Hiện trạng mối gây hại trong các di tích nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 45)

Do đặc điểm kiến trúc, mỗi di tích thường bao gồm 1 hạng mục chính và một vài hạng mục phụ trợ. Để thống kê và xác định mức độ gây hại của mối, chúng tôi tiến hành điều tra hiện trạng gây hại trên 75 hạng mục của 33 di tích.

Hình 3.3. Mức độ mối hại trên các đối tượng trong các hạng mục điều tra

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Cột gỗ Nền Kèo, xà Khung, bậu cửa Tường Khác

%

Hạng mục công trình o

39

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 25 công trình di tích đang bị mối gây hại (chiếm 75,76% tổng số công trình nghiên cứu). Trong số đó, có 18 di tích bị mối xâm hại vào các hạng mục chính (chiếm 54,54% tổng số các công trình nghiên cứu).

Tại các hạng mục kiến trúc trong công trình di tích, thường phát hiện thấy mối xâm hại vào cột, vì kèo, khung, cánh cửa, tường. Kết quả quan sát cho thấy, cột gỗ có tỷ lệ mối xâm hại nhiều nhất, chiếm tới 37,33% hạng mục điều tra, tiếp đến là kèo, xà (chiếm 28% tổng hạng mục điều tra), khung và bậu cửa (chiếm 21,33% tổng hạng mục điều tra), tường (16%), nền (chiếm 12% tổng các hạng mục điều tra). Ngoài ra, mối còn xâm hại các vật dụng khác như ban thờ, hoành phi, câu đối hay kệ ban thờ, khung bằng chứng nhận, bàn, ghế… (hình 3.3.)

Trên thực tế, không phải loài mối nào bắt gặp trong các khu di tích cũng là loài gây hại cho công trình. Những loài thu được ở môi trường xung quanh nhưng không xâm nhập vào trong các hạng mục công trình do đó không gây hại cho công trình. Tuy nhiên, có một số loài chỉ được tìm thấy ngoài môi trường xung quanh nhưng chúng thuộc nhóm mối gỗ ẩm và nhóm mối đất, là những nhóm gây hại phổ biến trong các công trình kiến trúc cần được chú ý theo dõi. Chúng thường có xu hướng xâm nhập và tấn công và các cấu trúc bằng gỗ của công trình.

Bảng 3.7. Thành phần loài mối gây hại đối với công trình kiến trúc trong các di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Stt Loài gây hại Cấu trúc thường bị hại

1 Cryptotermes domesticus Trong các cấu kiện gỗ kiến trúc, đồ dùng gỗ

2 Coptotermes gestroi Cấu kiện gỗ, tường, nền, mái nhà di tích

3 Hypotermes makhamensis Chân cột gỗ, cây xanh trong khu di tích

4 Microtermes pakistanicus Chân cột gỗ, tường, khung cửa gần tường

5 Odontotermes formosanus Chân cột, chân tường

6 Odontotermes hainanensis Cấu kiện gỗ tiếp xúc với đất và tường

40

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ xem xét đến những loài hiện đang gây hại cho di tích nghiên cứu, chúng làm tổ và kiếm ăn trong kết cấu, vật liệu của công trình. Chúng tôi đã điều tra những dấu hiệu xâm hại của mối trong các công trình di tích để xác định loài gây hại các hạng mục trong các di tích (bảng 3.7). Kết quả đã xác định được 7 loài mối gây hại các di tích (chiếm 38,9% tổng số loài thu được).

Xét về số lượng loài gây hại trong một công trình, kết quả nghiên cứu cho thấy có 17 công trình (chiếm 51,51% tổng số công trình điều tra) bị 1 loài gây hại, 6 công trình (18,18%) bị 2 loài gây hại và 2 công trình (6,06%) bị 3 loài gây hại (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Số lượng loài mối xâm hại đối với mỗi công trình di tích

trong khu vực điều tra

Stt Loại công trình Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Công trình không bị mối hại 8 24,24 2 Công trình bị 1 loài mối xâm hại 17 51,51 3 Công trình bị 2 loài mối xâm hại 6 18,19 4 Công trình bị 3 loài mối xâm hại 2 6,06

Tổng cộng 33 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 45)