Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế Dầu khí biển (Trang 28)

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực của tổ chức. Ta có thể chia làm các nhóm yếu tố sau đây:

1.6.1.Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài :

+ Các bước ngoặt của nền kinh tế có thểảnh hưởng tới nhu cầu về nhân lực.

-Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển, nhu cầu nhân lực có thể tăng lên. - Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, nhu cầu nhân lực có thể giảm.

+ Những thay đổi về chính trị hay pháp luật cũng có thể ảnh hưởng tới nhu cầu nhân lực tương lai của một tổ chức.

Những thay đổi về chính trị hay pháp luật có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp và mạnh mẽ đến tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức và như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai của tổ chức.

+ Các thay đổi về kỹ thuật sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu tương lai của một tổ chức về nhân lực.

Khi công nghệ được cải tiến, bản chất của công việc trở nên phức tạp hơn, vì vậy nhu cầu của tổ chức đối với loại công nhân có kỹ năng đặc biệt sẽ tăng lên. Tuy nhiên tổ chức thường phải đương đầu với sự thiếu hụt loại nhân công kỹ thuật cao này do sự chậm chạp trong đào tạo nhân viên quen với kỹ thuật mới. Bởi sự đào tạo thường diễn ra sau và chậm hơn so với sự đổi mới về kỹ thuật và công nghệ.

+ Sức ép của cạnh tranh toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của tổ chức về nhân lực .

Giảm quy mô và thiết kế lại công việc là những biện pháp thông thường được sử dụng để giảm giá thành sản phẩm. Những biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực của tổ chức.

1.6.2.Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong của tổ chức:

+ Các mục tiêu kinh doanh chiến lược của tổ chức:

Các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn trong sản xuất kinh doanh, các vấn đề về ngân sách của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của tổ chức về nhân lực. Điều này cho thấy sự tăng lên của mục tiêu theo dự đoán sẽ làm tăng nhu cầu nhân lực, trong khi sự suy giảm mục tiêu kinh doanh sẽ làm giảm nhu cầu nhân lực.

+ Giảm quy mô và thiết kế lại công việc để đối phó với sức ép cạnh tranh sẽ làm giảm nhu cầu nhân lực

+ Ap dụmg kỹ thuật mới, công nghệ mới là xu hướng tất yếu của sự phát triển và điều này đưa đến những thay đổi trong cơ cấu lao động và số lượng lao động .

Những nhu cầu nhân công chất lượng cao sẽ tăng lên và tổng số lao động có thể sẽ giảm đi. Yếu tố kỹ thuật và công nghệ vừa mang tính bên ngoài lẫn bên trong của tổ chức.

+ Nhu cầu tương lai của tổ chức về nhân lực sẽ thay đổi khi sản phẩm và dịch vụ hướng về chu kỳ tồn tại của sản phẩm.

Ví dụ sản phẩm trong chu kỳ phát triển hay bão hòa nhu cầu nhân lực sẽ tăng lên, ngược lại khi sản phẩm trong giai đoạn suy thoái nhu cầu về nhân lực sẽ suy giảm .

+ Sự độc lập hay hợp tác với các tổ chức khác cũng có thể thay đổi nhu cầu nhân lực.

+ Sự thay đổi về lực lượng lao động của tổ chức:

- Sự thay đổi lao động như nghỉ hưu, từ chức, kết thúc hợp đồng, bỏ việc, thuyên chuyển … là những thay đổi sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai về nhân lực của tổ chức

- Những thay đổi về chất lượng lao động như tính năng động, tinh thần trách nhiệm, trình độ thành thạo về kỹ thuật …

- Các yếu tố khác rất khó dự báo như: sự vắng mặt, chết … đây là các yếu tố mà các nhà quản trị rất khó tiên liệu trước.

Nói chung các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực của tổ chức liên quan đến:

Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh hay dịch vụ của doanh nghiệp. Khả năng phát triển thị trường mới- mở ra những cơ sở mới.

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm hay chất lượng dịch vụ. Sự thay đổi và áp dụng công nghệ kỹ thuật mới.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Sự thay đổi về chất lượng và nhân cách của nhân viên. Tỉ lệ thuyên chuyển và thay thế dự kiến.

Tóm tắt chương 1

Trong Chương 1 tác giả đã trình bày khái quát lý luận về quản trị và quản trị nguổn nhân lực. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài Quản trị NNL tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhất, chung nhất về Quản trị NNL trong nền kinh tế thị trường như: khái niệm, vai trò, nội dung, ý nghĩa, chức năng, mục tiêu, các nhân tố ảnh hưởng của Quản trị NNL. Trong chương 2, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng quản trị NNL tại Viện NCKH&TK . Trên cơ sở đó, xây dựng hoàn thiện hệ thống Quản trị NNL tại Viện NCKH&TK dựa trên các giải pháp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ BIỂN 2.1 Giới thiệu về Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế dầu khí biển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Viện NCKH và TK là Xưởng NCKH và TKTD, thành lập năm 1982 với biên chế nhỏ, gọn gồm chủ yếu các chuyên gia trong lĩnh vực Địa chất, Địa vậy lý. Giai đoạn này, nhiệm vụ chính của XNLD là tìm kiếm thăm dò các cấu tạo triển vọng chứa dầu để phát hiện các mỏ chứa trữ lượng công nghiệp.

Các công tác chính là thực hiện các khảo sát địa chấn thềm lục địa Nam Việt Nam chủ yếu trong vùng trũng Cửu Long, nghiên cứu, phân tích, xử lý số liệu địa chất và thiết kế, biện luận vị trí các giếng tìm kiếm thăm dò trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam.

Thành công trong việc phát hiện cấu tạo Bạch Hổ, khoan các giếng tìm kiếm cho dòng dầu công nghiệp cho thấy triển vọng trong việc phát triển mỏ và sự cần thiết hình thành một đơn vị nghiên cứu và thiết kế đủ khả năng thực hiện các dự án liên quan tới phát triển mỏ.

Ngày 26 tháng 10 năm 1985 Viện chính thức được thành lập.

Lịch sử phát triển Viện NCKH và TK gắn liền với sự phát triển của xí nghiệp và có thể chia làm các giai đoạn:

Giai đoạn 1985-1990: Hình thành Viện. Viện được tổ chức thành 2 khối: khối khoa học và khối thiết kế. Mỏ Bạch Hổ được đưa vào hoạt động năm 1986, Tiếp theo dầu trong móng granit của mỏ Bạch Hổ được phát hiện và đối tượng đưa vào khai thác thử cuối năm 1988. Giai đoạn này Viện thực hiện các dự án thiết kế khai thác và xây dựng mỏ đầu tiên với sự trợ giúp hoặc cố vấn của các Viện NCKH kinh nghiệm của LBCHXHCN Xô Viết. Tháng 7.1989 tài liệu đầu tiên do Viện soạn thảo “Tính toán đánh giá kinh tế kỹ thuật xây dựng vòm Nam mỏ Bạch Hổ”.

Năm 1990 “Thiết kế khai thác thử công nghiệp vỉa dầu móng vòm trung tâm mỏ Bạch Hổ”.

Giai đoạn 1990-1996: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức,ứng dụng công nghệ mới.

Viện đã được các Bộ chức năng chính thức công nhận là đơn vị thiết kế chính các dự án. Nhanh chóng triển khai thành tựu của công nghệ tin học. 100% các phòng ban được trang bị máy tính và phần mềm tính toán như mô phỏng quá trình khai thác, lập mô hình vỉa, mô hình địa chất, xử lý số liệu địa vật lý giếng khoan. Viện tự thực hiện một loạt các thiết kế công nghệ có tính chiến lược trong phát triển khai thác ổn định các mỏ của XNLD như “Sơ đồ công nghệ khai thác và xây dựng mỏ Bạch Hổ thềm lục địa Nam Việt Nam” năm 1992, “Bổ sung sơ đồ công nghệ khai thác và xây dựng mỏ Bạch Hổ thềm lục địa Nam Việt Nam” năm 1993.

Giai đoạn 1996-2000 - Biến đổi đột phá về chất của đội ngũ chuyên gia.

Các chuyên gia khoa học và thiết kế người Việt Nam trong Viện lớn mạnh và đủ sức để đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo và quản lý. Năm 1996 Viện trưởng người Việt Nam được bổ nhiệm, đánh dấu sự lớn mạnh của đội ngũ chuyên gia Việt nam. Một loạt vị trí lãnh đạo phòng ban chuyển giao cho các chuyên gia Việt nam. Các chuyên gia Việt Nam dần đảm nhiệm các chức danh chánh đồ án, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học.

Giai đoạn từ 2000-2005 Mở rộng phạm vi hoạt động.

Hoạt động sản xuất của Viện được mở rộng ra ngoài phạm vi XNLD, hướng vào các công tác dịch vụ. Các chuyên gia của Viện tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động tư vấn và thẩm định thấu trong cơ cấu của Tổng công ty. Viện tham gia đấu thầu các dự án phát triển dầu khí và trúng thầu một số các dự án như thiết kế đường ống dẫn khí Rạng Đông-Bạch Hổ, dự án đường ống PM3-Cà Mau..

Giai đoạn từ 2005 – Đến nay - phát triển bền vững, nâng cao uy tín và vị thế của Viện ở trong nước và trên trường quốc tế

Hoạt động sản xuất của Viện được thực hiện với phương châm 8 chữ vàng “Kỷ cương, khoa học, chất lượng và uy tín”, là giai đoạn mà các sản phẩm của Viện

đã được các công ty dầu khí trong nước, khu vực và trên thế giới đánh giá cao. Vai trò và uy tín, cũng như thương hiện “Viện NCKH&TK Dầu khí biển” đã từng bước

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng:Viện NCKH và TK dầu khí biển (gọi tắt là Viện hoặc Viện

NCKH và TK), Huân chương lao động hạng 3, là đơn vị tổ chức nghiên cứu khoa học và thiết kế các dự án trực tiếp phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và trung hạn của XNLD Vietsovpetro. Viện thực hiện các nghiên cứu và đưa ra cơ sở khoa học về mặt kỹ thuật – công nghệ và kinh tế cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khoan, khai thác, xây dựng, vận hành các công trình dầu khí, soạn thảo cung cấp cho XNLD “Vietsovpetro” các giải pháp công nghệ - kỹ thuật, các hồ sơ thiết kế-dự toán ở tất cả các giai đoạn xây dựng, cải hoán và sửa chữa các công trình của XNLD và thực hiện giám sát tác quyền trong quá trình xây dựng, sửa chữa công trình.

Nhiệm vụ:

• Soạn thảo, giám sát triển khai và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi hiệu quả nhất các văn liệu thiết kế tìm kiếm, thăm dò, khai thác và quy hoạch xây dựng công nghiệp các mỏ dầu khí.

• Nghiên cứu cấu trúc địa chất, xác định sự tồn tại dầu khí, quy mô và các đặc trưng phục vụ công tác thiết kế khai thác và quy họach xây dựng mỏ.

• Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác khoan khai thác, thu gom, vận chuyển và tàng trữ dầu khí trong điều kiện biển xa bờ. • Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ trong thiết kế kỹ thuật công

nghệ và thiết kế thi công, dự tóan xây dựng và sửa chữa các công trình biển. • Làm dịch vụ khoa học, thiết kế phát triển mỏ

• Nghiên cứu, lập báo cáo đánh giá, báo cáo nghiên cứu khả thi về các công tác tìm kiếm thăm dò, tính toán trữ lượng các mỏ dầu khí

• Thiết kế khai thác mỏ dầu khí

• Soạn thảo hồ sơ thiết kế, lập dự toán cho việc xây dựng, sửa chữa các công trình dầu khí bờ và biển

• Soạn thảo các giải pháp bảo vệ môi trường và an toàn cho các công trình dầu khí biển

Viện NCKH & TK dầu khí biển với phương châm hành động “Kỷ cương, Khoa học, Chất lượng và Uy tín” cam kết: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

- Liên tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, thiết kế

- Tổ chức thực hiện một cách khoa học nhằm cung cấp những sản phẩm khoa học công nghệ, thiết kế với chất lượng và tiến độ được giao cũng như đã thỏa thuận với khách hàng

- Xây dựng Viện NCKH&TK vững mạnh xứng đáng là một đơn vị tư vấn về khoa học,công nghệ cho lãnh đạo LD Việt Nga Vietsovpetro, các khách hàng

Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và cơ chế quản lý nhằm đảm bảo tiếp tục phát triển Viện NСKH và Thiết kế dầu khí biển ngang tầm khu vực và quốc tế.

Một số dự án lớn mà Viện NCKH&TK đã và đang tham gia như: - Thiết kế đường ống dẫn khí Rạng Đông – Bạch Hổ (2001); - Dự án đường ống PM3-Cà Mau (2005);

- Thiết kế chế tạo các cụm Gaslift giàn RP-1, RP-2 (2011) ; - Giám sát thiết kế chi tiết dự án Bloc B –Ô Môn (2011);

- Cung cấp dịch vụ nghiên cứu phát triển mỏ cho Côn Sơn JOC (2011);

- Cung cấp dịch vụ lấy mẫu và phân tích khí Condensat dự án CDM (JVPC/CBD-06-C-03) (2010-2011);

- Cung cấp dịch vụ tính toán đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển sản phẩm của giếng 12P từ giàn WHP DH-02 về giàn FPU DH-01(2011);

2.1.3.Cơ cấu tổ chức:

- CBCNV của Viện: 443 người (351 người Việt Nam và 92 người Nga) - Ban lãnh đạo Viện gồm 01 Viện trưởng, 04 Viện Phó, Hội đồng khoa học - Lãnh đạo các phòng, Ban, Khối thí nghiệm, Khối Thiết kế, Trung tâm phân tích thí nghiệm

Sơđồ tổ chức:

2.2 Phân tích trực trạng Quản trị NNL tại Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế dầu khí biển

2.2.1. Thực trạng đội ngũ CBCNV và mô hình quản trị của Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế dầu khí biển cứu khoa học và Thiết kế dầu khí biển

Viện NCKH&TK là 1/16 đơn vị thành viên của LD Việt Nga Vietsovpetro, có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng bao gồm:

- Viện trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo TGD của LD Việt Nga Vietsovpetro.

- Viện trưởng trực tiếp lãnh đạo các phòng, ban; có Hội đồng khoa học của Viện giúp Viện trưởng thẩm định, kiểm tra các công trình nghiên cứu, các dự án.

- Các Viện phó: VP Địa chất, VP Thiết kế, Vp Dự Án, Vp Kinh tế quản lý,phụ trách, chịu trách nhiệm từng khối, báo cáo đề xuất , kết quả từng quý, năm cho Viện trưởng

Phòng lao động tiền lương - cán bộ và Phòng kế hoạch- thương mại- dịch vụ là hai bộ phận giữ vai trò tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo Viện thực hiện các chức năng về quản trị nhân sự.

Tính đến thời điểm 31/12/2013 ở Viện NCKH&TK có 443 CBCNV đang làm việc, trong đó gồm 351 người Việt và 92 người Nga.

Về trình độ chuyên môn:

- 1 tiến sĩ khoa học, chiếm tỉ lệ 0.2% - 14 tiến sĩ chuyên ngành, chiếm tỉ lệ 3.2% - 44 thạc sĩ, chiếm tỉ lệ 9,9%

- 363 kỹ sư, chiếm tỉ lệ 81,9% - 10 kỹ thuật viên, chiếm tỉ lệ 2.3% - 05 công nhân kỹ thuật, chiếm tỉ lệ 1,1% - 06 lao động phổ thông, chiếm tỉ lệ 1,4%

Nhận xét:

Trên 95% CBCNV được đào tạo cơ bản qua các trường lớp trong và ngoài nước với trình độ chuyên môn cao, trong nhiều chuyên ngành khác nhau

Về độ tuổi:

- 98 người dưới 30 tuổi, chiếm tỉ lệ 22,1% - 156 người từ 31-39, chiếm tỉ lệ 35,2% - 164 người từ 40-49, chiếm tỉ lệ 37% - 25 người trên 50 tuổi, chiếm tỉ lệ 5,6%

Nhận xét: Nhìn chung lực lượng lao động trẻ đang trong giai đoạn cống hiến

chiếm đa số, tuy nhiên CBCNV trên 40 tuổi cũng chiếm tỷ trọng tương đối, đây là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế Dầu khí biển (Trang 28)