Loài Odontotermes hainanensis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 55)

3.3.3.1. Đặc điểm hình thái

Mối lính: Đầu có màu vàng hơi nâu (khi ngâm trong cồn có thể chuyển sang

màu đen nâu), hình oval, hai cạnh bên đầu lồi đều, điểm rộng nhất nằm ở giữa đầu, cạnh sau đầu lồi tron. Đầu có lông rải rác và thưa. Môi hình lưỡi, đầu môi nhỏ. Môi có hai hang lông cứng dài chạy theo chiều dài môi. Râu 15 -16 đốt, màu nhạt hơn màu đầu. Hàm màu nâu đỏ, mảnh, cong ở đỉnh. Răng hàm trái nhỏ, sắc, hướng ra phía trước, nằm ở 1/3 phía đỉnh. Hàm và răng tạo thành góc nhọn. Hàm trên bên phải có một mấu rất nhỏ ở khoảng 1/3 đỉnh. Cằm rất ngắn, chiều dài chỉ hơi lớn hơn chiều rộng. Tấm lưng ngực trước dạng yên ngựa, cạnh trước lồi, ở giữa có khuyết, cạnh sau hơi có khuyết.

Mối cánh: có chiều dài từ 24- 25 mm (kể cả cánh). Mặt lưng của đỉnh đầu

ngực, bụng có màu nâu đen. Cánh màu nâu đậm (hình 3.8.). Toàn thân có lông dày, đầu hình tròn, mắt kép, mắt đơn có hình tròn dài. Râu có 19 đốt.

Hình 3.8. Hình dạng mối cánh loài O.hainanensis

49

3.3.3.2. Đặc điểm sinh thái học và cách thức gây hại

Loài O. hainanensis thuộc phân họ Macrotermitinae (họ Termitidae) hay

thường gọi là nhóm mối có vườn nấm. Tổ mối nằm hoàn toàn dưới đất, có nhiều khoang. Vì tổ chìm nên việc nhận biết vị trí tổ của loài này thường khó khăn. Tổ

mối O. hainanensis nếu nằm bên dưới nền móng có thể gây sụt lún công trình. Vào

mùa bay giao hoan (khoảng từ tháng 3 đến tháng 6), việc nhận biết tổ dễ dàng hơn qua các lỗ vũ hóa được đắp nổi trên mặt đất. Các lỗ vũ hóa thường có dạng hình tháp hoặc hình trụ. Loài mối này cũng xây dựng đường mui khi kiếm ăn, thường có

dạng mảng lớn. O. hainanensis thường gây hại chủ yếu đến những loại gỗ tiếp giáp

đất nhưng khi các cột gỗ đã bị rỗng thì chúng có thể leo lên cao.

Hình 3.9. Lỗ vũ hóa của loài O. hainanensis trên nền di tích (trái)

và đường mui của chúng trong Đền thờ Lê Thành (phải) (Nguồn: Trần Văn Thành)

Một trong những đặc điểm đặc trưng của nhóm mối này là việc chúng sống cộng sinh với nấm Termitomyces. Loại nấm này được mối “trồng” trên các vườn nấm được xây dựng từ vật liệu là thức ăn đã qua tiêu hóa một phần bởi mối thợ. Vườn nấm là thức ăn bắt buộc của loài mối này.

50

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 55)