Trong quá trình tạo sản phẩm (Hình 3.11), em nhận thấy: Từ 200 g vảy cá có thể tạo ra 16,24 g gelatin.
Vậy hiệu suất thu hồi gelatin tính theo khối lượng vảy cá ban đầu là: Hiệu suất thu hồi (%) = 16, 24 100 8,12
200 × = %
Hiệu suất thu hồi gelatin từ vảy cá bằng phương pháp enzyme của các loại vảy cá khác nhau được thể hiện trong bảng 3.15 [19].
Hình 3.11 – Gelatin thành phẩm
Bảng 3.15 – Hiệu suất thu hồi gelatin của một số loại vảy cá
Enzyme Cá chép Cá mè Cá diếc
Protosubtilin G 3x 10,23 12,97 8,95
Protease 10,04 14,08 9,76
Từ kết quả trên và bảng 3.15, em có nhận xét sau:
Hiệu suất thu hồi gelatin từ vảy cá đổng quéo thấp hơn so với các loại các khác vì: - Môi trường tiến hành thực nghiệm chưa đảm bảo tốt.
SVTH: Hà Thị Thanh Tịnh – Lớp: 09H2A
Đề tài: Nghiên cứu quy trình thu nhận gelatin từ vảy cá đổng quéo (Branchiostegus japonicus) bằng phương pháp axit
- Đặc tính của mỗi loại vảy cá khác nhau nên khả năng thu hồi khác nhau. - Chưa khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi gelatin nên chưa chọn được điều kiện tối ưu đem lại hiệu suất thu hồi cao nhất.
3.11. Tính kinh tế của sản phẩm nghiên cứu
Từ 1 kg vảy cá thu nhận được 81,2 g gelatin.
Suy ra: 1 kg gelatin được thu nhận từ 12,315 kg vảy cá.
Chi phí để thu nhận 1 kg gelatin thành phẩm được thể hiện ở bảng 3.16. Bảng 3.16 - Chi phí để thu nhận 1 kg gelatin thành phẩm
Nguyên liệu Lượng sử dụng Đơn giá, đồng Thành tiền, đồng
Vảy cá 12,315 kg 1.000/ kg 12.315 NaCl 2,463 kg 3.500/kg 86.20.5 Axit axetic đậm đặc 2463 ml 17.000/l 41.871 Tổng 62.806,5 Từ bảng 3.16, em nhận thấy: 1 kg gelatin giá 62.806,5 đồng.
Tính với các chi phí khác như tiền điện, nước thì 1 kg gelatin giá 150.000 đồng.
Giá bán gelatin trên thị trường là 300.000 đồng/kg. Nếu sản phẩm này được tung ra thị trường nếu tính cả chi phí nhân công, chi phí marketing v.v. thì có triển vọng vẫn còn có lợi nhuận. Sản phẩm có cơ sở sản xuất đại trà và tung ra trên thị trường.