Chì (Pb)

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 58)

7. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.4.4. Chì (Pb)

Chì (Pb) là nguyên tố có độc tính cao đối với sức khoẻ con người. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ enzim có nhóm hoạt động chứa hyđro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc.

Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da, sau đó hấp thụ vào máu. Tại phổi hơi chì được hấp thụ gần như toàn bộ qua các màng phế nang để vào máu. Chì và các hợp chất của chì được hấp thụ tại phổi không phụ thuộc vào khả năng hòa tan của chất đó, chromat chì vào phổi sẽ trở thành carbonat chì và sẽ được hấp thụ. Chì được hấp thụ qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất vì nó sẽ vào thẳng máu tới các cơ quan. Khả năng chì hấp thụ qua da, niêm mạc không lớn, chỉ xảy ra khi da bị tổn thương.

Chì được hấp thụ ở đường tiêu hóa ít hơn so với đường hô hấp và khả năng hấp thụ lại phụ thuộc vào tính hòa tan của các hợp chất chì. Ruột hấp thu khoảng 10% lượng chì còn 90% được bài tiết ra ngoài, ở đường tiêu hóa sự hấp thụ chì bị ảnh hưởng bởi dịch vị, chúng được hòa tan và độc tính lại phụ thuộc vào tác động của độ axit dịch vị. Axit HCl chuyển carbonat chì, Massicust, litharge (PbO) thành clorua chì làm cho chì dễ dàng bị hấp thụ nhiều hơn, ngoài ra chì còn chịu tác động của dịch mật trong quá trình lưu chuyển trong ruột và trở nên đồng hóa dưới dạng muối mật. Các thức ăn giàu mỡ giúp cho sự hấp thụ chì nhiều hơn. Sự hấp thụ chì qua đường tiêu hóa đến gan được giữ lại và được khử độc. Nếu hấp thụ nhiều (nhiễm độc cấp) hoặc hấp thụ liên tục liều nhỏ thì sự khử độc ở gan trở nên kém hơn, do đó sẽ được hấp thụ vào máu nhiều hơn.

Quá trình phân bố Pb trong cơ thể: chì được hấp thu và vận chuyển đến các cơ quan khoảng 95% chì trong máu là nằm trong hồng cầu. Quá trình tích lũy chì và phân bố chì trong cơ thể bao gồm 2 phần:

 Xâm nhập vào mô mềm và có thể gây độc trực tiếp.

 Tích lũy trong xương và có thể giải phóng trở lại máu gây nhiễm độc chì tái phát.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)