7. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.4.7. Toluene và Xylene
Toluene và Xylene được dùng làm chất cải thiện chỉ số octane của xăng dầu, và làm chất mang phụ gia cho nhiên liệu. Thông thường, khi thêm chỉ một lượng tương đối nhỏ Toluene vào xăng dầu sẽ làm tăng đáng kế chỉ số octane của nhiên liệu. Xăng có chứa 5 – 7% Toluene về trọng lượng, đây chính là nguồn lớn phóng thích Toluene vào không khí.
Toluene được hấp thụ qua da, hít thở, tiêu hóa, dẫn xuất trong gan, đào thải qua nước tiểu và thở ra. Sau khi Toluene đã được phơi nhiễm vào cơ thể, hơn 75% Toluene di chuyển ra ngoài trong vòng 12 giờ bằng đường hô hấp và nước tiểu khi hóa chất này được chuyển hóa và tan trong nước.
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe là Toluene tác động đến não, dấu hiệu này sẽ xảy ra ngay lập tức sau khi phơi nhiễm khoảng 100ppm Toluene trong không khí như đau đầu, bấn loạn và mất trí nhớ. Mệt mỏi, yếu, hành động như người say rượu do thở không khí có chứa lượng lớn toluene làm ảnh hưởng đến nhịp đập tim.
Kết hợp giữa thở không khí có chứa Toluene và uống thuốc Aspirine, acetamidophen có thể gia tăng ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Nếu người mẹ phơi nhiễm Toluene trong suốt thời gian mang thai thì em bé sinh ra có thể bị ảnh hưởng hệ thần kinh và làm chậm quá trình phát triển.
Các nghiên cứu cho thấy rằng Toluene không phải là nguyên nhân gây ra ung thư như Benzene, nhưng con người có thể chết ở nồng độ 4.000ppm Toluene trong không khí.
Con người có thể ngửi thấy Xylene trong không khí với nồng độ 0,08 – 3,7 ppm và có thể nếm thấy trong nước với nồng độ 0,53 – 1,8ppm.
Xylene là nguyên nhân gây ngứa mắt, mũi, họng, ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Theo một số nghiên cứu, nếu phơi nhiễm xylene trong vòng 8 giờ với nồng độ 14ppm (khoảng 58mg/m3) sẽ làm gia tăng dấu hiệu như đau đầu, mắt, mũi và cảm giác người bồng bềnh.
Xylene xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp hoặc qua da, sau đó hấp thụ qua phổi. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, lượng Xylene được giữ lại khoảng 50 – 75% lượng hít vào.
Theo một số thí nghiệm trên loài vật cho thấy Xylene bị chuyển hóa thành chất khác trong gan. Một trong những chuyển hóa của Xylene là chuyển thành methylbenzaldehyde và gây hại cho phổi của các con vật.
Số lượng nhỏ xylene có thể được phát hiện trong nước tiểu của người sau 2 giờ bị phơi nhiễm xylene, thông thường xylene được đào thải ra ngoài cơ thể sau 18 giờ sau khi phơi nhiễm lần cuối cùng. Xylene bị lưu trữ lâu hơn trong mỡ và cơ.
Phơi nhiễm xylene trong thời gian ngắn cũng là nguyên nhân gây rát da, mắt, mũi và cổ họng, làm suy yếu chức năng phổi, làm chậm chức năng thị giác, đau dạ dày và có thể hỏng gan, thận. Thời gian phơi nhiễm ngắn hay dài ở nồng độ cao đều có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thần kinh: đau đầu, thiếu vận động cơ, chóng mặt, lẫn lộn và làm xáo trộn cân bằng của cơ thể.
Phụ nữ mang thai phơi nhiễm xylene ở mức độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến bào thai (gây chết, trọng lượng giảm, thay đổi xương, chậm phát triển xương,...)
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bảng 2.1. Nồng độ các chất ô nhiễm ở 6 trạm quan trắc KKBTĐ năm 2011
HX ĐTH- ĐTH PL AS GV HTP- NVL QCCP CO (mg/m3) Trung bình năm 2011 10,73 13,73 10,32 13,69 14,66 9,75 30 mg/m3 Max 18,67 23,67 56,87 34,10 30,25 14,70 Min 5,95 9,30 6,93 7,33 8,87 4,70 Bụi (mg/m3) Trung bình năm 2011 0,44 0,49 0,53 0,69 0,48 0,50 0,3 mg/m3 Max 0,88 1,17 1,61 2,22 1,03 1,02 Min 0,16 0,27 0,22 0,33 0,19 0,11 Chì (µg/m3) Trung bình năm 2011 0,38 0,45 0,36 0,48 0,37 0,37 0,5 g/m3 Max 0,97 1,11 1,42 1,68 0,79 0,94 Min 0,12 0,11 0,15 0,12 0,15 0,13 NO2 (mg/m3) Trung bình năm 2011 0,15 0,23 0,15 0,23 0,18 0,16 0,2 mg/m3 Max 0,27 0,32 0,24 0,37 0,33 0,31 Min 0,07 0,09 0,06 0,13 0,09 0,07 Tiếng ồn Trung bình năm 2011 78,55 79,29 77,03 81,12 77,58 77,52 70 dB Max 85,83 83,00 81,33 85,83 82,08 81,83 Min 71,50 64,17 37,00 76,50 73,75 70,67
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp.HCM, 2011
Ghi chú: HX: Hàng Xanh; ĐTH-ĐBP: Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ; PL: Phú Lâm; AS: An Sương; GV: Gò Vấp; HTP – NVL: Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh
Nồng độ bụi quan trắc năm 2011 dao động từ 0,44 – 0,69 mg/m3, vượt Quy chuẩn cho phép từ 1,46 – 2,30 lần. Thống kê toàn bộ số liệu quan trắc có tới 94% số liệu không đạt QCVN, trong đó trạm ngã tư An Sương có 100% giá trị vượt QCVN (QCVN 5:2010/BTNMT: bụi trung bình giờ: 0,3 mg/m3).
So với năm 2010, nồng độ bụi quan trắc năm 2011 giảm từ 1,01 - 1,35 lần trên cả 6 trạm quan trắc.
Nồng độ Bụi quan trắc năm 2009, 2010 và năm 2011 tại các trạm KK BTĐ 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 HX DTH-DBP PL AS GV HTP - NVL Trạm mg/m3
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 QCVN
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp.HCM, 2011
Hình 2.1. Nồng độ Bụi trung bình tại 06 trạm quan trắc KK BTĐ các thời điểm (năm 2009, năm 2010 và năm 2011)
Cacbon monoxit (CO)
Nồng độ CO quan trắc năm 2011 trung bình dao động từ 9,75 – 14,66 mg/m3, 99,6% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2010/BTNMT: CO trung bình giờ: 30 mg/m3).
So với năm 2010, nồng độ CO quan trắc năm 2011 giảm tại 03 trạm: trạm ĐTH - ĐBP giảm 1,01 lần; trạm AS giảm 1,09 lần; trạm HTP - NVL giảm 1,02 lần. Tăng tại 3 trạm: trạm HX tăng 1,04 lần; trạm PL tăng 1,05 lần; trạm GV tăng 1,01 lần. Tuy nhiên vẫn còn dưới qui chuẩn khá xa.
Nồng độ CO quan trắc năm 2009, 2010 và năm 2011 tại các trạm KK BTĐ 0 5 10 15 20 25 30 35 HX DTH-DBP PL AS GV HTP - NVL Trạm mg/m3
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 QCVN
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp.HCM, 2011
Hình 2.2. Nồng độ CO trung bình tại 06 trạm quan trắc KK BTĐ các thời điểm (năm 2009, năm 2010 và năm 2011)
Đioxit Nitơ (NO2)
Nồng độ NO2 quan trắc năm 2009, 2010 và năm 2011 tại các trạm KK BTĐ 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 HX DTH-DBP PL AS GV HTP - NVL Trạm µg/m3
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp.HCM, 2011
Hình 2.3. Nồng độ NO2 trung bình tại 06 trạm quan trắc KK BTĐ các thời điểm(năm 2009, năm 2010 và năm 2011)
Nồng độ NO2 quan trắc năm 2011 trung bình dao động từ 0,15 – 0,23 mg/m3. Trong 06 trạm quan trắc, trạm AS và ĐTH - ĐBP có hàm lượng NO2 trung bình cao hơn các trạm còn lại.
So với năm 2010, nồng độ NO2 quan trắc năm 2011 giảm tại 04 trạm quan trắc: trạm HX giảm 1,14 lần; trạm PL giảm 1,05 lần; trạm GV giảm 1,17 lần, trạm HTP - NVL giảm 1,17 lần. Trạm ĐTH - ĐBP tăng 1,1 lần và trạm AS không thay đổi.
Chì (Pb)
Hàm lượng Chì quan trắc trong năm 2011 trung bình dao động từ 0,36 – 0,48 µg/m3. Trong 06 trạm quan trắc, trạm AS có hàm lượng Chì trung bình cao hơn các trạm còn lại
So với năm 2010, hàm lượng Chì quan trắc năm 2011 giảm tại 05 trạm: trạm HX giảm 1,21 lần; trạm ĐTH - ĐBP giảm 1,09 lần; trạm PL giảm 1,17 lần; trạm GV giảm 1,50 lần; trạm HTP - NVL giảm 1,31 lần. Duy nhất trạm AS không thay đổi.
Nồng độ Chì quan trắc năm 2009, 2010 và năm 2011 tại các trạm KK BTĐ 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 HX DTH-DBP PL AS GV HTP - NVL Trạm µg/m3
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp.HCM, 2011
Hình 2.4. Nồng độ Pb trung bình tại 06 trạm quan trắc KK BTĐ các thời điểm (năm 2009, năm 2010 và năm 2011)
Mức ồn
Hình 2.5. Tiếng ồn Min quan trắc năm 2009; năm 2010 và năm 2011 tại 06 trạm quan trắc KK BTĐ
Hình 2.6. Tiếng ồn Max quan trắc năm 2009; năm 2010 và năm 2011 tại 06 trạm quan trắc KK BTĐ
Tiếng ồn quan trắc năm 2011 dao động trong khoảng 77 – 81dB, 100% số liệu quan trắc không đạt QCVN. Trong 06 trạm quan trắc, trạm ngã tư AS mức ồn quan trắc được luôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép và các trạm khác (QCVN 26:2011/BTNMT: mức ồn 70 dB).
Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí do giao thông tại các trạm quan trắc chất lượng không khí bán tự động trên địa bàn Tp.HCM năm 2011 cho thấy:
- Ô nhiễm bụi là vấn đề đáng quan ngại nhất trong chương trình quan trắc ô nhiễm không khí do giao thông: dao động từ 0,44 – 0,69 mg/m3, vượt QCCP từ 1,46 – 2,30 lần; 94% giá trị quan trắc không đạt QCVN. So với năm 2009 và năm 2010, nồng độ bụi quan trắc tại các trạm đang có xu hướng giảm;
- Với 100% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép, dao động 77 – 81 dB. Tiếng ồn cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm trên các tuyến đường trong khu vực Tp.HCM. Thống kê số liệu quan trắc qua một số năm gần đây cho thấy mức ồn biến đổi không đáng kể;
- Nồng độ NO2 quan trắc năm 2011 trung bình dao động từ 0,15 – 0,23 mg/m3, so với năm 2009 và 2010 nồng độ NO2 có xu hướng giảm;
- CO quan trắc được trong năm 2011 vẫn gần 100% số liệu đạt QCVN, và có xu hướng giảm so với năm 2009 cũng như 2010;
- Hàm lượng chì quan trắc năm 2011 dao động trong khoảng 0,36 – 0,48 µg/m3 và có xu hướng giảm so với năm 2009 và năm 2010.
2.2 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM CÁC CHẤT HỮU CƠ BAY HƠI (Benzene – Toluene - Xylene) TRONG KHÔNG KHÍ KHU VỰC TP.HCM
Bảng 2.2. Kết quả quan trắc hàm lượng Benzene năm 2010 Bình Chánh DOSTE Hồng Bàng Thống Nhất TT SKLDMT TTYTDF TSH TB QCCP TB 28,35 34,46 36,04 27,74 50,62 42,03 16,94 18,16 22 g/m3 max 40,4 47,6 50,5 43,3 66,4 58,4 26,7 34,4 min 18,4 21,3 22,3 16,1 35 11,4 7 1,9
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp.HCM, 2010
(Ghi chú: DOSTE: Sở Khoa học Công nghệ; TTSKLĐMT: Trung tâm sức khỏe lao động môi trường; TTYTDP: Trung tâm y tế dự phòng; TSH: Tân Sơn Hòa; TB: Tân Bình)
Bảng 2.3. Kết quả quan trắc hàm lượng Toluene và Xylene năm 2010
Bình Chánh DOSTE Hồng Bàng Thống Nhất TT SKLDMT TTYTDF TSH TB QCCP Toluene TB 98,19 86,27 102,61 85,36 133,54 110,95 46,85 101,05 500 g/m3 max 155,1 159 177,9 157,3 243,8 207,1 94,2 239,5 min 62,2 56 58,1 32,9 97,2 54,2 25,7 41,4 Xylene TB 61,25 74,69 78,03 58,03 131,12 97,01 19,78 25,77 1000 g/m3 max 106,4 134,2 131 96,2 231,3 162,9 46,3 83,5 min 28,2 47,3 42,7 3,5 95,4 42,6 1,1 2,2
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp.HCM, 2010
Nồng độ Benzene quan trắc năm 2010 dao động từ 1,9 – 66,4 µg/m3, 71% giá trị không đạt QCVN (QCVN 06/2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh - Benzene trung bình giờ: 22µg/m3).
Trong 08 trạm quan trắc, trạm TTSKLĐMT có nồng độ Benzene cao nhất, dao động trong khoảng 35 – 66,4 µg/m3 và 100% giá trị quan trắc không đạt TCCP. Điều này có thể giải thích một phần nguyên nhân do trạm TTSKLĐMT tọa lạc trên
trục đường Điện Biên Phủ, là trục đường có mật độ xe lưu thông rất cao, xung quanh đường bị che chắn bởi nhiều nhà cao tầng.
Hình 2.7. Nồng độ Benzene trung bình năm 2009 – 2010
So với năm 2009, nồng độ Benzene năm 2010 hầu hết đều giảm từ 1,08 – 1,33 lần trên cả 08 trạm quan trắc. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 ug/m3 BC DOSTE HB TN TTSKLDMT TTYTDF TSH TB Trạm Nồng độ Toluen trung bình năm 2010 và năm 2009
Năm 2009 Năm 2010
`
Hình 2.8. Nồng độ Toluene trung bình năm 2009 – 2010
0 10 20 30 40 50 60 70 ug/m3 BC DOST E HB T N T T SKLDMT T T YT DF T SH T B Trạm
Nồng độ Benzen trung bình năm 2010 và năm 2009
0 20 40 60 80 100 120 140 ug/m3 BC DOST E HB T N T T SKLDMT T T YT DF T SH T B Trạm Nồng độ Xylen trung bình năm 2010 và năm 2009
Năm 2009 Năm 2010
Hình 2.9. Nồng độ Xylene trung bình năm 2009 – 2010
Năm 2010, nồng độ Toluene dao động trong khoảng: 25,7 – 243,8 µg/m3 và Nồng độ Xylene quan trắc năm 2010 dao động từ 1,1 – 231,3 µg/m3. 100% giá trị quan trắc đạt TCVN. Nồng độ Toluene và Xylene tại trạm TTSKLDMT luôn ở mức cao nhất so với 07 trạm còn lại, đứng thứ hai là trạm Tân Bình với khoảng dao động: 41,4 – 239,5 µg/m3. (QCVN 06/2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh - Toluene trung bình giờ: 500µg/m3). So với năm 2009, nồng độ Toluene trung bình năm 2010 đều giảm từ 1,07 – 1,27 lần trên cả 08 trạm quan trắc.
Trong 08 trạm quan trắc, trạm TTSKLĐMT luôn là điểm nóng của ô nhiễm Benzene, Toluene và Xylene. Nồng độ trung bình năm 2010 của chỉ tiêu Benzene luôn vượt giới hạn qui chuẩn cho phép; hai chỉ tiêu Toluene và Xylene tại TTSKLĐMT mặc dù vẫn nằm dưới giới hạn qui chuẩn cho phép tuy giá trị quan trắc luôn cao hơn so với 07 trạm còn lại ít nhất 1,16 lần.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN CHẤT Ô NHIỄM CHÍNH DO GIAO THÔNG TẠI CÁC CỬA NGÕ KHU VỰC TPHCM VÀ
DỰ BÁO NỒNG ĐỘ ĐẾN NĂM 2020
Ô nhiễm không khí do giao thông diễn ra nhiều ở các cửa ngõ ra vào Tp.HCM, đây cũng là vị trí đặt các trạm quan trắc chất lượng không khí. Trong phần này, nghiên cứu sẽ tập trung vào vấn đề phân tích diễn biến các chất ô nhiễm chính tại các cửa ngõ ra vào Thành phố.
3.1 QUY LUẬT DIỄN BIẾN 3.1.1 Cacbon monoxit (CO) 3.1.1 Cacbon monoxit (CO)
Diễn biến nồng độ CO ở các vị trí quan trắc được phân tích từ các số liệu quan trắc chất lượng KKBTĐ cho giai đoạn quan trắc 2005 – 2011 và được biểu diễn tại biểu đồ hình 3.1 (diễn biến theo năm) và hình 3.2 (diễn biến theo các tháng trong năm)
Diễn biến nồng độ CO qua các năm
6 8 10 12 14 16 18 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm mg/m 3
Hàng Xanh ĐTH - ĐBP Phú Lâm Ngã tư AS Ngã sáu GV NVL - HTP
(a) Hàng Xanh
(b) Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ
(c) Phú Lâm
(d) Gò Vấp
(e) An Sương
(f) Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát
Hình 3.2. Diễn biến nồng độ CO theo tháng tại các trạm quan trắc KKBTĐ
Nồng độ CO tại các vị trí quan trắc trong giai đoạn 2005 – 2011 có diễn biến khá phức tạp, tăng giảm thất thường. Tuy nhiên, đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT: 30 mg/m3).
Nồng độ CO biến động lên xuống không ổn định qua các năm có thể do một vài nguyên nhân như động cơ các phương tiện tham gia giao thông cũ kĩ lạc hậu dẫn đến nguồn nguyên liệu không được đốt cháy hoàn toàn, bên cạnh đó cũng có thể do sự bất ổn của chất lượng xăng dầu trên thị trường.
Ngã sáu Gò Vấp và ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ là các trạm có tỉ lệ số liệu quan trắc cao nhất, lên đến 16,72mg/m3 tại trạm Gò Vấp và 16,22 mg/m3 tại trạm Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ. Nguyên nhân có thể giải thích do mật độ xe tải lưu thông quá cao, chất lượng đường xá, các công trình rào chắn và nạn kẹt xe liên tục tại các khu vực này.
3.1.2 Độ ồn
o Quy luật diễn biến độ ồn min
Diễn biến mức ồn min qua các năm
70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm dB
Hàng xanh ĐTH-ĐBP Phú Lâm Gò Vấp An Sương HTP-NVL
(a) Hàng Xanh (b) Đinh Tiên Hoàng – điện Biên Phủ
(c) Phú Lâm (d) Gò Vấp
(e) An Sương (f) Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát