Khí Đioxit Nitơ (NO2)

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 78)

7. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3 Khí Đioxit Nitơ (NO2)

Diễn biến nồng độ NO2 qua các năm

0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm m g /m 3

Hàng Xanh ĐTH - ĐBP Phú Lâm Ngã tư AS Ngã s áu GV NVL - HTP

Hình 3.7. Diễn biến nồng độ NO2 theo năm tại các trạm quan trắc KKBTĐ

NO2 là sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt nhiên liệu trong các loại động cơ đốt trong. Vấn đề ô nhiễm không khí do NO2 cũng cần được quan tâm và có chính sách giảm thiểu hiệu quả hơn khi thống kê toàn bộ kết quả quan trắc. Diễn biến nồng độ NO2 qua các năm tương đối ổn định, dao động trong khoảng 0,12 - 0,26 mg/m3 (biểu đồ hình 3.7). Ở biểu đồ hình 3.8 cho thấy diễn biến nồng độ NO2 ngày càng tăng qua các năm (liên tục từ 2005 - 2010 trên 50% số liệu không đạt tiêu chuẩn). Số liệu quan trắc tại các trạm Ngã tư An Sương, ngã sáu Gò Vấp và ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ có tỉ lệ không đạt chuẩn cho phép cao nhất (>0,2 mg/m3).

(a) Hàng Xanh (b) Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ

(c) Phú Lâm (d) Gò Vấp

(e) An Sương (f) Nguyễn Văn linh – Huỳnh Tấn Phát

3.1.4 Chì (Pb)

Diễn biến nồng độ Pb qua các năm

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm ug /m 3

Hàng Xanh ĐTH - ĐBP Phú Lâm Ngã tư AS Ngã sáu GV NVL - HTP

Hình 3.9. Diễn biến nồng độ Pb theo năm tại các trạm quan trắc KKBTĐ Nồng độ Chì biến động lên xuống không ổn định trong giai đoạn (2005 - 2008) cho thấy sự bất ổn của chất lượng xăng trên thị trường Thành phố, tăng 2,41 lần từ 2005 – 2006. Tuy nhiên từ 2006 – 2008 lại có xu hướng giảm mạnh từ 2,52 đến 3,34 lần. Nồng độ Pb năm 2008 trung bình dao động từ 0,22 – 0,39 µg/m3. Với khoảng dao động này, nồng độ Pb vẫn ở mức thấp so với các năm trước năm 2001, khi chính phủ chưa ban hành luật dùng xăng không pha chì cho các phương tiện giao thông. khi Nhà nước quyết định chỉ cho sử dụng xăng không pha chì vào năm 2001, lượng chì trong khộng khí đã giảm đáng kể. Trong nhiều năm liền từ năm 2002 đến 2005, luôn ổn định ở mức 0,5 μg/m3.Đến thời điểm năm 2005 – 2006 số liệu quan trắc nồng độ Chì tăng đột biến, hai nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, một là do lượng xe máy tham gia lưu thông tăng nhanh, hai là do chất lượng xăng không bảo đảm, hay nói một cách khác, có thể đã có một lượng xăng pha chì đáng kể được bán trở lại.

Ngã tư An Sương và ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ là các trạm có tỉ lệ số liệu quan trắc không đạt chuẩn cho phép cao nhất. Nguyên nhân do đây là 2 nút giao thông quan trọng, lượng xe lưu thông qua lại đông kéo theo tình trạng ô

nhiễm không khí nghiêm trọng, tuy nhiên từ giai đoạn 2007 – nay, nồng độ chì quan trắc được đã dần ổn định và luôn nằm dưới ngưỡng qui chuẩn chp phép, cho thấy chính sách quản lý hiện nay đã được thắt chặt. (Số liệu quan trắc nồng độ chì qua các năm được trình bày trong phần phụ lục 1).

(a) Hàng Xanh (b) Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ

(c) Phú Lâm (d) Gò Vấp

(e) An Sương (f) Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát

3.1.5 Bụi

Diễn biến nồng độ bụi qua các năm

0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm mg/ m3

Hàng Xanh ĐTH - ĐBP Phú Lâm Ngã tư AS Ngã sáu GV NVL - HTP

Hình 3.11. Diễn biến nồng độ Bụi theo năm tại các trạm quan trắc KKBTĐ Hình 3.11 cho thấy diễn biến nồng độ bụi qua các năm lên xuống không ổn định, tuy nhiên từ năm 2009 đến nay nhìn chung là có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh tại ngã tư An Sương và giao lộ Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát.

Nồng độ Bụi và Tiếng ồn là 2 chỉ tiêu đáng lo ngại nhất khi kết quả quan trắc luôn ở mức cao, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người. Liên tục từ 2005 đến nay, 100% số liệu không đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do nguồn khí thải từ công nghiệp và giao thông vận tải cao. Lượng khói, bụi trong giao thông ở Tp.HCM rất lớn. Thành phố quản lý gần 500.000 xe ôtô, 4,5 triệu xe gắn máy các loại, chưa kể hằng ngày có thêm khoảng 60.000 phương tiện giao thông từ những tỉnh, thành khác lưu thông vào Tp.HCM, hiện tượng kẹt xe ở nhiều tuyến đường cũng làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế kéo theo sự gia tăng các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất… dẫn tới gia tăng lượng khí thải độc hại ra môi trường.

Ngã tư An Sương luôn là trạm có tỉ lệ số liệu quan trắc không đạt chuẩn cho phép cao nhất, nồng độ bụi năm 2007 đạt 0,82 mg/m3, vượt 2,7 lần qui chuẩn cho phép. (QCVN 05:2009/BTNMT 0,3mg/m3).

(a) Hàng Xanh (b) Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ

(c)Phú Lâm (d) Gò vấp

(e) An Sương (f) Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát

Hình 3.12. Diễn biến nồng độ Bụi theo tháng tại các trạm quan trắc KKBTĐ

Diễn biến nồng độ Benzene qua các năm 0 20 40 60 80 100 120 140 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm ug /m3 SKLD DOSTE TTYTDP THỐNG NHẤT HỒNG BÀNG BÌNH CHÁNH TSH TB

Hình 3.13. Diễn biến nồng độ Benzene theo năm tại các trạm quan trắc

Nguồn gốc chính của benzene có trong không khí ở Tp.HCM là từ xăng "tươi" có chứa thành phần benzene bị bốc hơi và từ khói thải của các phương tiện giao thông. Một nguyên nhân khác có thể là do công suất của xe quá lớn so với nhu cầu sử dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường rất đáng kể vì xăng cháy không hết. Ngoài ra, để đảm bảo được trị số octan cho xăng, doanh nghiệp thường phải pha thêm nhiều loại phụ gia vào. Các chất phụ gia chiếm hàm lượng khá lớn trong xăng (đến 40%), Ngoài ra, còn có chất phụ gia reformate, đây là hỗn hợp hydrocarbon giàu các hợp chất vòng thơm (bao gồm benzene, toluene và xylene) độc hại. Các hợp chất này có cấu trúc liên kết rất khó phá vỡ, nên trong quá trình đốt cháy không hết sẽ thải ra môi trường.

(a) (b)

(c) (d)

(e) (f)

(g) (h)

Hình 3.14. Diễn biến nồng độ Benzene theo tháng tại các trạm quan trắc

a. Trung tâm Sức khoẻ lao động b. TT Y tế dự phòng

c. Sở Khoa học – Công Nghệ (Doste) d. Thống Nhất

e. Hồng Bàng f. Bình Chánh g. Tân Sơn Hoà h. Tân Bình

Nồng độ Benzene trong không khí tại tất cả các trạm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và tăng cao hơn so với năm 2005 là vấn đề đáng xem xét và cần quan trắc lâu dài để có được kết quả đánh giá chính xác. Benzene quan trắc ven đường có nguồn gốc chủ yếu từ khí thải của các loại xe mô tô, do đó nồng độ Benzene tập trung cao nhất tại các trạm quan trắc trên các tuyến đường Điện Biên Phủ, Hùng Vương - nơi có mật độ giao thông tương đối cao.

Số liệu quan trắc giai đoạn 2005 – 2010 cho thấy diễn biến nồng độ Benzene khá cao (có năm quan trắc trên 80% giá trị vượt chuẩn) và có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2005 – 2008. Riêng năm 2008, nồng độ Benzene tăng cao đột biến nguyên nhân có thể do những chính sách quản lý của nhà nước về tăng cường hoạt động giám sát hàm lượng chì trong xăng dầu được thắt chặt, nên việc pha phụ gia vào xăng sẽ kéo theo hệ quả lượng benzene tăng cao.

3.1.7 TOLUENE và XYLENE  Toluene

Diễn biến nồng độ Toluene qua các năm

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm ug /m 3 SKLD DOSTE TTYTDP THỐNG NHẤT HỒNG BÀNG BÌNH CHÁNH TSH TB

Diễn biến nồng độ Xylene qua các năm 0 20 40 60 80 100 120 140 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm u g /m3 SKLD DOSTE TTYTDP THỐNG NHẤT HỒNG BÀNG BÌNH CHÁNH TSH TB

Hình 3.16. Diễn biến nồng độ Xylene theo năm tại các trạm quan trắc

Toluene và Xylene được dùng làm chất cải thiện chỉ số octane của xăng dầu, và làm chất mang phụ gia cho nhiên liệu. Thông thường, khi thêm chỉ một lượng tương đối nhỏ Toluene vào xăng dầu sẽ làm tăng đáng kể chỉ số octane của nhiên liệu. Xăng có chứa 5 – 7% Toluene về trọng lượng, đây chính là nguồn lớn phóng thích Toluene vào không khí. Do đó tại các vị trí giao thông dày đặc thì nồng độ Toluene luôn cao hơn nhiều so với các khu vực khác.

Kết quả quan trắc giai đoạn 2005 – 2010 cho thấy diễn biến nồng độ Toluene và Xylene qua các năm quan trắc hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép. (QCVN 06/2009 - Toluene: 500g/m3. Xylene: 1000 g/m3).

(a) (b)

(c) (d)

(e) (f)

(g) (h)

Hình 3.17. Diễn biến nồng độ Toluene theo tháng tại các trạm quan trắc

a. Trung tâm Sức khoẻ lao động b. TT Y tế dự phòng

c. Sở Khoa học – Công Nghệ (Doste)

e. Hồng Bàng f. Bình Chánh g. Tân Sơn Hoà

(a) (b)

(c) (d)

(e) (f)

(g) (h)

Hình 3.18. Diễn biến nồng độ Xylene theo tháng tại các trạm quan trắc

a. Trung tâm Sức khoẻ lao động b. TT Y tế dự phòng

c. Sở Khoa học – Công Nghệ (Doste) d. Thống Nhất

e. Hồng Bàng f. Bình Chánh g. Tân Sơn Hoà h. Tân Bình

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)