Định hướng phát triển hệ thống giao thông tại Tp.HCM

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 45)

7. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.3Định hướng phát triển hệ thống giao thông tại Tp.HCM

Các tuyến đường bộ, đường sắt trong mạng lưới giao thông Tp.HCM được xây dựng dưới 2 hình thức:

 Theo trục hướng tâm (lấy trung tâm thành phố làm điểm bắt đầu và tỏa đi các hướng xung quanh)

 Theo các đường vành đai từ trong ra ngoài

Theo Sở GTVT Tp.HCM, định hướng qui hoạch phát triển mạng lưới giao thông tại Tp.HCM theo các hướng chính sau:

1. Kết nối nội thành Tp.HCM (Từ đông sang tây, từ Bắc qua Nam)

Đại lộ Đông Tây

 Đại lộ chạy dọc theo kênh từ quốc lộ 1A huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin – Chương Dương gần cầu Calmette, quận 1; vượt sông Sài Gòn bằng hầm Thủ Thiêm và nối với xa lộ Hà Nội tại Ngã ba Cát Lái, quận 2.

 Chiều dài toàn tuyến là 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông – Tây, và kết nối hai đầu Đông Bắc – Tây Nam Thành phố.

 Đại lộ Đông – Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm Thành phố.

 Điểm đầu của Đại lộ Đông – Tây (Huyện Bình Chánh) được kết nối với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương và điểm cuối của Đại lộ Đông – Tây (Quận 2) được kết nối với đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, do đó giúp giao thông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Trung, miền Bắc thông suốt khi đi qua khu vực này, góp phần cho việc phát triển kinh tế của Tp.HCM nói riêng và cả vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung.

 Đường trục Bắc – Nam, tuyến đường độc đạo kết nối khu trung tâm với khu vực phía Nam Tp.HCM, tạo điều kiện phát triển khu đô thị công nghiệp – cụm cảng Hiệp Phước trên địa bàn quận 7, Nhà Bè đã chính thức thông xe ngày 30/1/2010.

 Bắt đầu từ giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7 – gần Phú Mỹ Hưng) và kết thúc ở khu công nghiệp Hiệp Phước, tuyến đường có chiều dài tổng cộng 9,4 km này sẽ là trục giao thông huyết mạch cho dự án đô thị cảng Hiệp Phước.

2. Kết nối Tp.HCM với các tỉnh lân cận theo các trục hướng tâm đối ngoại

 Trục Tp.HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu (Xa lộ Hà Nội);  Trục Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây;

 Trục Tp.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (quốc lộ 13);

 Trục quốc lộ 1K – Bình Phước; trục Tp.HCM – Mộc Bài (2 tuyến);  Trục cao tốc Tp.HCM – Trung Lương – Cần Thơ;

 Trục quốc lộ 1 phía Tây;

 Trục Tp.HCM – Long An (tỉnh lộ 10);  Trục Tp.HCM – Gò Công (quốc lộ 50);

3. Kết nối Tp.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Tp.HCM với các tỉnh Miền Đông Nam Bộ

Đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương:

 Đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương là một bộ phận của đường cao tốc Tp.HCM – Cần Thơ (tổng chiều dài 82 km đi qua Tp.HCM, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và kết thúc tại Cần Thơ). Toàn tuyến có bảy nút giao, 13 cầu và các công trình phụ trợ. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận tải trong khu vực đến năm 2025.

 62 km là tổng chiều dài của tuyến đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương. Điểm đầu tuyến là nút giao Tân Tạo (quốc lộ 1A, thuộc quận Bình Tân). Tuyến đường này sẽ đi qua Long An và kết thúc tại nút giao thông Thân Cửu

Nghĩa (huyện Châu Thành, Tiền Giang, cách ngã ba Trung Lương khoảng 5 km).

Đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây

 Đường cao tốc Bắc – Nam (đoạn Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây) dài 55km, dự kiến hoàn thành vào năm 2013.

 Toàn tuyến được chia thành 2 đoạn

 Đoạn nút giao An Phú – Long Thành: có chiều dài 23,9km, đi qua quận 2, quận 9 (thuộc Tp.HCM), các huyện Nhơn Trạch và Long Thành (thuộc tỉnh Đồng Nai);

 Đoạn Long Thành – Dầu Giây: có chiều dài 31,1km, đi qua các huyện Long Thành, Cẩm Mỹ và Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai.

 Vị trí

 Điểm bắt đầu là vị trí giao giữa đường Lương Định Của với đại lộ Đông Tây thuộc phường An Phú, quận 2, Tp.HCM

 Điểm cuối là Quốc lộ 1A cách ngã ba Dầu Giây hiện hữu khoảng 2,7 km (về phía Bắc) thuộc xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3 HỆ THỐNG QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI TPHCM 1.3.1 Hệ thống quan trắc các chất ô nhiễm vô cơ

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 45)