Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 28)

Thanh Hoá nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông,cực Bắc Miền Trung. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.

Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:

- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o.

- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.

- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3 - 6m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) ...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 - 2.300mm, mỗi năm có khoảng 90- 130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 23ºC - 24ºC, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao. Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông Nam. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Thanh Hoá là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn (484.246 ha), trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3.

22

Rừng Thanh Hoá có tài nguyên động, thực vật phong phú. Rừng cây lá rộng chiếm ưu thế với hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Ngoài ra còn có các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha.

Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gen động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới. Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Dậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Đó là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các Vua Hùng.

Thanh Hoá cũng là vùng đất truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam với những nhân vật kiệt xuất để lại cho ngày nay những áng thơ văn, chỉ dụ cùng với những đền đài lăng tẩm, thành trì mà ít vùng đất nào có được…

23

Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, ... Đây cũng là vùng đất hiếu học. Trong dũng chảy của lịch sử khoa bảng nước nhà, vùng đất này đó có 1.627 các nhà khoa bảng, trong đó có 240 tiến sĩ, với nhiều tên tuổi được lưu danh muôn thuở trên các lĩnh vực văn hóa, sử học, quân sự, ngoại giao nổi tiếng như: Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ... Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân Thanh Hóa cũng đã không ngại gian khổ, đã làm tròn vai trò hậu phương lớn, cùng với cả nước làm nên trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu; một Hàm Rồng vang dội chiến công và đại thắng mùa xuân 1975.

Với bề dày lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng cùng với địa hình và thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Thanh Hóa có một kho tàng di tích phong phú và đa dạng. Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 715 di tích đã được xếp hạng (141 di tích được xếp hạng quốc gia, 574 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh). Về phân chia theo loại hình, tại Thanh Hóa có 505 di tích lịch sử văn hóa, có 90 di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, 70 di tích lịch sử cách mạng, 15 di tích khảo cổ học, 35 di tích thuộc loại danh lam thắng cảnh.

Các di tích này tạo cho Thanh Hóa tiềm năng du lịch rất lớn. Một số di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng, danh lam thắng cảnh như bãi biển Sầm Sơn ... 2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thu thập vật mẫu mối trong 33 di tích đã lựa chọn. - Phân tích định loại các mẫu thu được trong phòng thí nghiệm.

- Phân tích các đặc điểm phân bố của mối theo điểm thu mẫu, cấu trúc không gian di tích và vùng cảnh quan.

- Nghiên cứu hiện trạng mối gây hại, đặc điểm gây hại và tỉ lệ bắt gặp của từng loài, từ đó xác định loài gây hại chính.

24 2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu mẫu

Điều tra thu mẫu mối được tiến hành tại tất cả các hạng mục trong 33 di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo phương pháp thu thập vật mẫu mối trong công trình kiến trúc của Nguyễn Đức Khảm (1971). Các địa điểm nghiên cứu đều được đánh dấu tọa độ trên bản đồ.

Thu mẫu mối tại các vị trí quan sát thấy có dấu hiệu hoạt động của mối trong công trình điều tra (ở đường mui, tại tổ mối, nơi kiếm ăn hay mối bay phân đàn...). Thu tất cả các cá thể mối có mặt và đầy đủ các đẳng cấp: mối lính, mối thợ, trong đó ưu tiên mối lính là đẳng cấp được sử dụng chính trong công tác định loại. Sau đó mẫu được cố định trong các lọ nhựa nhỏ chứa cồn 75%, có nắp đậy kín, etyket ghi địa chỉ và đặc điểm nơi thu mẫu vật.

Tại mỗi di tích, chúng tôi tiến hành thu mẫu ở 2 khu vực: khu vực kiến trúc bên trong di tích và khu vực môi trường bao xung quanh. Khu vực kiến trúc bên trong, chúng tôi thu mẫu ở các cấu kiện gỗ (cửa, cột, xà, kèo,....), các đường mui trên tường, lỗ vũ hóa dưới nền,... Khu vực môi trường xung quanh là phần không gian khuôn viên bao quanh khu vực kiến trúc nói trên. Trong khu vực này có hệ thực vật tương đối đa dạng, có thể gồm cây cổ thụ, cây ăn quả, cây cảnh nhỏ, khóm cây bụi hoặc có thể là rừng thứ sinh, rừng trồng đối với các di tích có quy mô lớn. Với khu vực này, chúng tôi thu mẫu tại các tổ nổi, lỗ vũ hóa, đường kiếm ăn lộ thiên, dưới lớp cành, lá mục hoặc đường mui trên các thân cây sống.

Các đặc điểm đặc trưng về sinh cảnh cũng như điều kiện môi trường tại địa điểm thu mẫu đều được quan sát ghi lại trong nhật ký thu mẫu sử dụng trong quá trình điều tra.

Hiện trạng gây hại của mối trong các công trình di tích cũng được ghi nhận, đánh dấu vị trí.

2.4.2. Phương pháp định loại mẫu vật

Chúng tôi đã tiến hành phân tích các mẫu vật thu được trong quá trình điều tra tại Phòng thí nghiệm Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình. Các dụng cụ phân tích

25

mẫu được chúng tôi sử dụng như: kính lúp hai mắt có trắc vi thị kính để đo kích thước cơ thể mối, panh mềm, đĩa petri, lam kính, giấy thấm mềm, kim mũi mác.

Mẫu vật được quan sát dưới kính phân tích, xác định các đặc điểm hình thái của mối, đồng thời đo đạc kích thước các bộ phận của mối dựa theo hướng dẫn trong tài liệu của Roonwal (1969) [66]. Do mẫu vật được cố định bằng cồn, thường cứng và khó đặt ở các vị trí thích hợp trong quá trình phân tích, chúng tôi đã sử dụng giấy thấm ướt làm đệm để dễ dàng hơn cho việc chỉnh sửa tư thế mẫu, thuận lợi cho quan sát các đặc điểm cơ thể. Kết quả đo đạc, quan sát đặc điểm đặc trưng của các mẫu được ghi lại trong sổ phân tích.

Các tài liệu định loại chủ yếu được chúng tôi sử dụng là:

- Động vật chí Việt Nam – tập 15 – chuyên khảo về Mối của Nguyễn Đức Khảm (2007) [9].

- Khoá định loại mối vùng Đông phương của Ahmad (1958) [18]. - Mối Thái Lan của Ahmad (1965) [19].

- Mối Malaysia của Thapa (1981) [86], Tho (1992) [87].

- Khu hệ mối của Trung Quốc của Huang Fusheng et al.(2000) [41].

2.4.3. Phương pháp xác định loài gây hại chính

Dựa vào tần số bắt gặp mẫu mối và đặc điểm gây hại đặc trưng để xác định loài gây hại chính.

2.4.4. Phương pháp hồi cứu

Hồi cứu các số liệu nghiên cứu trước đây liên quan đến đặc điểm sinh học và sinh thái học của các loài mối gây hại.

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu, kết quả trung bình, đồ thị được tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.

26 Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cấu trúc thành phần loài và phân bố của mối trong khu vực nghiên cứu

3.1.1. Cấu trúc thành phần loài mối trong khu vực nghiên cứu

Kết quả phân tích 188 mẫu mối thu được trong quá trình điều tra tại 33 di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi xác định được 18 loài thuộc 11 giống trong 5 phân họ của 3 họ mối (bảng 3.1.).

Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài mối thu được trong các

khu di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Stt Tên Khoa học Số mẫu Tỷ lệ (%)

HỌ KALOTERMITIDAE ENDERLIN, 1909 Phân họ Kalotermitinae Froggatt, 1896

Giống Cryptotermes Banks, 1906

1 Cryptotermes domesticus (Haviland, 1898) 15 7,98

HỌ RHINOTERMITIDAE LIGHT, 1896 Phân họ Coptotermitinae Holmgren, 1910

Giống Coptotermes Wasmann, 1898

2 Coptotermes gestroi (Wasmann, 1896) 13 6,91

3 Coptotermes travians Holmgren, 1898 2 1,06

HỌ TERMITIDAE WESTWOOD, 1840

Phân họ Macrotemitinae Kemner, 1934

Giống Hypotermes Holmgren, 1913

4 Hypotermes makhamensis Ahmad, 1965 8 4,26

5 Hypotermes sumatrensis Holmgren, 1913 6 3,19

Giống Macrotermes Kemner, 1934

6 Macrotermes annandalei (Silvestri, 1914) 14 7,45

7 Macrotermes barneyi Light, 1924 2 1,06

27

Giống Microtermes Wasmann, 1902

9 Microtermes pakistanicus Ahmad, 1955 11 5,85

Giống Odontotermes Holmgren, 1912

10 Odontotermes formosanus (Shiraki, 1909) 7 3,72

11 Odontotermes hainanensis (Light, 1924) 87 46,28

12 Odontotermes proformosanus Ahmad, 1965 9 4,79

13 Odontotermes yunnanensis Tsai et Chen, 1963 2 1,06 Phân họ Amitermitinae Kemner, 1934

Giống Globitermes Holmgren, 1912

14 Globitermes sulphureus (Haviland, 1898) 3 1,60

Giống Euhamitermes Holmgren, 1912

15 Euhamitermes hamatus (Holmgren, 1912) 1 0,53 Phân họ Termitinae Sjostedt, 1926

Giống Termes Linnaeus, 1758

16 Termes propinquus (Holmgren, 1914) 3 1,60

Giống Pericapritermes Silvestri, 1915

17 Pericapritermes latignathus (Holmgren, 1914) 2 1,06

Giống Pseudocapritermes

18 Pseudocapritermes sowerbyi 1 0,53

Tổng 188 100

Trong số 18 loài, Odontotermes hainanensis có số lượng mẫu thu được vượt

trội hơn cả, chiếm gần một nửa tổng số mẫu thu được (87 mẫu, chiếm 46,28% tổng

số mẫu thu được). Thứ 2 là loài Cryptotermes domesticus thu được 15 mẫu (chiếm 7,98%). Tiếp theo là các loài Macrotermes annandalei, Coptotermes gestroi và Microtermes pakistanicus lần lượt thu được 14, 13 và 11 mẫu tương ứng với 7,45%;

6,91% và 5,85%. Các loài còn lại chỉ thu được dưới 10 mẫu. Từ số lượng mẫu thu

được, chúng tôi thấy Odontotermes hainanensis là loài mối phổ biến và chiếm ưu

thế rõ rệt trong thành phần loài mối thu được ở các khu di tích nghiên cứu.

Kết quả bảng 3.1. cho thấy, giống Odontotermes thu được số lượng loài nhiều nhất (4 loài, chiếm 22,22% tổng số loài), tiếp đến là giống Macrotermes (3

28

loài, 16,67%); giống Coptotermes và Hypotermes mỗi giống 2 loài (11,11%); 7 giống còn lại, (chiếm 63,63% tổng số giống), mỗi giống chỉ thu được có 1 loài, chiếm 5,56% tổng số loài (hình 3.1).

Có thể nhận thấy sự chênh lệch về số lượng loài của các giống mối thu được trong các khu vực nghiên cứu là không nhiều.

Hình 3.1. Tỉ lệ % số loài của các giống mối trong các khu di tích

Xét theo phân họ, phân họ Macrotermitinae thu được số lượng loài lớn nhất (10 loài, chiếm 55,56% tổng số loài). Tiếp theo là phân họ Termitinae (3 loài, 16,67%). Các phân họ còn lại chỉ có từ 1 đến 2 loài, tương ứng từ 5,56% đến 11,11% tổng số loài. Phân họ Macrotermitinae cũng thu được số lượng giống nhiều

Cryptotermes 5,56 Coptotermes 11,11 Hypotermes 11,11 Macrotermes 16,67 Microtermes 5,56 Odontotermes 22,22 Globitermes 5,56 Euhamitermes 5,56 Termes 5,56 Pericapritermes 5,56 Pseudocapritermes 5,56

29

nhất (4 giống, chiếm 36,36% tổng số giống). Tiếp sau đó là các phân họ Termitinae (3 giống, 27,27%), phân họ Amitermitinae (2 giống, 18,18%). Hai phân họ Kalotermitinae và Coptotermitinae mỗi phân học chỉ thu được 1 giống, bằng 9,09% tổng số giống (bảng 3.2.).

Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần giống và loài mối trong các khu di tích

TT Đơn vị phân loại

Số giống Số loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) KALOTERMITIDAE 1 9,09 1 5,56 1 Kalotermitinae 1 9,09 1 5,56 RHINOTERMITIDAE 1 18,18 2 11,11 2 Coptotermitinae 1 18,18 2 11,11 TERMITIDAE 9 81,82 15 83,33 3 Macrotemitinae 4 36,36 10 55,56 4 Amitermitinae 2 18,18 2 11,11 5 Termitinae 3 27,27 3 16,67 Tổng cộng 11 100 18 100

Có thể nhận thấy, ngoại trừ phân họ Macrotermitinae có số lượng giống và loài nổi trội, các phân họ còn lại thu được trong các khu di tích nghiên cứu có số lượng giống và loài khác biệt không đáng kể (hình 3.2.). Sự phong phú của Macrotermitinae có thể xuất phát từ đặc điểm làm tổ chìm dưới đất với cấu trúc tổ rắn chắc, bên cạnh đó khả năng cộng sinh với nấm Termitomyces tạo cho chúng có phổ thức ăn tương đối rộng, có thể vì thế chúng là nhóm mối có nhiều ưu thế hơn các nhóm mối khác trong khu vực phân bố.

Xét theo bậc phân loại họ, taxon có số lượng loài cũng như số lượng giống nhiều nhất là họ Termitidae với 15 loài thuộc 9 giống, 3 phân họ (Macrotermitinae, Amitermitinae, Termitinae). Họ Rhinotermitidae thu được hai loài, đều thuộc giống

30

Như vậy, có thể nói họ mối đất (Termitidae) là họ chiếm ưu thế so với hai họ còn lại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)