So sánh lợi ích môi trường – Chi phí đầu tư của mỗi kịch bản và lựa

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 136)

7. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4.3.2.So sánh lợi ích môi trường – Chi phí đầu tư của mỗi kịch bản và lựa

kịch bản phù hợp

Lợi ích môi trường của mỗi kịch bản

Áp dụng công thức (5), tính tổng tải lượng phát thải tại mỗi trạm, ta có

ΣjL = Lj BUI + Lj CO + Lj Pb + Lj NO2 (5) Trong đó:

o ΣjL: tổng tải lượng ô nhiễm tại trạm j (g/s); o Lj

BUI

: tải lượng bụi tại trạm j (g/s); o Lj

CO

: tải lượng CO tại trạm j (g/s); o LjPb: tải lượng Pb tại trạm j (g/s);. o Lj

NO2

: tải lượng NO2 tại trạm j (g/s); Ví dụ tại trạm Phú Lâm:

Thời điểm 2011, tổng tải lượng chất ô nhiễm được tính như sau:

ΣLPHULAM = LPHULAM BUI + LPHULAM CO + LPHULAM Pb + LPHULAM NO2 = (33,42 + 16,70) + (6127,72 + 50135,89 + 3752,97) + 26,24 + (22,28 + 752,04 +

Tương tự, ta có tải lượng ô nhiễm tại các trạm ứng với mỗi kịch bản, kết quả tính toán được trình bày trong bảng 4.35 và bảng 4.36

Bảng 4.33. Tải lượng ô nhiễm của các kịch bản tại các trạm quan trắc ô nhiễm vô cơ PHÚ LÂM AS 6GV ĐTH-ĐBP HÀNG XANH NVL-HTP TL 2011 32257,69 44679,61 33897,64 74832,23 76628,56 63893,89 TL KB1 60867,77 67492,39 64335,62 142372,90 148886,76 118408,69 TL KB2 25008,40 31729,59 25568,08 58432,90 60514,42 48926,17 TL KB3 61291,84 77960,23 64783,91 47955,04 55465,09 121667,02 TL KB4 42607,44 47244,67 45034,93 99661,03 104220,73 82886,08 TL KB5 61291,84 77960,23 64783,91 139603,39 142933,35 121667,02 TL KB6 25182,68 31950,71 25746,27 57511,08 58465,97 49267,14 TL KB7 42904,29 54572,16 45348,74 97722,37 100053,35 85166,91

Nguồn: tính toán của tác giả

(Ghi chú: AS: An sương; GV: Gò Vấp; ĐTH- ĐBP: Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ; NVL – HTP: Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát)

Bảng 4.34. Tải lượng ô nhiễm của các kịch bản tại các trạm quan trắc ô nhiễm hữu cơ TTSKLĐ DOSTE TTYTDP TN HB BC TSH TB TL 2010 43270,74 28602,97 38700,43 27110,55 34870,84 33503,71 23009,35 39353,33 KB1 86015,06 56857,91 76930,03 53891,31 69317,50 66599,82 45738,78 78227,91 KB2 35064,14 23178,27 31360,67 21968,89 28257,37 27149,49 18645,53 31889,74 KB3 31791,64 21015,12 76930,03 53891,31 69317,50 66599,82 45738,78 78227,91 KB4 60210,54 39800,54 53851,02 37723,92 48522,25 46619,87 32017,15 54759,54 KB5 82299,36 54401,72 73606,73 51563,22 69317,50 66599,82 43762,85 78227,91 KB6 33744,10 22310,43 30186,33 21146,32 28257,43 27149,43 17947,48 31889,73 KB7 57609,55 38081,20 51524,71 36094,25 48522,25 46619,87 30633,995 54759,54

Nguồn: tính toán của tác giả

(Ghi chú: TTSKLĐ: Trung tâm sức khỏe lao động môi trường; DOSTE: Sở Khoa học công nghệ; TTYTDP: Trung tâm y tế dự phòng; TN: Thống Nhất; HB: Hồng Bàng; BC: Bình Chánh; TSH: tân Sơn Hòa; TB: tân Bình)

Chi phí đầu tư của mỗi kịch bản

Kịch bản 1:Lượng xe phát triển tự nhiên, không can thiệp giải pháp, tương đương với chi phí đầu tư là 0 đồng.

Kịch bản 2: Hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng. Tham khảo Bảng 4.6 và bảng 4.7, ta có lượng xe buýt ước tính đến 2020 tại mỗi trạm được thể hiện ở bảng 4.37

Bảng 4.35. Lượng xe buýt gia tăng tại các trạm quan trắc

Trạm Xe buýt hiện tại

(Bht) Xe buýt ước tính 2020 (B2020) Số xe buýt gia tăng (B2020 - Bht) Phú Lâm 10.156 12.695 2.539 An Sương 14.388 17.985 3.597 Gò Vấp 4.058 5.073 1.015 ĐTH – ĐBP 24.187 30.234 6.047 Hàng Xanh 22.979 28.724 5.745 NVL - HTP 14.609 18.261 3.652 TTSKLĐMT 39.970 49.963 9.993 Doste 26.422 33.028 6.606 TTYTDP 35.749 44.686 8.937 Thống Nhất 25.043 31.304 6.261 Hồng Bàng 32.211 40.264 8.053 Bình Chánh 30.948 38.685 7.737

Tân Sơn Hòa 21.255 26.569 5.314

Tân Bình 36.352 45.440 9.088

Tổng cộng 84.584

Nguồn: tính toán của tác giả

Với giá thành 1 chiếc xe buýt là 500.000.000 đồng (Nguồn: Trung tâm vận chuyển hành khách công cộng Tp.HCM)

Vậy tổng chi phí đầu tư cho kịch bản 2 là:

84.584 * 500.000.000 = 42.292.000.000.000 (đồng)

Dự án được xây dựng bằng nguồn vốn ODA và vốn đối ứng Việt Nam, do UBND Tp.HCM làm chủ đầu tư, hai nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) và Cienco 6 thực hiện thi công.

Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án được duyệt (2007) là gần 17.400 tỷ đồng. nhưng sau khi tính toán lại tăng lên hơn 47.235 tỷ đồng vì trượt giá và điều chỉnh thiết kế kỹ thuật đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách đến năm 2040.

Sự biến động giá của một số nguyên nhiên vật liệu, tỷ giá, các chi phí dự phòng, rủi ro, trượt giá đến 2019… khiến vốn công trình tăng cao.

Như vậy tổng chi phí đầu tư cho kịch bản 3 là: 47.235.000.000.000 (đồng)

Kịch bản 4:Thay thế nguồn nhiên liệu

Hình 1.12 thể hiện nhu cầu xăng dầu dự báo đến năm 2025, biểu đồ này cho thấy nhu cầu sử dụng xăng đến 2020 là khoảng 320 triệu tấn.

Theo bảng quy đổi tỷ trọng của petrolimex, ta có:

1000 lít xăng ~ 730 ký ~ 0,00073 triệu tấn Như vậy, nhu cầu sử dụng xăng dầu (x) đến 2020 của Tp.HCM:

1000 (lít) => 0,00073 (triệu tấn)

x (lít) => 320(triệu tấn)

x = (320*1000)/0,00073 = 438.356.164,38 (lít)

Để khuyến khích người dân sử dụng nguyên liệu sinh học, nhà nước quyết định trợ giá 500 đồng cho mỗi lít xăng E5. Như vậy, tổng chi phí đầu tư cho kịch bản 4 là: 438.356.164,38 * 500 = 219.178.082.200 (đồng)

Kịch bản 5:Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố

Dự án thu phí ô tô vào nội thành Thành phố do Công ty Công nghệ Tiên Phong (ITD) làm chủ đầu tư. ITD sẽ đầu tư 35 cổng thu phí tạo thành một vành đai. Các cổng thu phí áp dụng công nghệ tự động với công suất 1.800 ô tô/làn/giờ.

Mức phí có thể thay đổi theo từng loại xe, từng thời điểm hoặc chỉ thay đồi theo từng loại xe, dao động từ 30.000 – 70.000 đồng/ lượt.

Theo tính toán của ITD, khi dự án hoạt động, taxi sẽ giảm khoảng 55% trong vùng thu phí, ô tô cá nhân giảm 70% trong khi xe buýt tăng khoảng 15%.

Mỗi ngày thu phí được khoảng 3,2 tỷ đồng và tiết kiệm khoảng 16 tỷ đồng – tính từ lượng thời gian bị ùn tắc giao thông nếu không có dự án này.

Tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 1.300 tỷ đồng.

Kịch bản 6:Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố - Hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng và xây dựng hệ thống tàu điện ngầm.

Kịch bản 6 là tích hợp của kịch bản 2, kịch bản 3 và kịch bản 5, do đó chi phí đầu tư của kịch bản 6 cũng sẽ là tổng chi phí đầu tư của kịch bản 2, kịch bản 3 và kịch bản 5

Vậy tổng chi phí đầu tư cho kịch bản 6 là: 90.827.000.000.000 (đồng)

Kịch bản 7: Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố - Thay thế nguồn nhiên liệu Kịch bản 7 là tích hợp của kịch bản 4 và kịch bản 5, do đó chi phí đầu tư của kịch bản 7 cũng sẽ là tổng chi phí đầu tư của kịch bản 4 và kịch bản 5

Vậy tổng chi phí đầu tư cho kịch bản 7 là: 1.300.219.178.000 (đồng)

Bảng 4.36. Bảng tổng hợp chi phí đầu tư của các kịch bản

Kịch bản Tên kịch bản Chi phí đầu tư (tỷ đồng)

KB1 Lượng xe phát triển tự nhiên, không can thiệp giải pháp

0

KB2 Hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện

giao thông công cộng 42.292

KB3 Phát triển hệ thống tàu điện ngầm - metro 47.235

KB4 Thay thế nguồn nhiên liệu 0,219178

KB5 Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố. 1.300

KB6

Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố - Hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng và Phát triển hệ thống tàu điện ngầm (Metro)

90.827

KB7 Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố - Thay thế

Cân bằng giữa lợi ích môi trường và chi phí đầu tư để lựa chọn kịch bản phù hợp

Bảng 4.37. Bảng tổng hợp chi phí đầu tư và tải lượng ô nhiễm của mỗi kịch bản

Tên kịch bản Chi phí đầu tư

(tỷ đồng)

Tổng tải lượng ô nhiễm giảm so với KB1 g/s) KB1

Lượng xe phát triển tự nhiên, không can thiệp giải pháp

0 0

KB2

Hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng

42.292 66.8248,8

KB3

Phát triển hệ thống tàu điện ngầm - metro 47.235 26.3307,22

KB4

Thay thế nguồn nhiên liệu 0,219178 34.0782,74

KB5

Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố. 1.300 7.923,6

KB6

Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố - Hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng và Phát triển hệ thống tàu

điện ngầm - metro

90.827 72.6807,27

KB7

Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố - Thay thế nguồn nhiên liệu

So sánh chi phí đầu tư và tải lượng ô nhiễm giảm so với KB gốc - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Kịch bản g/s - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 tỷ đồng

Tải lượng giảm so với KB1(g/s) Chi phí (tỷ đồng)

Hình 4.19. Biểu đồ so sánh chi phí đầu tư và tải lượng ô nhiễm so với KB gốc

So sánh lợi ích môi trường của mỗi kịch bản cho thấy ở thời điểm hiện tại, việc tích hợp kịch bản thu phí ô tô vào nội thành Thành phố - Hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng là phù hợp nhất do các kịch bản còn lại đòi hỏi một nguồn kinh phí đầu tư khá lớn, những dự án trước mắt chỉ mới được thực hiện thí điểm chứ chưa đầu tư đồng bộ trên toàn bộ địa bàn Thành phố.

Quá trình phân tích các kịch bản cho thấy tải lượng ô nhiễm khi áp dụng kịch bản 6 giảm đáng kể, đồng thời nếu tích hợp được giải pháp thu phí ô tô vào nội thành thì nguồn kinh phí thu vào sẽ được sử dụng để mở rộng hệ thống đường xá hiện đang trong tình trạng quá tải như hiện nay. Việc hạn chế các loại phương tiện cá nhân sẽ chấm dứt tình trạng kẹt xe, kéo theo tải lượng các chất ô nhiễm giảm, cải thiện chất lượng môi trường, hướng đến cuộc sống xanh và phát triển bền vững.  Thứ tự ưu tiên lựa chọn các kịch bản:

Trên cơ sở chi phí đầu tư và tải lượng ô nhiễm giảm của mỗi kịch bản so với kịch bản 1 (kịch bản gốc), kịch bản được lựa chọn là kịch bản có lợi ích môi trường

Theo KB1, nếu lượng xe phát triển tự nhiên, không can thiệp giải pháp, ta có: 1. Lượng xe: 8977551 xe

2. Tải lượng: 1135942,45 (g/s) 3. Chi phí: 0 tỷ đồng

So sánh với kịch bản 1, ta có thứ tự ưu tiên lựa chọn kịch bản như sau:

Ưu tiên 1: KB6 - Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố - Hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng – xây dựng hệ thống tàu điện ngầm;

1. Lượng xe: 2878007 xe (giảm 3,12 lần so với KB1 ) 2. Tải lượng: 460755,10 (g/s) (giảm 2,47 lần so với KB1) 3. Chi phí: 90827 tỷ đồng

(Kịch bản 6 là kịch bản có mức đầu tư cao nhất nhưng tác giả chọn là ưu tiên 1 do tải lượng ô nhiễm giảm nhiều nhất, đồng thời nếu tiến hành thu phí xe ô tô vào nội thành thì nguồn kinh phí thu vào sẽ được sử dụng để mở rộng hệ thống đường xá hiện đang trong tình trạng quá tải như hiện nay. )

Ưu tiên 2: KB2 - Hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng

1. Lượng xe: 3657274 xe (giảm 2,45 lần so với KB1)

2. Tải lượng: 467693,65 (g/s) (giảm 2,42 lần so với kịch bản 1) 3. Chi phí: 42292 tỷ đồng

Ưu tiên 3: KB3 - Phát triển hệ thống tàu điện ngầm – metro; 1. Lượng xe: 6954630 xe (giảm 1,3 lần so với KB1 ) 2. Tải lượng: 872635,23(g/s) (giảm 1,3 lần so với KB1 ) 3. Chi phí: 47235 tỷ đồng

Ưu tiên 4: KB7 - Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố - Thay thế nguồn nhiên liệu 1. Lượng xe: 8840532 xe (giảm 1,02 lần so với KB1 )

2. Tải lượng: 789613,20 (g/s) (giảm 1,44 lần so với KB1 ) 3. Chi phí: 1.300.219.178.000 đồng

Ưu tiên 5: KB4 - Thay thế nguồn nhiên liệu;

2. Tải lượng: 795159,71 (g/s) (giảm 1,43 lần so với KB1 ) 3. Chi phí: 219.178.000.000 đồng

Ưu tiên 6: KB5 - Thu phí ô tô vào nội thành Thành phố. 1. Lượng xe: xe 8913636 (giảm 1 lần so với KB1 ) 2. Tải lượng: 1128018,85 (g/s) (giảm 1 lần so với KB1 ) 3. Chi phí: 1300 tỷ đồng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 136)