Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng đào tạo, phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế Dầu khí biển (Trang 47)

nguồn nhân lực tại Viện NCKH&TK dầu khí biển

Song song với việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, Vietsovpetro đã có một nguồn nhân lực đội ngũ đông đảo cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề người Việt Nam, đủ sức quản lý và điểu hành toàn bộ hoạt động của Vietsovpetro và tạo nguồn cán bộ cho toàn ngành Dầu khí. Việc thay thế nhiều chức danh lãnh đạo là người Việt Nam ngày càng phát triển tốt.

Trước năm 1990, 70-80% chức danh trưởng phòng do người Liên Xô nắm giữ. Hiện nay, tất cả chức danh trưởng phòng đều do người Việt Nam đảm nhận

Trước năm 1991, CBCNV Việt Nam được cử đi thực tập, đào tạo chủ yếu tại các cơ sở khai thác dẫn khí của Liên Xô. Trong giai đoạn 1991-2010, Viện đã cử cán bộ công nhân viên đi đào tạo tại các cơ sở trong và ngoài nước phù hợp với kế hoạch đào tạo được phê duyệt hàng năm để cập nhật những kiến thức mới, học hỏi kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của các công ty dầu khí có uy tín trên thế giới.

Viện đã hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo trong nước, như Đại học Mỏ địa chất, Đại học Hàng hải, Đại học Xây dựng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường trung học Hàng hải, Trung tâm Đào tạo Nhân lực dầu khí (nay là Trường cao đẳng Nghể dầu khí) để tổ chức các khóa đào tạo, các chuyến khảo sát, thực địa, bổi dưỡng nâng cao cũng như đào tạo sau đại học cho cán bộ công nhân viên

Tổ chức đào tạo chuyển giao công nghệ mới thông qua các hợp đổng kinh tế với các đối tác nước ngoài, cũng như sử dụng các suất học bổng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các khoá học tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Asian, Pháp, để cử cán bộ đi học.

Viện cũng thực hiện đào tạo tại chỗ do các CBCNV giảng dạy

Tình hình đào tạo và nghiên cứu khoa học

* Năm 2011 :

- Tổ chức 25 khóa đào tạo và hội thảo khoa học nội bộ, tổ chức hội thảo khoa học cho đơn vị bên ngoài.

- Thực hiện 32 đề tài nghiên cứu khoa học, 27 đề tài thiết kế * Năm 2012 :

- Tổ chức 20 khóa đào tạo và hội thảo khoa học nội bộ, tổ chức hội thảo khoa học cho đơn vị bên ngoài.

- Thực hiện 26 đề tài nghiên cứu khoa học, 20 đề tài thiết kế * Năm 2013 :

- Tổ chức 10 khóa đào tạo và hội thảo khoa học nội bộ, tổ chức hội thảo khoa học cho đơn vị bên ngoài.

- Thực hiện 34 đề tài nghiên cứu khoa học, 26 đề tài thiết kế

* Phân tích quy trình đào tạo:

Đào tạo ban đầu:

Do nhu cầu của công việc nghiên cứu và sản xuất, khi có nhân viên mới tốt nghiệp đại học được tiếp nhận về Viện làm việc, Trưởng phòng nơi tiếp nhận có trách nhiệm giao việc tập sự thời hạn (6 tháng đến 1 năm) theo kế hoạch và nội dung đào tạo ban đầu trình Viện trưởng phê duyệt.

Trên cơ sở kế hoạch, nội dung đào tạo đã được phê duyệt, Trưởng phòng cử cán bộ giúp đỡ, kèm cặp nhân viên mới. Khi kết thúc thời hạn đào tạo ban đầu, nhân viên mới có trách nhiệm viết báo cáo thu hoạch. Trưởng phòng nhận xét đánh giá trình độ có tương xứng với chức danh đảm nhận hay không, trình lên phòng LDTL&CB ký xác nhận và trình Viện trưởng.

Đào tạo nâng cao:

Khi nhận được thông báo của LD về việc lập kế hoạch đào tạo hằng năm, phòng LDTL&CB sẽ thông báo cho các phòng trong Viện để lập nhu cầu đào tạo theo biểu mẫu của LD, căn cứ vào đề xuất của các phòng, phòng LDTL&CB sẽ cân đối, tổng hợp và trình Viện trưởng kí duyệt và gửi các phòng ban chức năng của LD để xem xét và trình lãnh đạo LD phê duyệt.

Kế hoạch tổng thể sau khi được TGĐ LD phê duyệt sẽ được gửi xuống Viện cùng với các quy định về biểu mẫu đơn hàng, lập dự toán và báo cáo công tác đào tạo, phòng LDTL&CB sẽ thông báo cho các phòng có nhu cầu đào tạo đã được duyệt lập nhiệm vụ kỹ thuật theo biểu mẫu của LD để trình Viện trưởng kí duyệt và phê duyệt ( Nếu do Viện thực hiện) hoặc kí duyệt và gửi lên trên

Đối với chương trình đào tạo do LD thực hiện, phòng LDTL&CB phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan lập đơn hàng đào tạo và chuyển các phòng ban chức năng của LD tiến hành thủ tục kí hợp đồng đào tạo.

Đối với chương trình đào tạo do Viện thực hiện, phòng LDTL&CB phối hợp với các phòng ban có nhu cầu đào tạo lập đơn hàng đào tạo, cùng với phòng kế hoạch, thương mại và dịch vụ của Viện tiến hành thủ tục lí hợp đồng đào tạo.

Theo phân công của Viện trưởng, phòng có nhu cầu đào tạo có thể cử cán bộ tham gia đấu thầu để chọn tổ chức đào tạo. Sau khi hợp đồng đào tạo được kí duyệt, trên cơ sở số lượng cán bộ được cử đi đào tạo đã được phân bố cho Viện.

Phòng LDTL&CB sẽ thông báo lãnh đạo phòng có nhu cầu đào tạo đã được phê duyệt lập danh sách dự kiến cử người đi đào tạo, trình Viện trưởng xem xét, phê duyệt hoặc kí duyệt và gửi lên LD. Khi có quyết định đi đào tạo, phòng

LDTL&CB thông báo cho người được cử đi đào tạo biết thực hiện và yêu cầu cam kết đào tạo, gửi lên phòng LDTL&CB

Khi kết thúc khoá đào tạo, người được cử đi đào tạo hoặc trưởng đoàn viết báo cáo đào tạo và hoàn thiện thủ tục theo Quy chế đào đạo LD/ quy định của phòng CB LD, sau đó nộp bản copy báo cáo, chứng chỉ cho phòng LDTL&CB để theo dõi.

Đào tạo đột xuất:

-Khi có chương trình đào tạo đột xuất theo thông báo của LD sẽ thực hiện theo chỉ thị của Viện trưởng

Trong quá trình làm việc, phát hiện vấn đề cần đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện công trình, cá nhân có nhu cầu đào tạo cần đề xuất, báo cáo với trưởng phòng chuyên môn và trao đổi với phòng LDTL&CB.Tiến hành lập yêu cầu kỹ thuật chi tiết có xác nhận của trưởng phòng chuyên môn và phòng LDTL&CB trình Viện trưởng và Tổng giám đốc LD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu được phê duyệt và có quyết định cử đi đào tạo thì gửi lại 01 bản sao quyết định cho phòng LDTL&CB để theo dõi.

-Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Trưởng đoàn báo cáo và hoàn thiện thủ tục theo quy chế đào tạo của phòng CBLD, sau đó nộp thêm bản copy báo cáo này cùng chứng chỉ cho phòng để theo dõi.

Tìm hiểu đào tạo qua bảng khảo sát như sau:

Bảng2.5 Nhận xét về quy trình đào tạo của 40 nhà Quản lý

Kết quả nhận xét về vấn đềđào tạo, phát triển % Được cập nhật kiến thức quản lý,kỹ thuật công nghệ 28 21 5 24 23 Được đào tạo theo yêu cầu hoặc do thay đổi công việc 16 18 6 26 34

Công tác đào tạo là có hiệu quả 18 20 10 25 28

Bảng 2.6 Nhận xét về quy trình đào tạo của 80 CBCNV

Kết quả nhận xét về vấn đềđào tạo, phát triển %

Được cập nhật kiến thức quản lý,kỹ thuật công nghệ 28 23 5 23 23 Được đào tạo theo yêu cầu hoặc do thay đổi công việc 20 25 3 25 28

Công tác đào tạo là có hiệu quả 15 13 13 35 25

Nguồn: Trích Phụ lục5

Qua bảng 2.6 ta nhận thấy 53% CBCNV và 60% nhà quản lý cho rằng công tác đào tạo là có hiệu quả, 60% CBCNV và 53% nhà quản lý cho biết được đào tạo theo yêu cầu hoặc do thay đổi công việc. Nhưng số lượng CBCNV và nhà quản lý không đồng ý và đồng ý việc được cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ là gần như nhau. Ở đây lí do là quy trình đào tạo và thủ tục thực hiện qua nhiều khâu và quỹ dành cho đào tạo ngày càng bị giảm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế Dầu khí biển (Trang 47)