Loài Coptotermes gestroi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 53)

3.3.2.1. Đặc điểm hình thái

Mối lính: Đầu thường có dạng hình oval, có thể có dạng hình tròn, màu vàng.

Đầu có vài lông cứng rải rác, kích thước rất đa dạng. Chiều dài đầu đến gốc hàm có thể từ 1 – 1,45 mm, chiều rộng cực đại của đầu có thể từ 1,1, - 1,3 mm. Có một đôi lông ở cạnh bên lỗ trán. Đầu phía sau lỗ trán hơi gồ lên. Môi hẹp, nhọn, có đỉnh mỡ ngắn, hẹp, màu vàng sáng. Hàm trên màu nâu hơi đỏ, uốn cong không nhiều ở đỉnh. Râu gồm 14 – 15 đốt. Tấm lưng ngực trước có màu vàng sáng hơn màu của đầu. Màu của chân và bụng nhạt hơn. Đỉnh môi có hai lông cứng. Cằm có hai lông cứng mép trước và hai lông cứng ở mép sau. Tấm lưng ngực trước có chiều rộng gần như gấp hai chiều dài, mép trước có vết lõm rõ rệt, mép sau hơi lõm xuống ở giữa.

Mối cánh: Mối cánh có chiều dài khoảng 13 – 14 mm (kể cả cánh), chiều

rộng đầu 1,4mm. Đầu, tấm lưng ngực trước và tấm lưng bụng của mối có màu nâu đậm. Cánh có màng mỏng không màu. Vảy cánh trước lớn hơn vảy cánh sau, trên mặt cánh có nhiều lông ngắn, mảnh. Tấm lưng ngực trước có cạnh lõm phía sau, cạnh bên nối với cạnh trước thành hình vòng cung.

3.3.2.2. Đặc điểm sinh thái học và cách thức gây hại

Mối C. gestroi thuộc nhóm mối ngầm, có khả năng khai thác và tiêu hóa gỗ

trực tiếp. Chúng được coi là loài gây hại lớn trong công trình kiến trúc (80% thiệt hại của mối do nhóm mối này gây ra). Tổ của chúng đòi hỏi có sự liên kết với đất và có thể nằm sâu trong đất từ 0,2 – 1,5m. Một tổ mối có thể có một tổ chính và nhiều tổ phụ. Các tổ phụ có thể nằm cách xa tổ chính đến 100m. Tổ mối là một khối rỗng xốp màu nâu đen hoặc xám tro. Thành phần chủ yếu là bột gỗ, đất, cát được trộn lẫn với chất tiết (carton). Tổ có dạng hình nón hoặc hình bất kỳ theo hình dạng của khoảng rỗng mối làm tổ và được xây dựng trong công trình thường ở những nơi kín đáo như trong nền nhà, khe giữa tường, hoặc bên trong các cấu kiện gỗ.

Loài mối này có khả năng tấn công cả những vật liệu như vữa xây có mác thấp, nhựa đường, nhựa dẻo… nhờ có dịch tiết từ lỗ trán và vì vậy chúng là loài có khả năng thích nghi cao. Trong quá trình đi kiếm ăn, mối thường tạo những đường

47

mui dọc theo chân, góc tường hoặc không theo bờ gờ. Đường mui thường có dạng hình bán nguyệt áp sát vào bề mặt vật thể mà chúng đi qua. Đường kính đường mui khoảng từ 0,75 đến 1 cm. Mối cũng thường đi ngầm dưới mặt đất, trong tường, trong gỗ… Khoảng cách đi kiếm ăn của loài này lên tới hàng trăm mét từ các khoang tổ.

(A)

(B)

Hình 3.7. Mối Coptotermes gestroi gây hại cột (A) và cấu kiện gỗ (B) trong công trình Đền thờ Nguyễn Hữu (Nguồn: Trần Văn Thành)

48

Công trình có sự xâm hại của C. gestroi khi phát hiện thấy đường mui kiếm

ăn của mối hay thấy các cấu kiện gỗ bị ăn rỗng trong công trình. Ở những tổ mối lâu năm có thể thấy mối cánh bay ra từ các lỗ vũ hóa. Mối có khả năng làm tổ ngay trong các cấu kiện gỗ của công trình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) trong một số công trình di tích tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phòng trừ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)