Hệ thống quan trắc các chất hữu cơ bay hơi

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 49)

7. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2. Hệ thống quan trắc các chất hữu cơ bay hơi

 Benzene: C6H6  Toluene: C7H8  Xylene: C8H10

Hệ thống quan trắc chất hữu cơ bay hơi trong không khí khu vực Tp.HCM bao gồm 8 trạm (6 trạm ven đường, 1 trạm khu dân cư và 1 trạm khu công nghiệp):

Bảng 1.7. Tọa độ GPS của vị trí đo

TT Tên Trạm Tọa độ Vị trí

1 Bình Chánh - BC X Y Ven đường - gần cửa

ngõ phía Tây Thành phố 2 Sở Khoa học và Công

nghệ - DOSTE 106,661 10,7552

Ven đường - đường Điện Biên Phủ - Quận 3 3

Trung tâm Sức khỏe Lao động Môi trường – TTSKLĐMT

106,687 10,7801

Ven đường - Gần cửa ngõ phía Đông Thành phố

4 Trung tâm Y tế Dự

phòng – TTYTDP 106,698 10,791

Ven đường - đường Trần Hưng Đạo – Quận 5 5 Thống Nhất – TN 106,653 10,7915

Ven đường - Gần nút giao thông Ngã 4 Bảy Hiền

6 Hồng Bàng – HB 106,661 10,7552 Ven đường - đường Hồng Bàng – Quận 5 7 Khu công nghiệp Tân

Bình – TB 106,607 10,7258

Ven đường - đường Hồng Bàng – Quận 5

8 Tân Sơn Hòa – TSH 106,67698 10,79579

Trạm khu dân cư - đường Trương Quốc Dung – Quận Phú Nhuận

Bảng 1.8. Bảng Quy chuẩn áp dụng cho Benzene – Toluene - Xylene

TT Thông số Giá trị

(trung bình giờ) Đơn vị Quy chuẩn áp dụng

1 Benzene 22

µg/m3

QCVN 06/2009

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không

khí xung quanh

2 Toluene 500

Phương pháp thu mẫu thụ động theo Radiello, Trung tâm nghiên cứu môi trường, Padova, Ý. Dụng cụ lấy mẫu gồm ống hấp phụ than hoạt tính được đặt trong ống thủy tinh đậy kín nắp, thân khuếch tán, giá treo và hộp che mưa nắng. Tại thời điểm lấy mẫu, mở nắp ống thủy tinh, cho ống hấp phụ than hoạt tính vào trong thân khuếch tán và treo lên giá treo. Dựa vào thời gian mở nắp mà có thể xác định nồng độ Benzene, Toluene và Xylene trong không khí.

Mẫu Benzene, Toluene và Xylene được đặt tại tất cả các trạm quan trắc liên tục 7 ngày trong tháng và đặt cách mép đường 2 - 5m, ở độ cao 2 - 3m.

Tần suất đo đạc: 1 lần/ tháng.

Hình 1.9. Bản đồ vị trí các trạm quan trắc hàm lượng các chất hữu cơ bay hơi (Benzene – Toluene - Xylene) trong không khí khu vực Tp.HCM

1.4 TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO GIAO THÔNG VÀ TÁC HẠI CỦA CHÚNG

1.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm chính tại Tp.HCM

 Tỷ lệ đóng góp vào nguồn thải khí của các ngành

Hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.

Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), ước tính cho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi đó, các hoạt

động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau.

Hình 1.10 cho thấy tỷ lệ phát thải các khí ô nhiễm của các loại phương tiện khác nhau. Xe máy là nguồn đóng góp chính các khí như CO, CxHy và VOCs. Trong khi đó, xe tải lại thải ra nhiều SO2 và NOx.

(Nguồn: Hội thảo Nhiên liệu và xe cơ giới sạch ở Việt Nam, Bộ GTVT và Chương trình môi trường Mỹ Á, 2004)

Hình 1.10: Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Việt Nam

1.4.2. Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ

Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động GTVT là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất đô thị, chủ yếu gây ra ô nhiễm các khí độc hại như CO, NOx, hơi xăng dầu (CxHy, VOCs), bụi chì, Benzene và PM2,5.

Đô thị càng phát triển thì số lượng phương tiện GTVT lưu hành trong đô thị càng tăng nhanh. Đây là áp lực rất lớn đối với môi trường không khí đô thị.

Số lượng phương tiện cơ giới này tập trung chủ yếu rất lớn tại các đô thị lớn, đặc biệt là ở Tp.HCM và Hà Nội.

Một đặc trưng của các đô thị Việt Nam là phương tiện giao thông cơ giới 2 bánh chiếm tỷ trọng lớn. Ở các đô thị lớn, trong những năm qua, tỷ lệ sở hữu xe ôtô

tăng nhanh, tuy nhiên lượng xe máy vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Theo thống kê của Chi cục BVMT Tp.HCM thì hiện nay 98% hộ dân sinh sống tại Tp.HCM sở hữu xe máy.

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ KHCN&MT, Bộ GTVT, 2009

Hình 1.11. Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam

Hình 1.10 cho thấy tỷ lệ phát thải các khí ô nhiễm của các loại phương tiện khác nhau, xe máy là nguồn đóng góp chính các khí CO, CxHy và VOCs. Trong khi đó, xe tải lại thải ra nhiều SO2 và NOx. Phương tiện giao thông chạy xăng phát thải các khí ô nhiễm CO, CxHy, Pb nhiều hơn hẳn so với phương tiện giao thông chạy dầu diesel. Ngược lại phương tiện giao thông chạy dầu diesel lại phát thải bụi mịn nhiều nhất. Ngoài ra, đối với các Thành phố có các cảng biển lớn, các hoạt động giao thông vận tải của các cảng cũng thải ra một lượng lớn khí ô nhiễm đáng kể, cần hết sức quan tâm giảm thiểu để bảo vệ môi trường không khí đô thị.

Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (CxHy, VOC), SO2, chì, Benzene, Toluene, Xylene. Phát thải những chất này liên quan chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc gia thì GTVT chiếm tỷ trọng lớn nhất, là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nhất trong đô thị.

Hình 1.12. Nhu cầu xăng dầu của Tp.HCM những năm qua và dự báo cho đến năm 2025

1.4.3. Ô nhiễm không khí tại Tp.HCM

Tại Tp.HCM, ô nhiễm không khí cũng đang ở mức đáng lo ngại, đặc biệt là xu hướng gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như benzene, nitơ ôxit... Nồng độ một số chất ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh (khu dân cư) lẫn chất lượng không khí ven đường.

Không khí xung quanh khu dân cư có nồng độ bụi đặc trưng PM10 (kích thước hạt bụi nhỏ hơn 10µm) có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Có khu vực nồng độ PM10 đạt hơn 80µg/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép thấp hơn con số này nhiều lần.

Tương tự, tiêu chuẩn về ôxít lưu huỳnh (SO2), qua kết quả quan trắc cũng cho thấy nồng độ chất ô nhiễm này tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng lại có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Một số khu vực ở Tp.HCM, nồng độ SO2

lên đến khoảng 30µg/m3.

Theo các nhà chuyên môn, điều cần đặc biệt quan tâm là nồng độ các chất ô nhiễm cực kỳ độc hại hiện đang ở mức cao. Năm 2005 là năm đầu tiên Tp.HCM bắt đầu quan trắc nồng độ Benzene hiện diện trong không khí tại nhiều khu vực của Thành phố.

Theo đó, kết quả quan trắc tại 6 điểm cho thấy nồng độ Benzene ghi nhận được có nơi đạt 35 - 40µg/m3, trong khi theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ thì nồng độ cho phép chỉ 10µg/m3 và hiện nay Việt Nam đang áp dụng QCVN 06/2009 - nồng độ cho phép là 22µg/m3.

Nồng độ Benzene trong không khí cao là do xăng dầu và hoạt động của các loại phương tiện giao thông gây nên. Trong 6 điểm quan trắc đo nồng độ Benzene tại Tp.HCM thì khu vực ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng, quận 3, quận 5... có nồng độ Benzene cao nhất.

1.4.4. Nguồn gốc và tác hại của các chất ô nhiễm do giao thông

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)