Cấu trúc thành phần loài và phân bố của mối trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 33)

3.1.1. Cấu trúc thành phần loài mối trong khu vực nghiên cứu

Kết quả phân tích 188 mẫu mối thu được trong quá trình điều tra tại 33 di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi xác định được 18 loài thuộc 11 giống trong 5 phân họ của 3 họ mối (bảng 3.1.).

Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài mối thu được trong các

khu di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Stt Tên Khoa học Số mẫu Tỷ lệ (%)

HỌ KALOTERMITIDAE ENDERLIN, 1909 Phân họ Kalotermitinae Froggatt, 1896

Giống Cryptotermes Banks, 1906

1 Cryptotermes domesticus (Haviland, 1898) 15 7,98

HỌ RHINOTERMITIDAE LIGHT, 1896 Phân họ Coptotermitinae Holmgren, 1910

Giống Coptotermes Wasmann, 1898

2 Coptotermes gestroi (Wasmann, 1896) 13 6,91

3 Coptotermes travians Holmgren, 1898 2 1,06

HỌ TERMITIDAE WESTWOOD, 1840

Phân họ Macrotemitinae Kemner, 1934

Giống Hypotermes Holmgren, 1913

4 Hypotermes makhamensis Ahmad, 1965 8 4,26

5 Hypotermes sumatrensis Holmgren, 1913 6 3,19

Giống Macrotermes Kemner, 1934

6 Macrotermes annandalei (Silvestri, 1914) 14 7,45

7 Macrotermes barneyi Light, 1924 2 1,06

27

Giống Microtermes Wasmann, 1902

9 Microtermes pakistanicus Ahmad, 1955 11 5,85

Giống Odontotermes Holmgren, 1912

10 Odontotermes formosanus (Shiraki, 1909) 7 3,72

11 Odontotermes hainanensis (Light, 1924) 87 46,28

12 Odontotermes proformosanus Ahmad, 1965 9 4,79

13 Odontotermes yunnanensis Tsai et Chen, 1963 2 1,06 Phân họ Amitermitinae Kemner, 1934

Giống Globitermes Holmgren, 1912

14 Globitermes sulphureus (Haviland, 1898) 3 1,60

Giống Euhamitermes Holmgren, 1912 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15 Euhamitermes hamatus (Holmgren, 1912) 1 0,53 Phân họ Termitinae Sjostedt, 1926

Giống Termes Linnaeus, 1758

16 Termes propinquus (Holmgren, 1914) 3 1,60

Giống Pericapritermes Silvestri, 1915

17 Pericapritermes latignathus (Holmgren, 1914) 2 1,06

Giống Pseudocapritermes

18 Pseudocapritermes sowerbyi 1 0,53

Tổng 188 100

Trong số 18 loài, Odontotermes hainanensis có số lượng mẫu thu được vượt

trội hơn cả, chiếm gần một nửa tổng số mẫu thu được (87 mẫu, chiếm 46,28% tổng

số mẫu thu được). Thứ 2 là loài Cryptotermes domesticus thu được 15 mẫu (chiếm 7,98%). Tiếp theo là các loài Macrotermes annandalei, Coptotermes gestroi và Microtermes pakistanicus lần lượt thu được 14, 13 và 11 mẫu tương ứng với 7,45%;

6,91% và 5,85%. Các loài còn lại chỉ thu được dưới 10 mẫu. Từ số lượng mẫu thu

được, chúng tôi thấy Odontotermes hainanensis là loài mối phổ biến và chiếm ưu

thế rõ rệt trong thành phần loài mối thu được ở các khu di tích nghiên cứu.

Kết quả bảng 3.1. cho thấy, giống Odontotermes thu được số lượng loài nhiều nhất (4 loài, chiếm 22,22% tổng số loài), tiếp đến là giống Macrotermes (3

28

loài, 16,67%); giống Coptotermes và Hypotermes mỗi giống 2 loài (11,11%); 7 giống còn lại, (chiếm 63,63% tổng số giống), mỗi giống chỉ thu được có 1 loài, chiếm 5,56% tổng số loài (hình 3.1).

Có thể nhận thấy sự chênh lệch về số lượng loài của các giống mối thu được trong các khu vực nghiên cứu là không nhiều.

Hình 3.1. Tỉ lệ % số loài của các giống mối trong các khu di tích

Xét theo phân họ, phân họ Macrotermitinae thu được số lượng loài lớn nhất (10 loài, chiếm 55,56% tổng số loài). Tiếp theo là phân họ Termitinae (3 loài, 16,67%). Các phân họ còn lại chỉ có từ 1 đến 2 loài, tương ứng từ 5,56% đến 11,11% tổng số loài. Phân họ Macrotermitinae cũng thu được số lượng giống nhiều

Cryptotermes 5,56 Coptotermes 11,11 Hypotermes 11,11 Macrotermes 16,67 Microtermes 5,56 Odontotermes 22,22 Globitermes 5,56 Euhamitermes 5,56 Termes 5,56 Pericapritermes 5,56 Pseudocapritermes 5,56

29

nhất (4 giống, chiếm 36,36% tổng số giống). Tiếp sau đó là các phân họ Termitinae (3 giống, 27,27%), phân họ Amitermitinae (2 giống, 18,18%). Hai phân họ Kalotermitinae và Coptotermitinae mỗi phân học chỉ thu được 1 giống, bằng 9,09% tổng số giống (bảng 3.2.).

Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần giống và loài mối trong các khu di tích

TT Đơn vị phân loại

Số giống Số loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) KALOTERMITIDAE 1 9,09 1 5,56 1 Kalotermitinae 1 9,09 1 5,56 RHINOTERMITIDAE 1 18,18 2 11,11 2 Coptotermitinae 1 18,18 2 11,11 TERMITIDAE 9 81,82 15 83,33 3 Macrotemitinae 4 36,36 10 55,56 4 Amitermitinae 2 18,18 2 11,11 5 Termitinae 3 27,27 3 16,67 Tổng cộng 11 100 18 100

Có thể nhận thấy, ngoại trừ phân họ Macrotermitinae có số lượng giống và loài nổi trội, các phân họ còn lại thu được trong các khu di tích nghiên cứu có số lượng giống và loài khác biệt không đáng kể (hình 3.2.). Sự phong phú của Macrotermitinae có thể xuất phát từ đặc điểm làm tổ chìm dưới đất với cấu trúc tổ rắn chắc, bên cạnh đó khả năng cộng sinh với nấm Termitomyces tạo cho chúng có phổ thức ăn tương đối rộng, có thể vì thế chúng là nhóm mối có nhiều ưu thế hơn các nhóm mối khác trong khu vực phân bố.

Xét theo bậc phân loại họ, taxon có số lượng loài cũng như số lượng giống nhiều nhất là họ Termitidae với 15 loài thuộc 9 giống, 3 phân họ (Macrotermitinae, Amitermitinae, Termitinae). Họ Rhinotermitidae thu được hai loài, đều thuộc giống

30

Như vậy, có thể nói họ mối đất (Termitidae) là họ chiếm ưu thế so với hai họ còn lại trong các khu di tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2. Tỉ lệ % số loài và số giống của các phân họ

mối trong các khu di tích

So sánh kết quả chúng tôi thu được với danh sách thành phần loài mối tại khu bảo tồn Pù Luông thuộc địa phận huyện Bá Thước và Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa do nhóm tác giả thuộc Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình cùng trường Đại học Khoa học Tự nhiên thực hiện [5] đã công bố có 18 loài (1 loài dạng sp.) chỉ có 7 loài trùng nhau. Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận thêm 11 loài lần đầu được tìm thấy cho tỉnh Thanh Hóa. Đáng chú ý là 18 loài mối ghi nhận trong nghiên cứu trước đây chỉ thuộc 2 họ Rhinotermitidae và Termitidae, trong nghiên cứu của

chúng tôi đã thu được loài Cryptotermes domesticus thuộc họ mối gỗ khô

0 10 20 30 40 50 60 Phân họ Kalotermitinae Phân họ Coptotermitinae Phân họ Macrotemitinae Phân họ Amitermitinae Phân họ Termitinae % gj % Số loài % Số giống

31

Kalotermitidae. Với những khác biệt về điều kiện sinh thái giữa khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và các khu di tích nói chung thì sự khác nhau trong kết quả thành phần loài thu được cũng là điều dễ hiểu. Như vậy tổng hợp thêm từ kết quả nghiên cứu này, đã ghi nhận có 28 loài mối trong địa phận tỉnh Thanh Hóa.

Cũng với đối tượng nghiên cứu là mối hại công trình di tích, Nguyễn Tân Vương đã công bố danh sách 13 loài mối trong các di tích tỉnh Hà Tây (cũ) [14]. Đáng chú ý là có tới 10/13 loài này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng mặc dù ở 2 vùng địa lý cách xa nhau, điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng có thể khác biệt nhau, nhưng do đặc điểm kiến trúc đặc trưng của các di tích tương đồng nhau có lẽ vì thế kết quả thành phần loài mối thu được giữa 2 vùng không khác biệt đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 33)