Các công trình di tích đã được tỉnh và Nhà nước xếp hạng không đơn thuần là những công trình kiến trúc bình thường mà ẩn chứa trong nó là những giá trị vật thể và phi vật thể vô giá. Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp phòng trừ mối ngoài việc phải đạt được hiệu quả phòng trừ mối lâu dài còn phải hạn chế tối đa việc tác động vào di tích, đảm bảo giữ được mỹ quan cho di tích cũng như không làm ô nhiễm môi trường bên trong và xung quanh di tích.
Từ những cơ sở về đặc điểm sinh học, sinh thái học của 3 loài mối gây hại chính và những ưu, nhược điểm của các phương pháp xử lý phòng trừ mối hiện nay, chúng tôi đề xuất áp dụng các biện pháp phòng trừ như sau:
* Bước 1: Xử lý tất cả các đàn mối đang gây hại bên trong và xung quanh công trình di tích
- Đối với loài Cryptotermes domesticus: Do cấu trúc tổ nằm hoàn toàn trong
cấu kiện gỗ, số lượng trong tổ chỉ khoảng vài trăm cá thể, ngoài ra không thể dùng mồi nhử đối với nhóm mối gỗ khô. Do đó, việc áp dụng biện pháp xông hơi là biện pháp tối ưu để diệt chết những tổ mối đang tấn công trong công trình.
- Đối với loài Odontotermes hainanensis: Đã có một số thử nghiệm sử dụng
bả đã được áp dụng với loài này, tuy nhiên loài này thuộc nhóm mối có vườn cấy nấm nên khả năng khai thác và tiêu hóa trực tiếp bả còn cần có những nghiên cứu sâu hơn. Do cấu trúc tổ nằm chìm trong lòng đất, nên việc xác định vị trí tổ phải dựa theo dấu hiệu lỗ vũ hóa vào thời điểm mùa mối cánh bay giao hoan. Khi xác định được vị trí tổ, sử dụng khoan hoặc thuốn, khoan sâu vào khoang tổ, dùng chế
phẩm Metarhizium bơm vào khoang tổ để diệt chết đàn mối. Sử dụng biện pháp này
vừa đạt hiệu quả diệt mối cao, đảm bảo diệt chết tận gốc tổ mối, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
- Đối với loài Coptotermes gestroi: Việc xác định vị trí tổ của loài này là vô
cùng khó khăn, vì thế không thể áp dụng phương pháp như đối với loài
Odontotermes hainanensis. Tuy nhiên, với đặc điểm khai thác gỗ làm thức ăn và
tiêu thụ trực tiếp, đồng thời dễ dàng nhử bằng mồi nhử nên việc áp dụng biện pháp dùng bả là tối ưu. Hiện nay, ở nước ta đã sản xuất thành công bả diệt mối. Vì vậy,
54
việc áp dụng biện pháp này vừa có hiệu quả diệt được mối, vừa tiết kiệm được chi phí xử lý.
Các bước chính trong việc sử dụng bả để xử lý mối:
+ Khảo sát, xác định vị trí hoạt động của mối trong công trình. + Đặt hộp nhử/trạm quan trắc thu hút mối (hình 3.10.).
+ Kiểm tra và cho bả vào hộp/trạm nhử mối. + Kiểm tra và bổ sung bả nếu cần.
+ Thu dọn hiện trường.
Hình 3.10. Trạm nhử mối đặt dưới chân cột trong Đền thờ Lê Đình Kiên (Nguồn: Nguyễn Thị My)
* Bước 2: Phòng chống mối tái xâm nhập vào di tích
Việc xử lý diệt các tổ mối xử lý tất cả các đàn mối đang gây hại bên trong, bên ngoài và xung quanh công trình di tích cần phải đi kèm với công đoạn phòng chống mối tái xâm nhập để đảm bảo hiệu quả lâu dài.
Sử dụng bả phòng mối thay thế cho các hóa chất độc hại đang được các nước tiên tiến trên thế giới đặc biệt chú trọng. Các công đoạn trong biện pháp phòng cũng tương tự như biện pháp diệt, chỉ có điều phải giám sát định kỳ phát hiện mối xâm nhập để xử lý.
55
* Bước 3: Giám sát định kỳ công trình bảo đảm an toàn về mối
Việc xử lý phòng trừ mối hại công trình di tích là việc làm thường xuyên, cần theo dõi, giám sát định kỳ. Để áp dụng được các phương pháp trên, cần một số cán bộ quản lý nắm được những kiến thức tổng quát. Vì thế sau khi xử lý mối, phải triển khai bước tập huấn cho các cán bộ trực tiếp quản lý di tích:
+ Tập huấn kiến thức và hướng dẫn cách kiểm tra và phát hiện sớm các dấu hiệu hoạt động của mối cho cán bộ quản lý di tích.
+ Hướng dẫn kiểm soát các vật liệu có nguồn gốc xenlulose đưa vào di tích cho người dân và cán bộ quản lý di tích.
+ Hướng dẫn cách kiểm tra định kỳ hệ thống phòng mối bằng trạm nhử. + Hướng dẫn cách vệ sinh và thu dọn các nguồn thức ăn tiềm tàng của mối có trong phạm vi di tích.
56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên, một số kết luận được rút ra như sau:
1. Đã xác định được 18 loài mối thuộc 11 giống, 5 phân họ, 3 họ (Kalotermitidae, Rhinotermitidae, Termitidae) có mặt trong các khu di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong đó giống Odontotermes (4 loài, chiếm 22,22% tổng số loài), tiếp đến là giống Macrotermes (3 loài, 16,67%); giống Coptotermes, và Hypotermes mỗi giống có 2 loài (11,11%), các giống còn lại chỉ có 1 loài (5,56% tổng số loài). Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận thêm 11 loài mối cho khu vực Thanh Hóa.
2. Phân bố của mối trong khu vực nghiên cứu được thể hiện như sau: - Các di tích vùng đồng bằng có số lượng loài nhiều nhất (16 loài, bằng 88,9%
tổng số loài), tiếp đến là vùng trung du 12 loài (66,7%) vùng ven biển có số
lượng loài thu được ít nhất (5 loài, 27,8%).
- Ở môi trường xung quanh di tích có tới 17 loài, chiếm 94,44% tổng số loài điều tra, trong khi khu vực bên trong các hạng mục của khu di tích số loài ít
hơn nhiều, chỉ thu được 7 loài, chiếm 38,89% tổng số loài.
3. Trong số 33 công trình di tích điều tra có 25 công trình di tích đang bị mối gây hại (chiếm 81,82%), 17 công trình bị 1 loài gây hại ( 51,51%), 6 công trình bị 2 loài gây hại (18,18% ) và 2 công trình bị 3 loài gây hại (6,06%).
4. Đã xác định được 7 loài mối gây hại đối với các công trình di tích trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa là Cryptotermes domesticus, Coptotermes gestroi, Hypotermes makhamensis, Microtermes pakistanicus, Odontotermes formosanus, O. hainanensis, O. proformosanus. Trong đó ba loài xâm hại nhiều di tích, có tỉ lệ bắt gặp cao là Cryptotermes domesticus, Coptotermes gestroi và Odontotermes hainanensis, được xác định là loài gây hại chính trong công trình.
5. Biện pháp đề xuất phòng trừ các loài mối gây hại chính gồm 3 bước chính: Xử lý tất cả các đàn mối đang gây hại bên trong và xung quanh công trình di
57
tích; phòng chống mối tái xâm nhập vào di tích và giám sát định kỳ công trình đã xử lý bảo đảm an toàn về mối.
ĐỀ NGHỊ
1. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học, sinh thái của mối như đặc điểm bay giao hoan, thức ăn… của các loài mối gây hại trong các di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Tiến hành thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của các phương pháp phòng trừ đã đề xuất.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Tạ Kim Chỉnh, Nguyễn Đức Khảm (1996), "Bước đầu thử nghiệm độc tính của một số chủng vi nấm chống mối hại nhà cửa và mối hại cây vải thiều",
Tạp chí Sinh học, 18, 39-45.
2. Tạ Kim Chỉnh, Nguyễn Hồng Hà, Hà Thị Quyến, Hoa Thị Minh Tú (2001), "Một số đặc điểm sinh học của hai chủng vi nấm metarhizium Ma.6 và Beauveria Bb.98 phân lập từ những nguồn mẫu khác nhau và hiệu lực diệt
mối (Coptotermes) của chúng", Tạp chí Sinh học, 23 (2), 55-59,50.
3. Trịnh Đình Đạt, Ngô Thị Hoan, Đinh Nho Thái, Đinh Đoàn Long (2005), "Sự đa hình di truyền hệ izozym esteraza của hai loài mối Macrotermes
gilvus và Macrotermes carbonarius ở Miền Nam Việt Nam", Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, TXX, 2AP, 93-97.
4. Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Quốc Huy, Bùi Công Hiển (2008), “Kết quả
nghiên cứu nuôi mối Coptotermes formosanus tách chúa trong điều kiện phòng thí nghiệm”, Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học lần thứ 6, Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
5. Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Quốc Huy, Ngô Xuân Nam, Lưu Trường Bách, Nguyễn Nguyên Hằng, Nguyễn Văn Vịnh, Lê Thế Sự, Đỗ Ngọc Dương (2014), "Đa dạng loài một số bộ côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông, tỉnh Thanh Hóa", Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học lần thứ 8, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
6. Trịnh Văn Hạnh, Định Xuân Tuấn (2007), "Nghiên cứu xản xuất chế phẩm Metavina 80LS để diệt mối O. hananensis (Isoptera, Macrotermitinae) hại
công trình đê và đập đất", Tạp chí NN & PT nông thôn, 10+11, 99-104.
7. Bùi Công Hiển, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Quốc Huy (2013), “Sinh vật gây
hại di tích ở Việt Nam, cách đánh giá và nguyên tắc phòng trừ”, Tạp chí Di sản văn hóa vật thể, 4(45), 47-54.
59
8. Nguyễn Đức Khảm (2008), “Đặc điểm đồng hình và dị hình trong cùng loài côn trùng Bộ Cánh đều (Isoptera) và bàn luận về công tác phân loại mối”,
Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học lần thứ 6, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
9. Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Tân Vương, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Văn Quảng, Lê Văn Triển, Nguyễn Thúy Hiền, Vũ Văn Nghiên, Ngô Trường
Sơn, Võ Thu Hiền (2007), Động vật chí Việt Nam - Mối, Tập 15, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật.
10.Chu Văn Mẫn, Trịnh Đình Đạt và cs (2003), "Phân tích đa dạng di truyền
của hệ izozym esteraza của hai loài mối Macrotermes annadalei và Odontotermes yunnanensis", Tạp chí Sinh học, 25(2a), 166-172.
11.Nguyễn Thị My, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Thị Minh Huệ, Nguyễn Quốc Huy, Trần Quốc Hùng, Trần Văn Thành, Nguyễn Mạnh Cường (2011), “Kết quả bước đầu về nghiên cứu ước lượng số lượng cá thể mối Coptotermes (Insecta, Isoptera) trong đàn mối kiếm ăn bằng phương pháp đánh dấu - thả
ra - bắt lại”, Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học lần thứ 4, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
12.Nguyễn Văn Quảng (2003), Nghiên cứu thành phần, phân bố của mối Macrotermes (Isoptera, Termitidae) và đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài Macrotermes annandalei (Silvestri) ở miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13.Đinh Nho Thái, Trịnh Đình Đạt, Ngô Thị Hoan, Võ Thương Lan, Đinh Đoàn Long (2005), “Xác định mức độ đa hình di truyền của một số loài mối chi
Macrotermes bằng kỹ thuật RAPD-PCR”, Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học lần thứ 5, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
14.Nguyễn Tân Vương, Nguyễn Thúy Hiền, Ngô Trường Sơn, Nguyễn Thị My (2007), “Mối (Isoptera) hại các công trình di tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây”,
60 Tài liệu tiếng nước ngoài
15.Aanen, D. K., Eggleton, P., Rouland-Lefèvre, C., Guldberg-Frøslev, T., Rosendahl, S., & Boomsma, J. J (2002), “The evolution of fungus-growing
termites and their mutualistic fungal symbionts”, Proceedings of the National Academy of Sciences, 99(23), 14887-14892.
16.Abe, T., Bigness, D. E., & Higashi, M (2000), Termites, evolution, sociality, symbioses, ecology, Springer.
17.Abensperg-Traun, M (1998), “Termites (Isoptera) in Western Australia,
present and future directions of ecological research“, Journal of the Royal Society of Western Australia, 81, 131-142.
18.Ahmad M (1958), Key to the Indomalayan Termites, University of Panjab.
19.Ahmad M (1965), “Termites (Isoptera) of Thailand”, Bulletin of the AMNH,
131, article 1.
20.Amburgey, T., Donohoe, J. P., Ragon, K. W., & Sanders, M. (2010), Termite control methods and apparatus, Google Patents.
21.Biederman P.R, Martin R.S, & Meek, R.M (1996), In situ microwave insect eradication device with safety system, Google Patents.
22.Bignell, D. E., Roisin, Y., & Lo, N (2011), Biology of termites, A modern synthesis, Springer.
23.Chouvenc, T., Su, N.Y., & Robert, A (2009), “Susceptibility of seven termite species (Isoptera) to the entomopathogenic fungus Metarhizium
anisopliae”, Sociobiology, 54(3), 723-748.
24.Clausen, C. A (2010), Wood handbook—wood as an engineering material,
Forest Products Laboratory.
25.Diba, F., Hadary, F., Panjaitan, S. D., & Yoshimura, T (2013), “Electromagnetic Waves as Non-destructive Method to Control Subterranean
Termites Coptotermes curvignathus Holmgren and Coptotermes formosanus Shiraki”, Procedia Environmental Sciences, 17, 150-159.
26.Edwards, R., & Mill, A. E (1986), Termites in buildings. Their biology and control, Rentokil Ltd.
61
27.Elsevier, I (1988), Insect-Fungus Interactions,14 , Academic Press.
28.Elaine, F., Costa-Leonardo, A.M, ., & Bueno, O.C, (2009), “Laboratory
assessment of two active ingredients for control of Coptotermes gestroi (Isoptera, Rhinotermitidae)”, Sociobiology, 54(3), 787-798.
29.French, J. R. J., Ahmed (Shiday), B M, Thorpe, J (2010), “Estimating the
age of subterranean termite attack and damage in buildings”, Paper presented at the 41st Annual Meeting of International Research Group of Wood Protection (IRG), Biarritz, France 9-13 May 2010.
30.Freytag, E. D., Carroll, M. K., & Bordes, E. S (2000), “Control of formosan
subterranean termites in Perseverance Hall in New Orleans, Louisiana”, APT bulletin, 31(2-3), 71-75.
31.Fujii, J. K (1976), “Effects of an entomogenous nematode, Neoaplectana
carpocapsae Weiser, on the Formosan subterranean termite, Coptotermes formosanus Shiraki, with ecological and biological studies on C. formosanus”, Dissertation Abstracts International, 37(1).
32.Gambetta, A., Zaffagnini, V., & De Capua, E (2000), “Use of hexaflumuron baits against subterranean termites for protection of historical and artistic structures, experiment carried out in selected test areas at the church of Santa
Maria della Sanità in Naples”, Journal of Cultural Heritage, 1(3), 207-216.
33.Ganapaty, S., Steve Thomas, P., Fotso, S., & Laatsch, H (2004),
“Antitermitic quinones from Diospyros sylvatica”, Phytochemistry, 65(9),
1265-1271.
34.Gautam, B. K (2011), Role of Substrate Moisture, Relative Humidity and Temperature on Survival and Foraging Behavior of Formosan Subterranean Termites, University of Agriculture.
35.Ghaly, A., & Edwards, S (2011), “Termite Damage to Buildings, Nature of
Attacks and Preventive Construction Methods”, American Journal of Engineering and Applied Sciences, 4(2).
62
36.Trinh Van Hanh, Tran Thu Huyen, Nguyen Thuy Hien (2010), “Diversity of
Termite Species in Vietnam”, The seventh conference of the Pacific Rim Termite Research Group, Singapore (7).
37.Trinh Van Hanh, Nguyen Quoc Huy, Nguyen Van Quang, Nguyen Thi My, Nguyen Thuy Hien…(2014), “Species composition and damage levels of termites in three World Cultural Heritage sites, Complex of Hue Monuments,
Hoi An Ancient Town, and My Son Sanctuary”, Proceeding of the 10th Pacific- Termite Research Group Confernce, Malaysia.
38.Harrington, J (2004), Barrier and method for obstructing passage of termites across the surface of a structure, Google Patents.
39.Henderson, G., & Forschler, B (1997), “Termite bait tests”, Louisiana agriculture (USA).
40.Higa, S. Y., & Tamashiro, M (1983), “Swarming of the Formosan Subterranean Termite, Coptotermes formosanus Shiraki in Hawaii (Isoptera,
Rhinotermitidae)”, Hawaiian Entomological Society, 24 (2 & 3)
41.Huang, F., Zhu, S., Ping, Z., He, X., Li, G., & Gao, D (2000), Fauna Sinica, Insecta, 17, Isoptera, Science Press, Beijing, 961.
42.Huang, Q. Y., Lei, C. L., & Xue, D (2006), “Field evaluation of a fipronil bait against subterranean termite Odontotermes formosanus (Isoptera,
Termitidae)”, Journal of economic entomology, 99(2), 455-461.
43.Indrayani, Y (2010), “Control of Dry-Wood Termite Infestation by Bait
System”, Wood Research, 1(2).
44.Janowiecki, M (2012), Population Growth Characteristics of Incipient Colonies of the Eastern Subterranean Termite, Reticulitermes flavipes (Isoptera, Rhinotermitidae), Thesis, The Ohio State University. Department
of Entomology Honors Theses
45. Klangkaew, C., Inoue, T., Abe, T., Takematsu, Y., Kudo, T., Noparatnaraporn, N., & Kirtibutr, N. (2002), “The diversity and abundance
of termites (Isoptera) in the urban area of Bangkok, Thailand”, Sociobiology, 39(3), 485-493.
63
46.König, H., Li, L., & Fröhlich, J (2013), “The cellulolytic system of the
termite gut, Applied microbiology and biotechnology, 1-20.
47.Lawrence, L. G (1993), Sweep frequency pest control apparatus, Google
Patents.
48.Lee, C., Vongkaluang, C., & Lenz, M (2007), “Challenges to subterranean termite management of multi-genera faunas in Southeast Asia and
Australia”, Sociobiology, 50(1), 213-222.
49.Lee, C.-C., Foo, F.-K., & Lee, C.-Y, “Laboratory maintenance of a fungus-
growing termite, Macrotermes gilvus (Blattodea, Termitidae)”, Termite Research Group Conference.
50.Lenz, M., Watson, J., Barrett, R. A., & Runko, S (1990), “The effectiveness of insecticidal soil barriers against subterranean termites in Australia”,
Sociobiology.
51.Majid A., Hafiz A (2008), Studies On Foraging And Evaluations Of Imidacloprid Treatments For Controlling Subterranean Termites In Selected Premises (Isoptera,Rhinotermitidae) ,Master Thesis, Universiti Sains
Malaysia.
52.Mankin, R., Osbrink, W., Oi, F., & Anderson, J (2002), “Acoustic detection
of termite infestations in urban trees”, Journal of Economic Entomology, 95(5), 981-988.
53.Mo, J., Pan, C., Zhang, S., Chen, C., He, H., & Cheng, J. a (2005), “Toxicity of acetamiprid to workers of Reticulitermes flaviceps (Isoptera, Rhinotermitidae), Coptotermes formosanus (Isoptera, Rhinotermitidae) and
Odontotermes formosanus (Isoptera, Termitidae)”, Journal of Pesticide Science, 30(3), 187-191.
54.Neoh, K.-B., & Lee, C.-Y (2009), “Flight activity of two sympatric termite
species, Macrotermes gilvus and Macrotermes carbonarius (Termitidae, Macrotermitinae)”, Environmental entomology, 38(6), 1697-1706.
55.Neoh, K.-B., Jalaludin, N. A., & Lee, C.-Y (2011), “Elimination of field