra của chúng tôi cho thấy những công trình bị loài mối này gây hại đều là

những công trình bị mối hại nặng. Mặt khác, theo Neoh Kok Boon (2009), loài này

bị xem là loài mối gây thiệt hại quan trọng nhất ở vùng Đông Nam Á [55].

Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng 3 loài mối: Odontotermes hainanensis, Cryptotermes domesticus và Coptotermes gestroi là đối tượng gây hại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính đối với các công trình di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và cần phải phòng trừ.

Kết quả này cho thấy yêu cầu xử lý mối cho các công trình di tích ở Thanh Hóa phải có các biện pháp phù hợp cho 3 đối tượng thuộc 3 nhóm mối có đặc điểm sinh học, sinh thái học khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 47)