Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 29)

7. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.2Kinh tế Xã hội

Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP của Tp.HCM bình quân thời kỳ 2005 – 2010 đạt 12%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.900 USD vào năm 2005 lên 2.606

USD năm 2009, đạt 2.800 USD năm 2010 – cao hơn nhiều so với trung bình cả nước là 1.168 USD/năm. Năm 2011 đạt khoảng 3.130 USD và dự kiến đến năm 2012 GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.600 USD;

Nền kinh tế Tp.HCM đa dạng về các lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Cơ cấu kinh tế của Thành phố như sau: khu vực nhà nước chiếm 33,3% - ngoài quốc doanh chiếm 44,6%; phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại là công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,2%;

Về thương mại, Tp.HCM có một hệ thống mua sắm, siêu thị và chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là một biểu tượng về giao lưu thương mại của Thành phố, hiện nay vẫn còn giữ một vai trò quan trọng. Trong những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza… Mức tiêu thụ của Tp.HCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội;

Tuy nhiên, nền kinh tế Tp.HCM vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, toàn Thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của Thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp Thành phố hiện đang hướng đến các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn;

Một trong những ví dụ điển hình cho mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các vấn đề về môi trường không khí chính là nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong thời gian qua. Giai đoạn 2005 – 2006, lượng tiêu thụ xăng dầu thực tế đã tăng thêm trên 70 nghìn tấn. Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (CxHy, VOC), SO2, bụi chì, benzene. Phát thải những chất này liên quan chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu. Theo thống kê của Bộ GTVT,

trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc gia thì giao thông vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguồn phát thải lớn nhất các chất ô nhiễm kể trên. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng, dự báo trong những năm tới còn tiếp tục tăng cao. Nếu các tiêu chuẩn về chất lượng xăng dầu không được thắt chặt thì chúng ta sẽ đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí đô thị rất nghiêm trọng.

Sức ép dân số và vấn đề di cư

Tháng 5/1975, dân số thành phố Sài Gòn – Gia Định (đến tháng 7/1976 đổi tên thành Tp.HCM) là 3.498.120 người (theo thống kê của Chính quyền Thành phố).

Dân số Tp.HCM theo kết quả điều tra dân số chính thức như sau:  Ngày 1/10/1979: 3.419.977 người;

 Ngày 1/4/1989: 3.988.124 người;  Ngày 1/4/1999: 5.037.155 người;  Ngày 1/10/2004: 6.117.251 người;  Ngày 1/4/2009: 7.162.864 người.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở của Thành phố, đến tháng tháng 4 năm 2009 thì dân số Thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Thành phố tăng lên 7.382.287 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của Thành phố vượt trên 8 triệu người. Với mức dân số thành thị chiếm 83,24% tổng dân số toàn thành, Tp.HCM vẫn là Thành phố có mức độ đô thị hoá cao nhất cả nước. Mức độ dân số thành thị của Tp.HCM hiện cao hơn gấp đôi so với thành phố Hà Nội (40,8% ).

Mật độ dân số Thành phố là 3.524 người/km2 tăng 68,22% so với mật độ dân số của Thành phố vào năm 1999 (2.404,4 người/km2) và bằng 2,1 lần so với mật độ dân số của Thành phố vào năm 1979 (1.632,4 người/km2). Mật độ dân số ở các quận nội thành cao gấp 5 lần so với các huyện ngoại thành.

Phân tích dân số theo cơ cấu dân tộc: người Việt (người Kinh) 6.699.124 người chiếm 93,52% dân số Thành phố; tiếp theo là người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%; còn lại là các dân tộc Khmer 24.268 người, Chăm 7.819 người…

Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống) được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại Tp.HCM. Ít nhất là dân tộc La Hù chỉ có 1 người. Ngoài ra, còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Pháp… Cộng đồng người Hoa ở Thành phố là cộng đồng người Hoa lớn nhất Việt Nam (bằng 50,3% tổng số người Hoa cả nước), cư trú khắp các quận huyện nhưng tập trung nhiều nhất là ở khu vực Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Thành phố.

Sự phân bố dân cư ở Tp.HCM không đồng đều. Trong khi một số quận như 3, 4, 10 và 11 có mật độ lên tới 40.000 người/km2 thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km2. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Những năm gần đây, dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm; trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh lên sinh sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Tp.HCM. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên 2 triệu.

Mặc dù Tp.HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với các ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ngoại thành.

Với số dân tăng quá nhanh đã tạo sức ép rất lớn lên kết cấu hạ tầng đô thị như giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải và vệ sinh môi trường; đó là chưa kể mạng lưới hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, vui chơi giải trí… xây dựng không kịp để phục vụ dân. Việc lo nhà ở đáp ứng nhu cầu của một lượng dân nhập cư đông và nhanh như hiện tại cũng là vấn đề lớn. Khi tình hình hạ tầng đô thị và xã hội không theo kịp đà tăng dân số, đặc biệt là ở các vùng ven nơi dân nhập cư tập trung đông sẽ làm nảy sinh các vấn đề tất yếu của đô thị như cấp nước, cấp điện, thoát nước không đủ đáp ứng nhu cầu, nhà ở chen chúc, giao thông ách tắc, chất

lượng môi trường xuống cấp nghiêm trọng (vd: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước,...).

Hoạt động kinh tế

o Phát triển công nghiệp

Phát triển các ngành công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM, theo Ban Quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp, tính đến nay Tp.HCM có 17 khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) và khu công nghệ cao với tổng số trên 1000 doanh nghiệp đang hoạt động (03 KCX và 13 KCN, 1 khu công nghệ cao). Trước năm 2007, chỉ có 6 KCX, KCN có trạm xử lý nước thải tập trung (KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung 1, KCX Linh Trung 2, KCN Lê Minh Xuân, KCN Tân Tạo, KCN Tân Bình). Đến năm 2011, 100% các khu công nghiệp và khu công nghệ cao còn lại đã triển khai đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.

Năm 2011, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 11,8% so với năm 2010, đạt 98% so với kế hoạch. Việc không đạt kế hoạch năm có nguyên nhân do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, người dân hạn chế tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu thay đổi nên doanh thu giảm, các doanh nghiệp hạn chế sản xuất, giảm đầu tư. Mặt khác, giá nguyên nhiên vật liệu trong nước cũng như nhập khẩu đang ở mức cao nên giá thành sản phẩm cao, doanh nghiệp khó bán sản phẩm, tồn kho tăng cao khiến doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2005 – 2010 tăng từ 97.689,8 tỷ đồng lên 160.710,6 tỷ đồng.

Hình 1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005 - 2010 Theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về qui hoạch phát triển công nghiệp Tp.HCM đến 2010 có tính đến 2020 xác định quỹ đất khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung là 7.000 ha trong đó đã khai thác 4.000 ha, diện tích đất còn lại là 3.000 ha. Hiện nay, định hướng phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp của Tp.HCM chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến – đặc biệt là các ngành cơ khí, điện – điện tử và hóa chất.

Tuy nhiên, việc phát triển các ngành công nghiệp, cụm công nghiệp cũng gây ra rất nhiều áp lực đối với môi trường:

o Các ngành công nghiệp phát triển kéo theo là việc khai thác các nguồn tài nguyên ngày một tăng cao. Do đó, nếu không có biện pháp quy hoạch và quản lý thích hợp thì nguồn tài nguyên sẽ bị khai thác bất hợp lý và nhanh chóng cạn kiệt. Điều này sẽ tác động ngược trở lại nền kinh tế theo hướng tiêu cực;

o Việc quy hoạch các KCN sẽ giúp tổ chức quản lý các cơ sở công nghiệp tốt hơn so với tình trạng phân tán rải rác hiện nay, trong đó bao gồm cả khía cạnh môi trường (giảm thiểu tác động đến khu dân cư). Tuy nhiên, nếu các KCN không được quản lý tốt thì sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm như nước

thải, rác thải, khí thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp sẽ càng trầm trọng;

o Việc phát triển công nghiệp thu hút một nguồn nhân lực rất lớn, gây nên áp lực gia tăng dân số cơ học, gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính và ngăn ngừa các tệ nạn xuất phát từ các khu dân cư gần khu công nghiệp.

Phát triển xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 5 năm qua, ngành xây dựng Thành phố đã đạt tiến bộ trên nhiều mặt: nhiều dự án lớn được triển khai, các công trình chuyển tiếp đẩy nhanh tiến độ hơn, công tác giải ngân có nhiều tiến bộ; tổng vốn đầu tư xây dựng năm sau nhiều hơn năm trước, không gian đô thị không ngừng mở rộng, kết cấu hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại.

0 50,000 100,000 150,000 2005 2006 2007 2008 2009 tỷ đồng

Hình 1.2. Tổng vốn đầu tư xây dựng cho Tp.HCM từ năm 2005 – 2009

Tuy nhiên, nhìn lại một cách công bằng, quá trình phát triển của Thành phố vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập: hạ tầng ngày càng quá tải, ảnh hưởng đến các hoạt động dân sinh, cản trở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện dân sinh; quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển, dẫn đến nhiều bất cập cần phải khắc phục, cụ thể như sau:

 Tiến độ thực hiện các công trình giải tỏa thường chậm từ đó kéo dài thời gian triển khai dự án, không chủ động được thời gian thi công. Nguyên nhân chủ yếu do khung chính sách đền bù giải tỏa còn nhiều bất cập khi áp dụng trên địa bàn;

 Các dự án lớn có vốn vay thường triển khai chậm do thủ tục phức tạp, phải qua nhiều cấp, nhiều ngành, như các dự án thoát nước lớn;

 Nhiều công trình không triển khai được do đấu thầu nhiều lần, hoặc giá đấu thầu cao hơn giá dự toán;

 Nhiều văn bản mới ban hành thay đổi cơ chế chính sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án;

 Một số dự án lớn thường thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao để quản lý, như dự án Đại lộ Đông – Tây...;

 Công tác khảo sát lập dự án, thiết kế kỹ thuật của một số đơn vị tư vấn không đạt chất lượng phải chỉnh sửa nhiều lần, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công;  Một số các Sở Ngành do có quá nhiều dự án, dẫn đến công trình nhiều nhưng

không có đơn vị thi công, từ đó dẫn đến chất lượng công trình không cao do thiếu sự kiểm tra hoặc kiểm tra không sát, từ đó dẫn tới nhiều dự án không hoàn thành kế hoạch ngày càng tăng, kéo dài thời gian gây lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước.

Qua những bất cập trên, với chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam và đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng và phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng của Thành phố trở thành công việc hàng đầu và cấp bách nhất. UBND Thành phố đã có qui hoạch chung phát triển Thành phố đến 2025 theo hướng: phát triển hài hòa đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường; các mô hình đầu tư xây dựng cũng phải phù hợp với đặc thù nhiều sông nước, điều kiện địa hình địa chất thủy văn, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sống đô thị.

Bước đầu, từ năm 2010 – 2015, Thành phố tập trung: Giải quyết căn cơ tình trạng ngập ở khu vực nội thành; cung cấp nước sạch cơ bản đủ cho các hộ dân đô thị; xây mới 1.350 ha công viên, vườn hoa; thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật như cầu, đường, các tuyến metro, đường trên cao… bằng nhiều hình thức BOO, BOT, BT, PPP.

Môi trường

Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp qui hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một bộ phận người dân còn quá kém trong nhận thức về bảo vệ môi trường,… Vì vậy, Tp.HCM hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Lượng nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000m3/ngày. Sông Sài Gòn với mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần;

Theo số liệu của Công ty môi trường đô thị thì lượng rác thải Tp.HCM lên tới 6000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất… cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm không khí. Tại khu vực ngoại thành, môi trường đất cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ quá trình sản xuất nông nghiệp gây nên;

Tình trạng ngập lụt trong khu vực trung tâm Thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh & đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đến năm 2020 (Trang 29)